CacDuAnTOC-REV-22-8-2015 Flipbook PDF

CacDuAnTOC-REV-22-8-2015
Author:  h

12 downloads 131 Views 4MB Size

Recommend Stories


Porque. PDF Created with deskpdf PDF Writer - Trial ::
Porque tu hogar empieza desde adentro. www.avilainteriores.com PDF Created with deskPDF PDF Writer - Trial :: http://www.docudesk.com Avila Interi

EMPRESAS HEADHUNTERS CHILE PDF
Get Instant Access to eBook Empresas Headhunters Chile PDF at Our Huge Library EMPRESAS HEADHUNTERS CHILE PDF ==> Download: EMPRESAS HEADHUNTERS CHIL

Story Transcript

BIÊN MỤC CHỦ ĐỀ TĂNG CƯỜNG VỚI CÁC DỰ ÁN TOC (TABLE OF CONTENTS)

G.S. Lâm Vĩnh-Thế, MLS Librarian Emeritus University of Saskatchewan, Canada LEAF-VN Project Director Thuyết trình tại Thư Viện Khoa Học Tổng Hợp TPHCM Ngày 4-11-2015

1

Tìm Tài Liệu Theo Chủ Đề • Tìm tài liệu theo chủ đề là lối tìm tài liệu thông dụng nhất. • Các cuộc nghiên cứu về việc sử dụng OPAC cho thấy phương thức tìm tài liệu theo chủ đề chiếm hơn phân nửa (52%) số lần tra cứu mục lục của người sử dụng thư viện. • (Nguồn: Xem Matthews, J.R. trong Thư Tịch Tài Liệu Tham Khảo) 2

Hạn Chế của Việc Tìm Tài Liệu Theo Chủ Đề • Kết quả của việc tìm tài liệu theo chủ đề có những giới hạn do các công tác sau đây của các Thư viện / Trung tâm Thông tin: – Công tác Phân loại – Công tác Biên mục Chủ đề

3

Hạn Chế của Công Tác Phân Loại – Thư viện chỉ dùng 1 Số Phân Loại duy nhứt cho mỗi tài liệu – Số Phân Loại chỉ dùng để sắp xếp tài liệu trên kệ – Phần lớn Người sử dụng thư viện không hiểu ý nghĩa của Số Phân Loại

4

Hạn Chế của Công Tác Biên Mục Chủ Đề • Hạn chế do Hệ Thống TĐCĐ (thí dụ LCSH): – Bản chất: Có Kiểm soát (Controlled), Tiền Kết Hợp (Pre-coordinate) và Liệt kê (Enumerative) – Cấu trúc (Structure) và ngữ pháp (Syntax) rất phức tạp

• Hạn chế do Chính sách Biên mục của Thư viện: – Trung bình chỉ có 2 TĐCĐ cho mỗi tài liệu (Nguồn: xem Byrne và Micco trong Thư Tịch Tài Liệu Tham Khảo) 5

Các Loại Tài Liệu Có Tính Cách Tổng Hợp • Các hạn chế của Công tác Biên Mục Chủ Đề càng rõ nét hơn đối với tài liệu có tính cách tổng hợp (Composite works) như: – Các tài liệu gồm nhiều bài viết của nhiều tác giả do một soạn giả (chủ biên) chịu trách nhiệm chung – Các sổ tay, cẩm nang (Handbooks, Manuals) – Các kỉ yếu của các Hội nghị (Conference proceedings)

6

Minh Họa Hạn Chế của Biên Mục Chủ Đề đối với Tài Liệu Tổng Hợp (1)

7

Minh Họa Hạn Chế của Biên Mục Chủ Đề đối với Tài Liệu Tổng Hợp (2) • Mục Lục của Sổ Tay (Màn hình 1):

8

Minh Họa Hạn Chế của Biên Mục Chủ Đề đối với Tài Liệu Tổng Hợp (3) • Mục Lục của Sổ Tay (Màn hình 2):

9

Minh Họa Hạn Chế của Biên Mục Chủ Đề đối với Tài Liệu Tổng Hợp (4) • Mục Lục của Sổ Tay (Màn hình 3):

10

Minh Họa Hạn Chế của Biên Mục Chủ Đề đối với Tài Liệu Tổng Hợp (5) • Mục Lục của Sổ Tay cho thấy Sổ Tay gồm tất cả 10 Chương • Mỗi Chương gồm từ 3 tới 8 bài viết của nhiều tác giả khác nhau • Chủ đề của các Chương gồm đủ các đề tài về ngành thông tin thư viện như: Thông tin - Tri thức, Liên thông thư viện, Hiệp hội thư viện, Vai trò của thư viện đại học, Đào tạo ngành thông tin thư viện, Hệ thống phân loại thập phân Dewey, Tiêu đề đề mục, Tư động hóa thư viện, Thư viện điện tử, Công tác phục vụ bạn đọc. 11

Minh Họa Hạn Chế của Biên Mục Chủ Đề đối với Tài Liệu Tổng Hợp (6) • Biểu ghi của Thư Viện Khoa Học Tổng Hợp Tp Hồ Chí Minh cho cuốn Sổ tay: •

Ldr 001 041 084 245 260 300 650 650 650 650 700 852 852 900 911 925 926 927

__ __ 00 __ __ __ __ __ __ 1_

007380000000002410004500 GSL000082312 $avie $aU734(2) $aSổ tay quản lý thông tin - thư viện $aT.P. Hồ Chí Minh :$bĐại học Quốc gia T.P. Hồ Chí Minh ,$c2002 $avii,298,xivtr. : tranh ảnh, biểu đồ ;$c24 cm $aKhoa học thông tin--Việt Nam. $aKhoa học thư viện--Việt Nam. $aQuản lý nguồn thông tin--Việt Nam $aThư viện--Việt Nam. $aNguyễn Minh Hiệp $u[ Chủ biên ] $aGSL$bKho 8$jVV 5589/A $aGSL$bKho 8$jVV 5590/A 1 Administrator G 0 SH

12

Minh Họa Hạn Chế của Biên Mục Chủ Đề đối với Tài Liệu Tổng Hợp (7) • Qua biểu ghi vừa trình bày bên trên, rõ ràng, nếu người sử dụng thư viện tìm tài liệu theo các chủ đề như: – Liên thông thư viện, Hiệp hội thư viện – Hệ thống phân loại thập phân Dewey – Tiêu đề đề mục – Tự động hóa thư viện, Thư viện điện tử – Công tác phục vụ bạn đọc Sẽ KHÔNG tìm được tài liệu Sổ Tay này. Tài liệu của Matthews, đã ghi bên trên, cũng xác định là tỉ lệ thất bại của lối tìm tài liệu theo chủ đề là 50%. 13

Các Dự Án TOC Nhằm Cải Thiện Hạn Chế của Biên Mục Chủ Đề (1) • Dự Án Nghiên Cứu Subject Access Project (SAP) * Thực hiện năm 1978 tại Đại Học Toronto, Canada * Người thực hiện: Giáo sư Pauline A. Cochrane thuộc Đại Học Syracuse, N.Y., Hoa Kỳ * Đưa các từ trích ra từ Mục Lục (Table of Contents = TOC) và Bảng Dẫn (Index) của tài liệu vào trong các biểu ghi trong một Cơ sở Dữ liệu gọi là BOOKS để giúp tăng cường khả năng truy tìm tài liệu theo chủ đề * So sánh kết quả truy tìm tài liệu giữa 1 OPAC bình thường gọi là MARC và BOOKS 14

Các Dự Án TOC Nhằm Cải Thiện Hạn Chế của Biên Mục Chủ Đề (2) Kết quả của SAP: Số lần tìm tin Số tài liệu Có Liên Quan tìm được Bộ môn Khoa học Xã hội Bộ môn Nhân văn Số tài liệu Được biết Có Liên Quan nhưng KHÔNG tìm được Độ Chính Xác (Precision) trung bình Thời gian tìm tin Bộ môn Khoa học Xã hội Bộ môn Nhân văn

MARC

BOOKS

90 56 31 25

90 131 61 70

117 35% 0,27 giờ 0,15 giờ 0,12 giờ

42 46% 0,14 giờ 0,08 giờ 0,06 giờ

15

Các Dự Án TOC Nhằm Cải Thiện Hạn Chế của Biên Mục Chủ Đề (3) • Các nghiên cứu tương tự trong thập niên 1980: • • • •

1983: của Karen Markey 1985: của Carol Mandel 1987: của Karen Markey và Karen Calhoun 1989: của Florence DeHart và Karen Matthews

• Kết quả: TẤT CẢ ĐỀU CHO THẤY VIÊC TĂNG CƯỜNG BIỂU GHI BẰNG CÁC TỪ LẤY RA TỪ MỤC LỤC LÀ TỐT NHẤT 16

Thực Trạng Công Tác Biên Mục Tại Bắc Mỹ (1) • Vào đầu thập niên 1990: – Biên mục mô phỏng (Copy Cataloging) chiếm 9095% – Biên mục nguyên thủy (Original Cataloging ) chỉ chiếm 5-10% – Khoảng 90% Biên mục mô phỏng là dựa vào biểu ghi của Thư Viện Quốc Hội Hoa Kỳ (LC = Library of Congress)

17

Thực Trạng Công Tác Biên Mục tại Bắc Mỹ (2) • Nghiên cứu của Winkle vào năm 1998 cho thấy: - 93% các sách tiếng Anh có Mục Lục với độ dài trung bình là 67.75 từ có thể đưa vào biểu ghi - trong khi đó chỉ có 1.12% các biểu ghi của LC có ghi chú về Mục Lục (Nguồn: Xem Winkle, R. Conrad trong Thư Tịch Tài Liệu Tham Khảo)

18

Đóng Góp của Thư Viện Quốc Hội Hoa Kỳ (LC = Library of Congress) (1) • Năm 1991, LC cho phổ biến để thảo luận Tài liệu MARBI Discussion Paper no. 42 (MARBI = MAchine-Readable Bibliographic Information) đề nghị dùng Trường 505 của MARC để đưa các thông tin lấy từ Mục Lục (TOC), hoặc Bảng Dẫn (Index), hoặc Toát Yếu (Abstract), hoặc Bài Điểm Sách (Book Review) vào biểu ghi của tài liệu; đa số thư viện chọn Mục Lục. 19

Đóng Góp của Thư Viện Quốc Hội Hoa Kỳ (LC = Library of Congress) (2) • Kế tiếp, LC cho phổ biến MARBI Discussion Paper no. 46, với các đề nghị cụ thể như sau: – Dùng Trường 505 để thêm vào biểu ghi những thông tin lấy ra từ Mục Lục – Biến Trường 505 thành loại Trường có thể lập lại (Repeatable Field) – Tạo ra 2 Trường con (Subfield) cho Trường 505: • Trường con $a cho Tên tác giả • Trường con $t cho Nhan đề của các Chương sách 20

Đóng Góp của Thư Viện Quốc Hội Hoa Kỳ (LC = Library of Congress) (3) • Năm 1992, LC thành lập 1 Nhóm Tư Vấn lấy tên là Bibliographic Enrichment Advisory Team (BEAT) với nhiệm vụ nghiên cứu và thực hiện các sáng kiến nhằm tăng cường lợi ích của biểu ghi thư mục. • Một trong những công tác đầu tiên của BEAT là thử nghiệm đề nghị trong MARBI Discussion Paper no. 46, và đi đến kết luận là chi phí cho việc đưa một TOC vào biểu ghi theo lối truyền thống (tức là đánh máy các từ vào biểu ghi) là 40 đô la 21

Đóng Góp của Thư Viện Quốc Hội Hoa Kỳ (LC = Library of Congress) (4) • Với chi phí quá cao như thế, ngay cả các Thư viện Đại học, với ngân sách to lớn, cũng khó có thể chấp nhận việc đưa TOC vào biểu ghi • BEAT đã nghiên cứu và thực hiện 2 dự án nhằm thực hiện việc tự động hóa tiến trình đưa TOC vào biểu ghi: – 1993-1994: BEAT thực hiện phần mềm TCEC (Text Capture and Electronic Conversion) để đưa TOC vào các biểu ghi của Chương trình E-CIP (Electronic Cataloging-In-Publication) 22

Đóng Góp của Thư Viện Quốc Hội Hoa Kỳ (LC = Library of Congress) (5) – Cuối thập niên 1990, BEAT thực hiện Dự Án DTOCs (Digital Tables of Contents), sử dụng các phần mềm về scan và OCR (Optical Character Recognition) để số hóa các TOC trong các tài liệu in ấn. Các D-TOCs sau đó sẽ được mã hóa bằng HTML và đưa vào một trong các máy chủ (servers) của LC. Người tìm tin sẽ có thể truy cập các DTOCs nầy qua OPAC của LC. Vào cuối năm 2005, hơn 35.000 nhan đề đã có D-TOCs, và con số này tăng lên thêm 250-350 mỗi tuần. 23

Đóng Góp của Thư Viện Quốc Hội Hoa Kỳ (LC = Library of Congress) (6) • Vào năm 2000, BEAT thực hiện thêm Dự án ONIX-TOC (Online Information eXchange-TOC), nhắm vào việc trích ra phần TOC từ các file điện tử do nhà xuất bản cung cấp để thực hiện các D-TOCs. • Chi phí: – TOC trong E-CIP: khoảng 3 đô la cho 1 biểu ghi – D-TOCs: lúc đầu là 10 đô la, sau giảm còn 2 đô la. – ONIX-TOC: tùy theo độ lớn của file: • 10 TOC: 80 xu 1 TOC • 100 TOC: 8 xu 1 TOC • 1000 TOC: dưới 1 xu 1 TOC

• (Nguồn : Xem Byrum, John D. trong Thư Tịch Tài Liệu Tham Khảo) 24

Kinh Nghiệm TOC của một số Thư Viện tại Hoa Kỳ (1) • Tháng 10-1989, Đại Học Carnegie Mellon thực hiện một dự án nhằm tăng cường biểu ghi thư mục cho các sách mới với thông tin trích ra từ TOC: – Chỉ thực hiện việc tăng cường biểu ghi cho một số ít tài liệu được lựa chọn rất kỹ – Sử dụng Trường 505 trong việc này – Chỉ có 851 biểu ghi (trong tổng số biểu ghi là 10.835 thực hiện trong thời gian của dự án, tức là 7,85%) được tăng cường 25

Kinh Nghiệm TOC của một số Thư Viện tại Hoa Kỳ (2) – Tuy vậy, việc tìm tài liệu, thực hiện sau khi dự án kết thúc, cho thấy số tài liệu tìm được đã tăng lên được từ 20% tới 30% – (Nguồn: Xem Michalak trong Thư Tịch Tài Liệu Tham Khảo)

26

Kinh Nghiệm TOC của một số Thư Viện tại Hoa Kỳ (3) • Năm 1997, Thư Viện của Viện Bảo Tàng Lịch Sử Thiên Nhiên của Hoa Kỳ (American Museum of Natural History Library) thực hiện một dự án sử dụng kỹ thuật OCR để số-hóa và đưa TOC vào biểu ghi – Chủ yếu tập trung vào các kỉ yếu hội nghị (conference proceedings) – Sử dụng phần mềm OCR mang tên OmniPage Professional 8.0 27

Kinh Nghiệm TOC của một số Thư Viện tại Hoa Kỳ (4) – Gặp nhiều khó khăn trong việc truy tìm các TOC trên INTERNET – Việc sử dụng kỹ thuật scanning và OCR cũng gặp một số khó khăn: bản photocopy không đủ đậm để scan, máy nhiều khi không nhận ra được các chữ in nghiêng (italics) và OPAC không hiển thị được các đấu (diacritics) – Thời gian của dự án tương đối ngắn – Không thấy cung cấp số lượng – (Nguồn : Xem Pappas và Herendeen trong Thư Tịch Tài Liệu Tham Khảo) 28

Kinh Nghiệm TOC của một số Thư Viện Hoa Kỳ (5) • Các dự án thử nghiệm TOC vừa kể cho thấy việc các Thư viện tự làm TOC là không thực tế vì một số lý do: – Không đủ tài nguyên (tài chánh, nhân sự) để làm; kết quả: số TOC làm được quá nhỏ, không đáng kể – Gặp nhiều khó khăn về kỹ thuật

29

Tác Động của TOC đối với việc Sử Dụng Tài Liệu của Thư Viện (1) • Các nghiên cứu về TOC trong quá khứ đã cho thấy rõ TOC giúp việc tìm tài liệu có kết quả tăng lên thấy rõ • Nghiên cứu sau đây xác nhận TOC giúp cho Việc Sử Dụng Tài Liệu Cũng Tăng Lên Nhiều. • Tháng 4-1997, Thư Viện của Trung Tâm Khoa Học Sức Khỏe của trường Đại Học New Mexico (Health Sciences Center Library, University of New Mexico) thực hiện một dự án nghiên cứu để tìm hiểu xem Sách có TOC có được sử dụng nhiều hơn sách không có TOC hay không. – Dự án kéo dài trong 14 tháng 30

Tác Động của TOC đối với Việc Sử Dụng Tài Liệu của Thư Viện (2) – 4.010 biểu ghi của 3.957 nhan đề sách được chia thành 2 nhóm: 1 nhóm có TOC và 1 nhóm không có TOC – Kết quả : Các sách có TOC được sử dụng 45% nhiều hơn là các sách không có TOC.

• (Nguồn : Xem Morris, Ruth C. trong Thư Tịch Tài Liệu Tham Khảo)

31

Quyết Định của các Thư Viện Bắc Mỹ về Việc Tăng Cường Biểu Ghi với TOC • Các dự án nghiên cứu vừa kể giúp các Thư Viện tại Bắc Mỹ, đặc biệt là các Thư Viện Đại Học, đi đến quyết định như sau: – Việc tăng cường Biểu ghi với TOC là NÊN và CẦN thực hiện nhưng các thư viện KHÔNG NÊN TỰ LÀM – Nên thực hiện việc này với sự trợ giúp của một công ty dịch vụ bên ngoài thư viện

32

Dịch Vụ TOC của BNA (Blackwell North America) (1) • Tháng 3 năm 1998, Công ty BNA (Blackwell North America) công bố việc cung cấp Dịch vụ TOC cho các thư viện tại Bắc Mỹ với các chi tiết như sau: – Cơ sở dữ liệu TOC của BNA gồm 185.000 biểu ghi với khoảng 800 biểu ghi thêm vào mỗi tuần, bao gồm các nhan đề sách tiếng Anh xuất bản tại Hoa Kỳ và Canada từ Mùa Xuân 1992, và từ Anh quốc / Âu Châu từ mùa Thu 1995. 33

Dịch Vụ TOC của BNA (Blackwell North America) (2) – Các Thư viện có thể nhận TOC dưới 3 dạng: • Trường 505 cơ bản với Trường con $a • Trường 505 tăng cường với các Trường con $g, $r và $t • Trường 9XX với TOC trình bày giống như trang Mục Lục trong sách

– Chi phí: • Chỉ có 76 xu cho mỗi TOC

– (Nguồn : Xem Dorman, David và WLN announces trong Thư Tịch Tài Liệu Tham Khảo) 34

Quyết Định Sử Dụng Dịch Vụ TOC của BNA tại TV ĐH Saskatchewan (1) • Tháng 8-1998, Trưởng Ban Biên Mục của Đại Học Saskatchewan thực hiện một cuộc điều tra nhỏ về lợi ích của việc biên mục tăng cường với TOC bằng cách so sánh kết quả việc tìm tài liệu trong OPAC của 2 Thư viện có sưu tập tương đương nhau là Thư Viện của Đại Học Saskatchewan (viết tắt UofS; không có TOC) và Thư Viện của Đại Học Western Ontario (viết tắt UWO; có TOC) với các bước như sau: 35

Quyết Định Sử Dụng Dịch Vụ TOC của BNA tại TV ĐH Saskatchewan (2) – Tìm tài liệu theo Từ khóa (keyword) ”prostate cancer” (ung thư tuyến tiền liệt) – Kết quả tìm được 16 tài liệu trong OPAC của UofS và 101 tài liệu trong OPAC của UWO; trong số này chỉ có 2 tài liệu có chung trong cả 2 OPAC – Trong số 99 (101-2 = 99) tài liệu tìm được trong OPAC của UWO (mà không tìm được trong OPAC của UofS) thì có đến 74 tài liệu KHÔNG có cụm từ ”prostate cancer” trong nhan đề. 36

Quyết Định Sử Dụng Dịch Vụ TOC của BNA tại TVĐH Saskatchewan (3) • Một cuộc tìm tin thứ nhì được thực hiện trong OPAC của UofS bằng Nhan đề cho thấy THẬT RA UofS có đến 26 trong số 74 tài liệu vừa kể • 26 tài liệu này đã được tìm ra ngay trong OPAC của UWO trong lần tìm tin thứ nhứt vì OPAC của UWO đã có TOC, và ngược lại, không tìm thấy trong OPAC của UofS trong lần tìm tin lần đầu vì OPAC của UofS không có TOC 37

Quyết định Sử Dụng Dịch Vụ TOC của BNA tại TVĐH Saskatchewan (4) • Kết luận: Nếu UofS cũng đã có biên mục tăng cường bằng TOC thì việc tìm tài liệu lần đầu trong OPAC đã tìm được 42 tài liệu (16 + 26 = 42) về chủ đề này, nghĩa là kết quả tìm tin đã cao hơn đến 163% • Trên cơ sở của cuộc điều tra này, Trưởng Ban Biên Mục đã khuyến cáo Ban Điều Hành Thư Viện ĐH Saskatchewan nên sử dụng Dịch Vụ TOC của BNA. • (Nguồn: Lâm Vĩnh Thế, “Enhancing…” trong Thư Tịch Tài Liệu Tham Khảo) 38

Biểu Ghi có TOC của BNA trong OPAC của TVĐH Saskatchewan (2) • Biểu ghi cho cuốn cẩm nang Handbook of bioseparations khá dài, chiếm đến 3 màn hình như sau: • Màn hình 1 :

39

Biểu Ghi có TOC của BNA trong OPAC của TVĐH Saskatchewan (3) • Màn hình 2 :

40

Biểu Ghi có TOC của BNA trong OPAC của TVĐH Saskatchewan (4) • Màn hình 3 :

41

Phân Tích Trường 970 trong Biểu Ghi có TOC của BNA (1) • Lấy 1 Trường 970 để minh họa: • 970 1 1 |l9|tBioseparations of Displacement Chromatography|cAbhinav A. Shukla|fShukla, Abhinav A.|cSteven M. Cramer|fCramer, Steven M. • (Lưu ý: BNA sử dụng dấu | thay cho dấu $) • Chỉ thị 1 : 1 nhan đề riêng biệt (distinctive title) của Chương sách • Chỉ thị 2 : 1 , luôn luôn là 1 • Trường con |l : số của Chương sách • Trường con |t : nhan đề của Chương sách 42

Phân Tích Trường 970 trong Biểu Ghi có TOC của BNA (2) • Trường con |c : tên tác giả của Chương sách, viết theo lối bình thường, có thể tìm trong OPAC theo Từ Khóa (Word Search) • Trường con |f : tên tác giả của Chương sách, viết theo lối đảo ngược, tức là được làm index để có thể tìm trong OPAC theo Tên Tác Giả (Author Search)

43

Tác Động của TOC trong OPAC của TVĐH Saskatchewan (1) • Tìm tài liệu này trong OPAC theo Từ Khóa “displacement chromatography”:

44

Tác Động của TOC trong OPAC của TVĐH Saskatchewan (2) • Tìm ra ngay tài liệu này (số 3 trong màn hình):

45

Tác Động của TOC trong OPAC của TVĐH Saskatchewan (3) • Tìm tài liệu này theo tên 1 tác giả của Chương 9 là Abhinav A. Shukla :

46

Tác Động của TOC trong OPAC của TVĐH Saskatchewan (4) • Cũng tìm thấy ngay tài liệu này:

47

Tác Động của TOC trong OPAC của TVĐH Saskatchewan (5) • Tìm tài liệu này theo lối Từ Khóa với tên tác giả Abnihav A. Shukla viết theo lối thông thường:

48

Tác Động của TOC trong OPAC của TVĐH Saskatchewan (6) • Cũng tìm thấy ngay tài liệu này (số 3 trên màn hình):

49

Tác Động của TOC trong OPAC của TVĐH Saskatchewan (7) • Khả năng tìm tài liệu như vừa thấy KHÔNG thể có được trong OPAC của các Thư viện khác không có biểu ghi được tăng cường với TOC mặc dù các Thư viện đó có thể có tài liệu này trong sưu tập. • Minh họa: Thư viện của Đại Học McMaster (thành phố Hamilton, tỉnh bang Ontario, Canada) có tài liệu này như ta có thể xác nhận trong màn hình sau đây: 50

Tác Động của TOC trong OPAC của TVĐH Saskatchewan (8)

51

Tác Động của TOC trong OPAC của TVĐH Saskatchewan (9) • Nhưng khi tìm bằng cụm từ “displacement chromatography” ta không tìm được tài liệu này:

52

Tác Động của TOC trong OPAC của TVĐH Saskatchewan (10) • Tìm theo tên tác giả Shukla, Abhinav A. ta cũng không tìm được tài liệu này (tài liệu tìm được trên màn hình là một tài liệu khác của cùng một tác giả):

(Nguồn : Xem Lâm, Vĩnh Thế, “Biên mục…” trong Thư Tịch Tài Liệu Tham Khảo) 53

Tác Động của Dịch Vụ TOC của BNA Trong Một Tổ Hợp TV Đại Học (1) • Tổ hợp CLIC (Cooperating Libraries in Consortium) gồm 8 Thư viện Đại Học Tư tại Thành phố St. Paul, tiểu bang Minnesota, Hoa Kỳ • 2003, CLIC quyết định sử dụng dịch vụ TOC của BNA, tăng cường biểu ghi với TOC đưa vào Trường 505 và Toát yếu vào Trường 520, với giá $2,10 cho mỗi biểu ghi (đây là giá cho tổ hợp; nếu chỉ là 1 Thư viện thì giá là $1,05) 54

Tác Động của Dịch Vụ TOC của BNA Trong Một Tổ Hợp TV Đại Học (2) • Sau khi việc tăng cường biểu ghi hoàn tất, CLIC theo dõi việc sử dụng các tài liệu mà biểu ghi đã được tăng cường trong suốt niên học 2004-2005. • Kết quả cho thấy việc lưu hành (circulation) của các tài liệu này đã tăng lên đến 20.4% • (Nguồn : Faiks, Angi trong Thư Tịch Tài Liệu Tham Khảo). 55

Phát Triển Mới về TOC tại Thư Viện Đại Học Saskatchewan (1) • Sau khi bắt đầu áp dụng Tiêu Chuẩn Biên Mục Mới RDA (Resource Description and Access), Thư Viện Đại Học Saskatchewan chuyển sang sử dụng dịch vụ TOC của YBP (Yankee Book Peddler), và dùng Trường 505 thay cho Trường 970 để chứa dữ kiện về TOC.

56

Phát Triển Mới về TOC tại Thư Viện Đại Học Saskatchewan (2) • Minh Họa 1: Handbook of Assessing Variants and Complications in Anxiety Disorders • Màn hình 1 của Biểu ghi:

57

Phát Triển Mới về TOC tại Thư Viện Đại Học Saskatchewan (3) • Màn hình 2 của Biểu ghi:

58

Phát Triển Mới về TOC tại Thư Viện Đại Học Saskatchewan (4) • Màn hình 3 của Biểu ghi:

59

Phát Triển Mới về TOC tại Thư Viện Đại Học Saskatchewan (5) • Màn hình 4 của Biểu ghi:

60

Phát Triển Mới về TOC tại Thư Viện Đại Học Saskatchewan (6) • Tìm tài liệu này bằng Từ Khóa “assessment of comorbid” trong Nhan đề của Chương 8:

61

Phát Triển Mới về TOC tại Thư Viện Đại Học Saskatchewan (7) • Tìm thấy ngay tài liệu này:

62

Phát Triển Mới về TOC tại Thư Viện Đại Học Saskatchewan (8) • Minh họa 2: Handbook of Autism and Anxiety • Màn hình 1 của Biểu ghi:

63

Phát Triển Mới về TOC tại Thư Viện Đại Học Saskatchewan (9) • Màn hình 2 của Biểu ghi:

64

Phát Triển Mới về TOC tại Thư Viện Đại Học Saskatchewan (10) • Màn hình 3 của Biểu ghi:

65

Phát Triển Mới về TOC tại Thư Viện Đại Học Saskatchewan (11) • Màn hình 4 của Biểu ghi:

66

Phát Triển Mới về TOC tại Thư Viện Đại Học Saskatchewan (12) • Tìm tài liệu này bằng Từ Khóa “tên tác giả Luc Lecavalier” của Chương 2:

67

Phát Triển Mới về TOC tại Thư Viện Đại Học Saskatchewan (13) • Tìm thấy ngay tài liệu này:

68

Thay Lời Kết • Biên mục Chủ đề có một số hạn chế, đặc biệt là đối với các tài liệu thuộc loại tổng hợp. • Nếu tăng cường Biên mục Chủ đề bằng cách đưa thêm thông tin từ các bảng Mục Lục trong các tài liệu thuộc loại tổng hợp vào biểu ghi của các tài liệu đó thì sẽ giúp cho việc tìm tài liệu và sử dụng tài liệu tăng lên rất nhiều. • Các thư viện nên cân nhắc cẩn thận về tài nguyên (tài chánh và nhân sự) khi quyết định thực hiện việc tăng cường Biên mục Chủ đề bằng TOC này. • Cách tốt nhứt là sử dụng dịch vụ TOC do 1 công ty bên ngoài cung cấp. 69

Thư Tịch Tài Liệu Tham Khảo (1) • Byrne, A. và M. Micco. “Improving OPAC subject access : the AFDA experiment,” College & research libraries, v. 49, no. 5 (1988), tr. 440. • Byrum, John D. và David W. Williamson. “Enriching traditional cataloging for improved access to information: Library of Congress Tables of Contents projects,” Information technology and libraries, Mar. 2006, tr. 4-11. • Dorman, David. “TOC about enhancements,” American libraries, v. 27 (Sept. 1996), tr. 82. 70

Thư Tịch Tài Liệu Tham Khảo (2) • Faiks, Angi, Amy Radermacher và Amy Sheehan. “What about the book? : Google-izing the catalog with tables of contents,” Library philosophy and practice, June 2007, tr. 1-12. • Lâm, Vĩnh Thế. “Biên mục Chủ đề Tăng cường (Upgraded Subject Cataloging, TOC Projects),” trong Truy cập thông tin theo chủ đề (Subject Access to Information) : liệu tập huấn chuyên đề. Tp Hồ Chí Minh : Trường Đại Học Sài Gòn xuất bản, 2010. Tr. 97-105. (http://leafvn.org/TruyCapThongTinTheoChuDe-LVTheFinal-9-2010.pdf ) 71

Thư Tịch Tài Liệu Tham Khảo (3) • Lâm, Vĩnh Thế. “Enhancing subject access to monographs in online public access catalogs: table of contents added to bibliographic records,” trong Saving the time of the library user through subject access innovations: papers in honor of Pauline Atherton Cochrane edited by William J. Wheeler. Champaign, IL : University of Illinois, Graduate School of Library & Information Science, 2000. Tr. 182172. 72

Thư Tịch Tài Liệu Tham Khảo (4) • Matthews, J. R. Public access to online catalog. 2nd ed. New York : Neal-Schuman, 1985. Tr. 8. • Michalak, Thomas J. “An experiment in enhancing library catalog records at Carnegie Mellon University,” Library hi tech, v. 8, no. 3 (1990), tr. 33-41. • Morris, Ruth C. “Online tables of contents for books : effect on usage,” BMLA : Bulletin of the Medical Library Association, v. 89, no. 1 (Jan. 2001), tr. 29-36. 73

Thư Tịch Tài Liệu Tham Khảo (5) • Pappas, Evan và Ann Herendeen. “Enhancing bibliographic records with tables of contents derived from OCR technologies at the American Museum of Natural History Library,” Cataloging & classification quarterly, v. 29, no. 4 (2000), tr. 6172. • Winkle, R. Conrad. “An analysis of tables of contents in recent English-language books,” Library resources & technical services, vo. 43, no. 1 (1998), tr. 14. 74

Thư Tịch Tài Liệu Tham Khảo (6) • “WLN announces Blackwell’s Table of Contents Service, MARC records for books on tape,” Information today, v. 15, no. 3 (Mar. 1998), tr. 56.

75

Get in touch

Social

© Copyright 2013 - 2024 MYDOKUMENT.COM - All rights reserved.