Mùa Jacaranda trong đời Flipbook PDF

Mùa Jacaranda trong đời
Author:  Guest

63 downloads 243 Views 1MB Size

Story Transcript

Nguyễn Thị Đức Tính

Mùa Jacaranda trong đời

Thức 2022

Như cánh chim bay đi Cô đang ngồi trong phòng cách ly của phi trường, chờ chuyến bay đi tới một nơi cách đây gần 9g bay, qua mấy đại dương mênh mông. Lần đầu tiên cô sắp bước vào một cuộc hành trình xa xôi như thế, lại chỉ một mình nên có hơi hồi hộp lo âu. Cô e ngại cho trái tim bệnh hoạn của mình thôi, chứ không hề có cảm giác lẻ loi. Trông vẻ ngoài yếu đuối vậy nhưng thực ra, cô vốn thường thích sống với cái tâm cảnh đơn độc một lúc nào đó giữa đám đông. Chả hạn ngay giây phút này, trong phòng chờ đang khá nhiều người cùng đợi chuyến bay nửa đêm về sáng như cô. Một cảm giác vừa buồn rầu vừa pha chút thú vị thật lạ lùng. Cơ hồ một trạng thái cô đơn đầy kiêu hãnh mà cô luôn ngầm mặc định cho mình. Đồng hồ chỉ gần 1giờ, còn khoảng 40 phút nữa mới lên phi cơ. Có kẻ ngủ gà gật, nằm vật vờ trên mấy băng ghế dài. Đa số thì cắm cúi vào chiếc điện thoại trên tay mình, cô cũng thế . Chứ biết làm chi hơn cho qua thời gian đợi chờ lâu lắc sốt ruột này. Cô vốn khó ngủ nên rất tỉnh táo, chỉ cảm thấy chút mỏi mệt vì cả mấy ngày nay luôn quay cuồng bận bịu với nhiều chuyện không lẫn có tên chuẩn bị cho chuyến đi xa cả tháng trời, mua sắm lặt vặt rồi đóng gói hành lý, thêm vào bớt ra cân đo đong đếm. May mà cô chọn thời điểm sang Úc khi đã qua mùa Đông rét mướt nên không phải mang theo mấy cái áo khoác dầy cộm, nặng trĩu và cồng kềnh. Hiện giờ nước Úc đang giữa Xuân nên khắp xứ sở ấy tràn ngập những mùa hoa, đâu đâu cũng nô nức các 1

lễ hội hoa rực rỡ tưng bừng. Bạn cô ở bên đó nhắn cô qua sớm hơn để cùng tham gia các festival hoa tổ chức từ tháng 9, lúc muôn loài hoa đều nở rộ nơi nơi. Hoa đào rợp trời trên đường phố trong công viên, hoa Tulip tươi thắm đủ màu khoe sắc ở vườn cảnh. Nhìn hình ảnh bạn bè chìm đắm giữa trời hoa quyến rũ, cô cũng thấy lòng nao nao, tuy nhiên dự định của cô về chuyến đi này là tìm đến với mùa hoa phượng tím, loài hoa đặc trưng của Úc, ít thấy trên quê hương của mình. Một phần vì cô yêu màu tím, yêu những vòm hoa tím mênh mang chạy suốt lối đi phường phố. Khi cô nói với Tưởng về ý định của mình, anh bảo thật tiếc rằng anh không thể cùng đi Úc với cô thời điểm này. Nếu có anh sẽ đưa cô đến những chân trời tím như cô mơ ước. Cô nghĩ có thể Tưởng nói thật, nhưng thấy lòng cũng chả xao xuyến bao nhiêu. Cô trả lời, em sẽ tự mình đến được vùng trời đầy hoa phượng tím, còn chân trời tím kia thì vẫn chờ đợi anh đưa. Cô vừa nói vừa cười, coi như đùa cợt nhưng nghe trái tim mình khẽ nhói đau. Phải rồi, ngay cả lúc Tưởng có thể đưa cô ngắm được những cành phượng tím có thực ở Úc thì cái chân trời tím ảo huyền ẩn dụ kia, nơi anh và cô sẽ xây một lâu đài mơ như lời bài hát bolero thuở xưa, chắc cũng sẽ mãi mãi giống như một lời nói dối. Chẳng biết tự bao giờ, cô luôn hoài nghi những lời có cánh ngọt ngào của Tưởng dành cho mình dù anh luôn bảo chúng là chân thực, anh đâu cần giả dối với em làm gì ! 2

Có một thời, cũng chưa lâu lắm, mới chừng năm năm trước thôi, cô đã từng đặt nhiều niềm tin nơi anh, ít nhất là tình yêu lãng mạn của anh với cô khi gặp lại sau hơn 40 năm thất lạc nhau dẫu vẫn sống cùng trên một đất nước, thậm chí chung một thành phố và nhà hai người chỉ cách nhau khoảng vài cây số. Chúng tôi đã gặp lại, đầy bồi hồi xao xuyến nên cơ hồ chạy bổ ngay về phía nhau, cuống quýt vội vàng như sợ lại lạc mất nhau lần nữa. Cô chợt giựt mình rời mắt khỏi điện thoại ngó quanh vì những âm thanh chuyển động lao xao vừa nổi dậy từng chập môt. Tiếng loa thông báo đã tới giờ hành khách ra cửa để on board. Cô cũng đứng lên, xốc lại hành lý, choàng thêm chiếc khăn len vào cổ, rồi bước đến xếp hàng cùng mọi người trước gate out. Đêm trên phi đạo đen thăm thẳm đằng xa, chỉ có mấy nhành lan màu xanh sáng rực lên bên lớp kính trong suốt nhìn ra ngoài. Cô bỗng thấy mình cũng thể những cánh lan kia, suốt ngày này qua tháng nọ lặng lẽ nhìn những bóng dáng người đến rồi đi qua cuộc đời mình, che giấu nỗi lòng bằng những nụ cười dửng dưng giả vờ kiêu hãnh. Dẫu thế nào, cô cũng sẽ đi về phía chân trời tím xa xăm đó. Dẫu chỉ đi một mình. Hình ảnh Tưởng bỗng lướt qua trí cô, vẻ đăm chiêu.Cô vụt lắc đầu, khẽ nhắm mắt rồi mở liền ra, ngước mặt bước nhanh hơn về phía trước.

3

4

Melbourne (Victoria)

5

Sunshine West, mơ hồ sớm mai 1. Buổi sáng thức giấc đầu tiên ở Melbourne của tôi, sau một đêm ngủ vùi vì mệt mỏi do gần cả ngày đêm trên máy bay và phi trường, đẹp như giấc mộng. Yêu quá đổi bình hoa bạn đã cắm sẵn đặt một góc phòng, đẹp một cách ngỡ ngàng với những bông hoa đặc trưng của nước Úc mà tôi chưa biết tên. Mê nhất là mấy bông hoa màu tím sẫm thoảng lên mùi hương ngai ngái lạ lẫm như cỏ dại. Phòng tôi nhìn ra bên ngoài qua lớp kính trong suốt sau lớp màn ren trắng mỏng. Nằm trên giường, tôi ngắm những cành cây giống tựa liễu đang đung đưa qua những thanh mành nhựa trắng mảnh . 2. Vén chút màn cửa nhìn ra, khung cảnh phía trước êm đềm thơ mộng biết bao. Những ngôi nhà ngói đỏ trầm xinh xắn, những bãi cỏ xanh mướt, trời trong xanh nắng sớm mai trải vàng êm ả. Vô vàn cảm xúc trong lòng nhưng tôi chưa đủ tĩnh lặng để ghi lại. Hơn nữa vì trời rét lắm, tôi chùm kín cả người dưới mấy lớp chăn dầy cộm, tay bỏ ra ngoài lạnh tê tái, cứng ngắc không thể chạm bàn phím nhanh được. Tôi còn chưa dám bước khỏi nhà để ra chụp ảnh chung quanh nữa, răng run lập cập và chân như bị đóng băng dù giờ đã là giữa mùa Xuân. Ôi, giấc mộng của tôi mới chỉ bắt đầu !

6

Train to the city (Melbourne) 1. Bắt đầu bay từ 2g sáng tại Tân Sơn Nhất, trưa ngày 9/10/2018, tôi mới đến sân bay quốc tế Tullamarine của Melbourne lúc 14g30 (lúc đó ở VN mới 10g30 sáng, hiện tại giờ Mel đi trước VN tới 4 tiếng). Đi bằng đường ống từ cửa máy bay vào tòa nhà phi cảng nên tôi không nhìn thấy được mưa ngoài trời. Lối đi tới nơi làm thủ tục nhập cảnh khá xa, khoảng gần một cây số, tôi may mắn nhờ được cậu hành khách VN bay cùng xách dùm một túi đồ khá nặng (với tôi). Nếu không chắc tôi đã chẳng thể đi kịp người chung chuyến bay, ai cũng đi nhanh thoăn thoắt ! 2. Bạn đến đón muộn chút do kẹt xe, trong lúc đứng ngoài sảnh chờ, tôi bắt đầu biết được cái rét của xứ lạnh dù Australia đã sang Xuân hơn một tháng rồi, Melbourne vốn cũng lạnh hơn các địa phương khác. Trưa đó lại đang mưa gió nên chắc thời tiết chỉ khoảng hơn 10 độC. Đã mặc bộ quần áo dầy nhất của mình, rồi áo khoác khăn choàng mà tôi còn phải lấy thêm áo khoác và khăn len khác từ va ly mặc vào nữa nhưng hai tay vẫn lạnh như nước đá, tê cứng. Sẵn có wifi free của sân bay, tôi mở điện thoại online post chút thông tin check in cho người thân an tâm biết mình đã đến nơi bình yên. Vài bạn bè lên gửi message thăm hỏi ngay nhưng tay tôi gần như không bấm phím điện thoại nổi, cứ phải giấu trong túi áo khoác. 7

3. Tôi xúc động suýt khóc khi trông thấy hai vợ chồng bạn đến đón với bó hoa trên tay, những bông hoa đặc trưng của xứ sở Kangaroo còn vương những giọt mưa. Những bông hoa của một tình bạn thắm thiết lâu dài vượt qua bao cách trở của không gian lẫn thời gian gần 40 năm xa cách. XH là người bạn gái thân nhất của tôi trong quãng đời đi làm sau khi rời ghế nhà trường. Dẫu sau này, ít liên lạc thường xuyên nhưng từ sâu thẳm lòng mình, chúng tôi vẫn luôn nhớ đến nhau cùng bao kỷ niệm của hai đứa từ một thời cuộc sống còn đầy gian khó mà rất đổi chân tình giữa hai thiếu nữ tâm hồn lãng mạn kiểu tiểu thư "tiểu tư sản"! 4. Sáng hôm sau, XH dẫn tôi đi ra thăm trung tâm thành phố Melbourne bằng xe lửa từ ga lẻ cách nhà khoảng 5cs. Trời vẫn rất lạnh, tôi phải mặc mấy lớp áo quần dầy cộm lẫn khăn choàng cổ, đội thêm mũ len mà vẫn thấy rét. Nhìn tôi mập tròn đi lại chậm chạp như một con gấu. Tôi nói đùa với XH, ra City nếu trời nóng lên, chắc mình phải đứng ở ngã tư đường bán bớt quần áo mũ khăn, chớ sao chịu nổi ! May mà chuyện này không xảy ra vì trên phố tuy nắng trải vàng óng nhưng gió thổi vẫn khá lạnh. Tôi rất thích đi xe lửa nên vô cùng thú vị với trải nghiệm này. Tôi ngồi bên cửa số nhìn cảnh vật lướt nhanh bên ngoài. Khung cảnh chung quanh khá vắng vẻ êm đềm vì xe ít đi qua phố xá hoặc khu dân cư. Xe lửa hiện đại chạy êm ru, loáng đã vượt hơn 20cs để vào City, cập bến tại nhà ga xe lửa cũ xưa nhất 8

Melbourne là Flinders Street Station, đối diện với ngôi thánh đường cổ kính St Paul's Cathedral. Trung tâm thủ phủ của bang Victoria thật xinh đẹp êm đềm với nhiều kiến trúc mang nét cổ điển phương Tây, thanh lịch và trang nhã. Hai đứa, nhất là tôi mê mải chụp hình khắp nơi không biết chán. Nơi nào cũng quyến rũ đáng mê, những kiến trúc cổ tuyệt mỹ , những bồn hoa tươi thắm rực rỡ bên đường, mấy chú chim hải âu trắng muốt từ bờ biển cách City chừng 20cs bay vào bay nhảy trên các bãi cỏ xanh rì, ung dung chẳng hề biết sợ người qua lại. Mới nhìn thấy hải âu lần đầu, tôi cố đến gần để chụp hình với chúng mà chẳng thể chạm vào được con nào. Đặc biệt tôi thấy ở City vẫn sử dụng phương tiện đi lại công cộng là xe điện nhiều hơn cả xe bus nên đường phố còn các cột và dây điện giăng ngang trên cao. Đó cũng là nét đặc trưng riêng của Melbourne mà các thành phố lớn khác của Úc không còn duy trì. Sau cùng, tôi và XH đón xe bus free (Tourist Shuttle) tại trạm trước nhà ga Flinders chạy quanh một vòng thành phố để ngắm nghía những khu vực trung tâm hiện đại pha lẫn cổ điển nhưng đều rất khang trang êm ả của City trong vòng hơn 1 tiếng đồng hồ. 5. Chúng tôi sau khi dạo phố City thì trở lại nhà ga cổ để đón chuyến xe lửa về nhà bạn ở vùng Sunshine West yên bình và xinh đẹp như một bài thơ , với những căn nhà ngói nâu tường gạch thô đỏ thấp thoáng sau các hàng rào đầy hoa cỏ đủ loại đủ sắc 9

màu. Cảnh vật đẹp tựa một bức tranh sơn dầu minh họa thiên nhiên trong những cuốn truyện cổ phương Tây mà tôi đã vô cùng yêu thích từ ngày còn thơ ấu.

10

Những bông hồng sẽ nở 1. Buổi sáng ngày thứ ba ở Melbourne, XH đưa tôi đi thăm Vườn hồng Victoria State Rose Garden cách nhà chừng hơn 20cs. Victoria là một trong 6 tiểu bang của Australia mà Melbourne được coi như thủ phủ của bang. Là một công viên rộng ngút ngàn chỉ trồng toàn hoa hồng đủ loại đủ màu. Rất tiếc rằng hiện nay chưa vào kỳ hoa nở rộ, chừng tháng nữa mới là lúc lễ hội hoa hồng được tổ chức tại đây. Tuy nhiên bây giờ, cả trăm ngàn nụ hoa căng đầy, khỏe mạnh mơn mởn hứa hẹn một mùa hoa mãn khai rực rỡ cũng đủ khiến tôi mê mẩn muốn ôm chầm và hôn lên những búp hoa tươi rói ngời ngời.Mới chỉ lác đác nở đâu đó vài bụi hoa nổi bật lên giữa những đồi cỏ công viên trải dài xanh mướt mắt. Khung cảnh đẹp tuyệt vời như trong truyện thần tiên. 2. Kế bên State Rose Garden còn có một khu vườn rộng mênh mông thuộc Werribee Park . Công viên đầy kỳ hoa dị thảo dưới bóng của những gốc cây lâu năm cao ngất phủ tàng rậm mát, nhiều loài cây lạ tôi chẳng thể nhớ hết tên bằng tiếng La tinh. Trong công viên có một tòa dinh thự cổ do một nhà đại qúy tộc địa phương đã hiến tặng sau khi qua đời, nhìn từ phía xa thật nguy nga tráng lệ nay đã trở thành khách sạn thượng lưu Mansion Hotel & Spa. Vì ít thời gian, hơn nữa do quá say sưa khung cảnh bên ngoài nên tôi không vào thăm quan bên trong lâu đài cổ. 11

Lần đầu tiên tôi được nhìn thấy nhiều loại hoa Pense' đủ màu sắc trên các lối đi xinh đẹp như thế nên chả thể rời chân đi đâu cả. 3. Hôm nay chúng tôi đi cùng anh C., ông xã của bạn là một người yêu thích nhiếp ảnh lại thêm có mắt mỹ thuật nên tôi tha hồ mặc sức tạo dáng đủ kiểu theo ý mình lẫn sự tư vấn của vị phó nhòm tài ba. Tôi quên mất cả tuổi tác lẫn các khái niệm thời gian về sự hữu hạn của đời người. Tôi mê thích không gian chung quanh mình đến nỗi biến thành một đứa trẻ, muốn chạy nhảy tung tăng và bay bổng với hoa lá, cỏ cây và vút lên bầu trời trong xanh lãng đãng mây trắng bồng bềnh. Muốn hồn nhiên ca hát mấy câu nhạc Pháp " La vie en rose" vui tươi, muốn nằm giữa bãi cỏ mượt êm hít thở mùi hương ngọt ngào của hoa hồng thoảng đưa trong nắng vàng trong làn gió ban mai. 4. Tôi từ giã State Rose Garden với niềm nuối tiếc bâng khuâng. Có muôn vàn nụ hoa còn e ấp chờ đến mùa bung nở đang dần xa, dần khuất phía sau lưng. Và trong tôi dường như cũng thế, niềm vui vô tư thơ trẻ hôm nay sẽ ở lại mãi nơi tâm hồn, cơ hồ những nụ hoa ấp ủ thầm kín, những ký ức rỡ ràng và rộ ngát hương thơm .

12

Great Ocean Road & Đôi bờ ảo mộng 1. Ngày thứ 4 trong Melbourne Holidays của tôi , XH đã book day tour Great Ocean Road đi trong ngày. Là một tour đi trên cung đường biển dài và đẹp nhất của tiểu bang, rất nổi tiếng mà du khách nào đến Melbourne cũng cần trải nghiệm. Tôi và XH lại đi train ra City để tham gia đoàn do một tourist agent người Hoa tổ chức, gồm đa số là người Hoa, chỉ có vài người Ấn và hai người Việt chúng tôi. Tuy nhiên tour guider hướng dẫn bằng tiếng Trung lẫn tiếng Anh nên tôi cũng nghe được đôi chút. 2. Great Ocean Road (GOR)chạy dài ven biển hơn 300cs, con đường uốn lượn quanh co vòng theo chân núi, một bên là biển sâu một bên là vách núi đá cheo leo. Nếu ai đã từng biết cung đường biển các tỉnh duyên hải miền Trung VN bắt đầu từ Bà Rịa Vũng Tàu đến Phú Yên, có thể hình dung phần nào cảnh này. Tôi nói với XH ở VN cũng có một cung đường biển tuyệt đẹp tương tự. Tuy nhiên Grand Ocean Road khác biệt ở chỗ chạy ven biển Ấn độ dương nên biển nơi đây có vẻ mênh mông đến vô cùng vô tận, xanh một màu xanh thẳm đến lạ lùng và vách núi đá bên kia mang vẻ rất kỳ vỹ hoang sơ nên Great Ocean Road tạo cho tôi cảm giác phiêu lưu choáng ngợp về sự quyến rũ kỳ bí của nó. Cung đường nằm cao hơn biển nhiều, lại chênh vênh nên càng làm mình hồi hộp thót tim hơn. Tiếc rằng 13

xe chạy nhanh, đường quanh co nên tôi không thể chụp được tấm ảnh nào. Chỉ đến khi xe tạm dừng ở một đoạn bằng phẳng hơn, là điểm cho khách xuống ăn uống nghỉ ngơi, chúng tôi mới có thể tìm được chỗ ngắm biển chút xíu. Do tour này cốt yếu là trải nghiệm trên cung đường biển chứ không để enjoy các thú vui bãi biển. 3. Tiêu điểm của tour còn là đưa khách đến các địa điểm nổi tiếng như landcapes Twelve Apostles và The Arc Way nằm trên cung đường GOR. Twelve Apostles tạm dịch "12 vị thánh tông đồ" là một vụng biển nhỏ nổi lên cụm 12 khối đá thuôn cao mỏm tròn hình dung tương tự dáng dấp các vị tông đồ nằm rải rác gần nhau trong diện tích khoảng chừng gần 1km2 biển . Khung cảnh đây đẹp tuyệt vời với con đường hẹp chạy vòng vèo dẫn ra mỏm núi nhỏ ngoài biển để khách có thể ra xa ngắm toàn cảnh Twelve Apostles. Giờ đây do xâm thực của nước biển và tác động của thời gian nên một số phiến đâ đã bị gãy, thành ra chỉ còn 7 vị tông đồ. Như trường hợp Hòn phụ tử ở Hà Tiên nhưng họ không phục dựng lại. Tuy vậy thắng cảnh vẫn thu hút du khách vì vẻ đẹp thiên nhiên hùng vỹ của vụng biển này. Bữa tôi đi cũng đông người nườm nượp, muốn tìm một chỗ trống chụp hình cũng rất khó khăn. Rời Twelves Apostles, xe tiếp tục đưa chúng tôi chừng mấy cây số nữa đến The Arc Way. Là một khúc biển cong nổi lên mấy dãy khối đá vôi dài màu nâu đỏ pha vàng với đường nét chạm khắc tự nhiên 14

do nước biển từ ngàn năm, nhìn y như một dãy thành quách La Mã cổ đại đẹp tráng lệ đến sững sờ. Tôi như chẳng thể tin nổi vào mắt mình vì vẻ kỳ vĩ của khung cảnh vụng biển xanh ngắt với những lớp sóng trắng xóa từng đợt xô nhau vỗ vào chân thành quách cổ rồi dạt ra xa. Một cái đẹp không diễn tả nổi bằng lời. 4. Dù quyến luyến tới đâu, đoàn du khách cũng phải từ giã những cảnh trí đẹp như mơ để lên xe trở về City Melbourne. Tôi nhìn qua cửa xe những thảo nguyên bát ngát được nhuộm vàng dưới ráng hoàng hôn, những núi đồi mờ dần theo bóng tối, rồi ánh đèn đô thị lấp lánh thấp thoáng phía xa. Dẫu biết rằng còn đang tỉnh thức, nhưng tôi vẫn ngỡ như tâm hồn mình đang trôi nổi tận những bến bờ ảo mộng huyển hoặc không hề có thực trong đời.

15

Hoa đào còn đợi 1. Tôi chọn chuyến đi thăm Australia vào mùa Xuân, vì biết vào thời gian này muôn loài hoa tươi đẹp sẽ rộ nở trên xứ sở Kangaroo sau những ngày tháng Đông đầy giá rét. Mùa Xuân Úc từ tháng 9 đến tháng 11, nhưng tôi chọn tháng 10. Vừa qua tháng 9, thấy bạn bè ở Sydney đăng ảnh chụp ở các festival hoa hay công viên tràn ngập sắc hoa, nhất là hoa đào rực rỡ, tôi cũng thấy lòng xôn xao chút nuối tiếc. Tuy nhiên, chủ ý của tôi là được ngắm loài hoa phượng tím, thường rộ nở từ giữa tháng 10 trở đi. Hoa nào cũng thích nhưng tôi đâu được quyền tham lam muốn tất cả vì dù sao tôi cũng chẳng thể đi du lịch trọn mùa Xuân chỉ để ngắm đủ các loài hoa tại Úc ! 2. Đến Australia, Melboune là nơi tôi đặt chân đầu tiên với nhiều cảm giác xúc động bởi những mới mẻ lạ lẫm ban sơ ở xứ người. Trong các khu vườn Sunshine West (nơi nhà XH, bạn tôi ) đều sặc sỡ tươi thắm cỏ hoa, tuy nhiên chả có cây đào nào còn hoa cả, có chăng chỉ lác đác vài bông. Chẳng hề chi vì bao loại hoa khác cũng đủ làm tôi mê mẩn nghiêng ngó suốt ngày. 3. Chủ nhật 14/10, vợ chồng XH lái xe đưa tôi đi dự festival hoa Tulip Tesselaar. Trên đường đi, tôi đang nôn nao nghĩ tới cả một nông trang hoa Tulip sẽ gặp, thì hiện ra trước mắt nguyên một đoạn đường sáng rực màu hồng của hoa đào. Chúng tôi bất ngờ đều 16

cùng reo lên, hoa đào kìa và liền tìm chỗ dừng xe để chụp hình. Đào không chỉ bên đường đi mà còn rất nhiều trên sân ngôi giáo đường cạnh đấy. Hoa đào nơi đây đẹp vô cùng, rất to dầy nhiều lớp cánh loang màu trắng tuyệt đẹp. XH bảo tôi rất may mắn còn được gặp hoa đào khi mùa mới vừa hết. Nhớ lần đi Nhật năm 2017 cũng vậy, tôi sang vào cuối tháng 5 trong khi hoa anh đào bắt đầu rộ hoa từ giữa tháng 4, bấy giờ gần như tàn tạ cả, thế mà tôi vẫn kịp nhìn thấy mấy cây đào ở làng cổ Oshino Hakkai dưới chân núi Phú Sĩ còn đầy hoa nở. Lần này ở Úc cũng thế, tôi cảm thấy mình có số " đào hoa" thiệt ! 4. Bỗng dưng tôi chợt nghĩ lan man, "số đào hoa" để may mắn còn được nhìn thấy hoa đào nơi đất khách lúc mùa đã tàn, quả là điều vô cùng thú vị. Còn có "sao đào hoa" chiếu mệnh khiến trong đời mình, có nhiều kẻ đến rồi đi thì có lẽ là điều chẳng ai mong đợi bao giờ. Nhưng biết đâu ở phía cuối con đường, sau cùng rồi cũng sẽ có một người đang đứng đợi tôi như những bông hoa đào kia vẫn ở đó để chờ tôi, khi mùa đã qua rồi !

17

Chùa xa 1. Tự dưng, tôi thấy lòng mình bâng khuâng kỳ lạ, tiết trời mùa Đông sau cơn bão gợi nhớ một điều gì đó chẳng rõ rệt, vu vơ. Hình như là hồi tưởng về một không khí êm đềm tịch lặng, khác biệt cuộc sống ồn ả xao động hàng ngày mà ở Saigon này ít khi có được. Buồn buồn tôi nằm mở điện thoại xem lại những bức ảnh đã chụp trong chuyến đi Úc vừa rồi. Có tới gần 2.000 bức, chưa kể ảnh chụp dùm từ máy của người thân lẫn bạn bè và dường như tôi mới chỉ đăng lên chừng 1/10 số ảnh kèm theo các status đã post. Đa số ảnh tôi chụp là cảnh vật, cỏ cây hoa lá khắp mọi nơi. Trong đó, tôi thấy rất thích hình ảnh của một ngôi chùa tại Melbourne, gần nhà XH ở Sunshine West, bang Victoria. 2. Buổi chiều giữa tháng 10 khoảng gần 6g, XH nói sẽ chở tôi đi chùa. Tôi sợ đã muộn nhưng XH bảo ở đây tới 7g trời vẫn còn sáng. Thực vậy, khi chúng tôi tới chùa, dù đã cuối chiều mà nắng vẫn nhuộm vàng không gian một màu óng ánh như mật, gió thổi lộng bốn bề . Chùa Quang Minh nằm trên đỉnh một ngọn đồi thấp trải dần xuống thung lũng phía dưới cũng là hoa viên đầy cây cỏ. Tuy nhiên do đến muộn nên chúng tôi chỉ vào thắp hương, rồi ra đi loanh quanh ngoài chùa chụp hình. Trong sân có một dẫy anh đào nhưng mùa hoa đã qua, chỉ còn lác đác vài chùm bông hồng 18

thắm và một cây đào hoa trắng bên nhà ngang đang nở rộ. Rồi chiều cũng tàn thật nhanh, bóng tối phủ dần. Con dốc nhỏ chúng tôi đi bộ xuống rất đẹp, vắng hoe bên một vách đá nhân tạo gồm những khối đá lớn nhỏ tạo thành, mọc rủ xuống nhiều loại chùm gởi và loài cây gì nhìn giống sen đá, " lá bạc như vôi" vô cùng đẹp mắt, chỉ tiếc rằng trời sụp tối nên chụp hình mù mờ, không rõ nét. Có cả một cầu thang gỗ giăng đầy hoa rực rỡ với những chùm Tử đằng tim tím buông lơi, trông yểu điệu nên thơ tựa rèm hoa. 3. Tôi vốn yêu thích những ngôi chùa xa xôi ẩn khuất giữa núi rừng thanh vắng, như hầu hết các ngôi chùa ngày xưa. Ngoại trừ, các dịp Lễ vọng tôi cần đến chùa nhằm tham dự những nghi thức đảnh lễ quy định cùng đám đông thiện nam tín nữ, thì tôi thường thích vào chùa mỗi lúc thưa người hơn cả. Để lễ Phật xong sẽ ra sân tìm một phiến đá ở góc sân chùa ngồi lặng lẽ và nghe tâm hồn mình lắng đọng giữa mùi hương trầm thoang thoảng đó đây trong tiếng chuông chùa ngân nga như mơ hồ, vẳng lại tận nơi nào rất xa xăm hư ảo. 4. Giờ đây, tôi không còn trẻ dại thơ ngây nữa mà ngơ ngẩn về câu truyện " Hồn bướm mơ tiên" như thời niên thiếu, nhưng có đôi lúc vẫn mong tìm được chút bình an ở một chốn tịnh yên êm ả, tạm quên đi mọi huyên náo chộn rộn đời thường, để chìm đắm trong lãng đãng khói hương với những câu thơ u nhã tuyệt vời thực thực hư hư 19

"Một dòng hoa nổi trên trời Một dòng hoa nở trong người trầm tư Cánh nào mở cõi không hư Phiến băng tuyết khảm một tờ kim cang Thư em ướp nụ lan vàng Lời em gió núi chiên đàn thoảng xa Áo em phất cõi di đà Ngón chân em nở cánh hoa đại từ Chênh vênh đầu trượng thiền sư Cửa non khép ải sương mù bóng ai Non xanh ướm hỏi trang đài Trăm năm còn lại dấu hài động hoa"(*) ____________________________ (*) Trích trường thi " Đoạn trường vô thanh" của thi sĩ Phạm Thiên Thư.

20

Uất Kim Hương & Giấc mộng ấu thời 1. Trước khi sang Úc, khi chuyện trò cùng nhau XH bảo sẽ đưa tôi đi xem festival hoa Tulip tổ chức ở Melbourne . Tôi vốn yêu hoa Tulip nên thích mê nhưng vẫn lo âu chả biết điều đó có thực hiện được chăng do yếu tố thời gian, cuối cùng tôi đã đổi vé máy bay dời ngày đi sớm hơn gần một tuần để có thể đến với lễ hội hoa Tulip Tesselaar tổ chức từ giữa tháng 9 đến 14/10/ 2018 tại Silvan bang Victoria ! Vợ chồng XH và tôi tham dự Tulip festival đúng vào ngày Chủ nhật cuối cùng của lễ hội nhưng vẫn rất đông du khách tấp nập khắp một nông trang hoa rộng hàng mấy mẫu, rực rỡ sắc màu. Trong một tháng lễ hội, thường chọn có 5 weekend (2 ngày cuối tuần) sẽ tổ chức 5 chủ đề khác nhau. Ba weekend đầu, mỗi tuần dành cho một quốc gia có lịch sử lâu đời gắn bó với loài hoa Tulip như Thổ Nhĩ Kỳ, Hà Lan, Ireland với các màn nhảy múa, đàn hát, hội chợ ẩm thực đặc trưng của từng nước. Tuần thứ 4 là dành cho trẻ em với chủ đề Alice lạc xứ sở thần tiên. Tuần cuối mới là lễ hội hoa Tulip. 2. Chúng tôi đến vào ngày chót lễ hội nhưng không khí vẫn thật rộn ràng với tiếng nhạc dân gian châu Âu sôi nổi nghe thấy từ ngoài xa, sặc sỡ sắc màu của áo quần du khách và nhất là của cả một nông trang hoa Tulip đang đua nở trải rộng dài trước mắt bên dập dìu người thăm thú xôn xao. Theo tài liệu giới thiệu, festival có khoảng 500.000 bông hoa của trên 100 giống hoa Tulip khác nhau. Ở 21

đây bán cả hạt giống và cây con cho khách mua về trồng. Tôi bước đi như mê man giữa những luống hoa ngạt ngào hương sắc, có nhiều loại màu và hoa văn rất lạ tôi chưa từng thấy bao giờ, như màu nâu màu huyền gần như đen. Tất cả hoa đều có cánh lớn, dầy nhiều lớp và tươi thắm hơn tôi từng gặp ở VN. Chúng tôi cũng không thể đi hết được cả nông trang hoa mênh mông, có xe ngựa lẫn xe điện nhỏ kiểu cổ để đưa du khách đi dạo một vòng lễ hội nhưng do mải miết chụp ảnh nên chúng tôi không màng tới. Chưa bao giờ tôi đứng giữa một thảm hoa rực rỡ tươi đẹp giữa đất trời bạt ngàn đến thế ! 3. Ngày còn thiếu thời, tôi rất thích đọc các truyện dịch phương Tây, đã vô cùng ấn tượng và tò mò về các loài cây cỏ hoa lá được gọi là Tử đinh hương, Phúc bồn tử, Oải hương, Tử đằng... nhất là cái tên Uất kim hương, đầy kiêu sa đài các, kèm theo câu chuyện huyền thoại về đóa hoa Uất kim hương đen. Tôi đã không thể hình dung được các loài hoa đó đẹp đẽ quyến rũ thế nào. Buổi sáng tại Tulip Festival Tesselaar ấy, khi đứng trong không gian ồn ã huyên náo giữa muôn bông hoa xinh tươi lạ lẫm, có lúc tôi đã chợt như quên đi tất cả để tâm hồn chìm đắm vào miền ký ức xa xưa lúc bé thơ và mơ màng về điều ước khi gặp được bông Uất kim hương đen màu nhiệm. Có những giấc chiêm bao sẽ mãi mãi là điều hoang tưởng, nhưng cũng có những cơn mơ rồi có thể trở thành hiện thực, phải không ! 22

Rừng Đỗ Quyên 1. Chủ nhật ngày 14/10 sau khi dự Tulip Festival Tesselaar, chúng tôi ghé thăm National Rhododendron Gardens nằm trên đường về cách lễ hội chừng hơn 10cs, tại Olinda,VIC. Rhododendron là tên bản ngữ của hoa Đỗ Quyên. Đây là một công viên quốc gia rộng lớn nằm trên dãy núi Dandenong Ranges xinh đẹp nổi tiếng của bang Victoria mà tôi sẽ nói tới vào một dịp khác. Khi chúng tôi đến, trước cổng công viên đã đông nghẹt xe ô tô, kéo dài trên đường cả cây số. Anh C., ông xã XH phải tìm mãi mới có một chỗ trống nơi cánh rừng đối diện để đậu xe. Chúng tôi chọn một bãi cỏ gần đó, trải bạt ra để ngồi dùng bữa trưa dã ngoại với các loại fastfood và đồ uống đem theo. Không khí thật trong lành dưới những tàng cây cao vút và đám hoa cỏ dại xung quanh, xen lẫn tiếng chim hót ríu rít trên cành. Bọn tôi " tranh cãi" mãi về mấy bụi hoa cho là Bồ công anh mọc gần đó, kẻ bảo đúng người nói sai về những cái hoa vàng nhỏ xíu lúc ban đầu, nhánh cao dần rồi trổ thành những bông tròn xoe tợ một chùm tơ trắng bay lả tả lên trời. Loài hoa bé nhỏ lạ lùng này được quan tâm vì mang nhiều truyền thuyết ý nghĩa thú vị về tình yêu, nghe nói còn là một vị thuốc tốt nữa. 2. Sau đấy, chúng tôi hòa cùng đoàn du khách đông đúc tràn vào các ngả đường của công viên nằm trên một dãy đồi núi mênh mông bát ngát hàng chục mẫu này. 23

Tôi như choáng ngợp với cảnh tượng trước mắt, muôn vàn màu sắc của Đỗ quyên. Ở VN, loài hoa này cũng mới chỉ du nhập vào khoảng gần 20 năm nay, trồng trong những chậu kiểng thường bán vào dịp Tết, hoa nhỏ và chỉ vài màu thôi. Tôi cũng từng gặp bông Đỗ Quyên loáng thoáng ở Hàn, Nhật nhưng chưa bao giờ đi lạc vào một rừng Đỗ Quyên như nơi này. Cây cao, cây thấp, từng vòm từng bụi khắp chốn rực rỡ không thiếu màu nào trên các lối đi, một cách tự nhiên hay tạo thành tiểu cảnh. Bông hoa rất lớn nhiều lớp cánh tươi thắm rạng ngời. Có gốc cao hàng mấy mét rợp hoa như một tán dù sặc sỡ khổng lồ, có giàn leo len lỏi vào cây xanh cỏ biếc tựa một bức tranh thủy mạc. Có nơi hoa đủ sắc được trồng thành một thảm lớn trải rộng chảy đổ xuống tợ một suối hoa, đẹp chẳng thể nào tả xiết. 3. Chúng tôi không thể đi cùng khắp công viên nên chỉ chọn một con đường để thăm thú, hai bên ngoài Đỗ Quyên còn nhiều loài kỳ hoa dị thảo khác trên các lối đi quanh co uốn lượn qua bao loại cây cỏ lên xuống xanh mát, có cả mấy thác suối nhỏ len lỏi nên khung cảnh thơ mộng vô cùng. Ở đâu cũng tràn ngập toàn hoa rực rỡ, nghe nói có đến 15.000 cây của 550 loài hoa Đỗ Quyên cùng các giống hoa khác, trong đó có nhiều cây đào cổ rất đẹp. Tôi đôi lúc mỏi chân và phải đứng lại chụp hình nhiều cũng thấy ngán, bảo bạn thôi không chụp nữa, nhưng cứ gặp cảnh đẹp lại chả nỡ từ bỏ rồi lại chụp tiếp vì cơ man là khung cảnh quyến rũ lòng người. 24

Bọn tôi cứ vừa đi vừa ngắm cảnh vừa chụp hình, chắc cũng phải 4,5cs nhưng dường như quên cả đường dài vì thời tiết mát mẻ, lại mê mẩn với cỏ hoa cho đến khi gặp một thung lũng nên thơ nhìn ra thấy biển từ xa thì quay lại lối cũ trở về với nhiều nuối tiếc trong lòng. 4. Hồi xưa khi học truyện Kiều, tôi nhớ mãi hai câu " Khúc đâu êm ái xuân tình Ấy hồn Thục Đế hay mình Đỗ Quyên " Tôi rất thích tên Đỗ Quyên và chỉ nghĩ đó là tên khác của giống chim cuốc (quốc ). Sau này mới biết thêm còn là tên một loài hoa nữa. Khi đi giữa rừng Đỗ Quyên, đúng ra phải gọi là rừng bởi cái mênh mông lẫn dáng vẻ thiên nhiên của nó ( thực tế công viên này cũng phải tốn rất nhiều công của để tạo dựng và chăm sóc), giữa bao cảm xúc ngây ngất, trong đầu tôi luôn miên man với những ý tưởng mơ màng, ngỡ hồn mình bỗng chốc biến thành những bông hoa Đỗ Quyên rực rỡ đang thêu dệt nên một bức họa tươi đẹp kỳ diệu chung quanh.

25

Dandenong Ranges xanh thẳm 1. Mấy hôm nay Saigon rất nóng, mới sáng ra nắng đã chói chang dù đang là gần cuối Đông, nắng tới nỗi bụi nguyệt quế trước nhà đang nở rộ cũng không thể tỏa hương ngan ngát như mọi lần. Bỗng dưng thấy nhớ cái không khí lạnh của nước Úc trong chuyến đi tháng 10/2018 vừa qua. Dù giữa mùa Xuân nhưng xứ sở Kangaroo thường xuyên khá lạnh, trừ một chút nắng ấm ban trưa, nhất là ở Melbounre bang Victoria. Hình như, lúc nào ra khỏi nhà cũng phải trang bị đồ ấm. Luôn mặc hai lớp áo dài tay, mặc váy thì mang tất chân dầy, còn thêm áo khoác khi trời rét hơn và ít khi rời khỏi khăn choàng cổ. Nhiều lúc có cảm giác mình tăng thêm vài ký, người nặng nề xoay chuyển chậm chạp như robot mà đành chịu thôi. Lại nhớ những giờ phút lang thang giữa thiên nhiên trong cái lạnh dịu dàng quyến rũ ở xứ người. 2. Ngày 14/10, vợ chồng XH đưa tôi đi Tulip Festival ở Silvan, cùng thăm một số cảnh đẹp khác trên đường đi. Qua khu phố thị vùng Sunshine West, xe bắt đầu đi ngang những miền đất khá khô cằn, hai bên đường chỉ toàn đồng trống và những hàng cây bạch đàn, là loài cây mọc nhiều nhất ở đây nghe bạn gọi là cây Gum. Sau đấy, không gian trước mặt xanh dần khi xe đi dần vào vùng núi đồi thuộc dãy Dandenong Ranges hùng vỹ, các con đường uốn lượn quanh co dưới những tán cây thanh lương trà cao vút ngả bóng rợp đẹp như tranh vẽ chạy dài 26

trước cửa kính xe mà vì mãi trầm trồ tôi quên cả quay video, bởi chụp hình chẳng thể nào ghi lại hết vẻ nên thơ của cảnh. Thỉnh thoảng giữa đám cây xanh rì, nổi lên một loại cây toàn lá (hay hoa) màu hồng rực đẹp mê hồn nhưng vì nằm khuất bên trong, giữa đường chúng tôi không thể đậu xe để len lỏi chụp ảnh được. Vùng đất này còn dầy dặc cây Fern, giống như dương xỉ nhưng thân cao lá lớn mọc thành rừng um tùm xanh ngắt. Tiết trời cũng càng lạnh thêm khi càng đi sâu vào rừng núi đại ngàn. 3. Dọc theo dãy Dandenong dài khoảng 30 cs bên đường có rất nhiều nơi đặt một tấm biển nhỏ màu nâu để hướng dẫn lối vào các thắng cảnh phía sâu bên trong. Rặng núi này nổi tiếng với nhiều công viên quốc gia rộng lớn cùng những khu giải trí sinh thái hấp dẫn nhờ cảnh quan thiên nhiên vô cùng tươi đẹp, cả những vườn hoa đặc trưng mênh mông, chả hạn như Rhododendron Gardens . 4. Hôm đó, sau khi dự lễ hội hoa Tulip và thăm vườn Đỗ Quyên, trên đường về buổi chiều chúng tôi còn ghé vào Maroondah Reservoir Park vì XH muốn cho tôi được thấy những con chim két đủ màu ở đây. Công viên này rất thiên nhiên và êm ả, chỉ toàn cây cao và những bãi cỏ rộng xanh mướt mượt mà. Khi chúng tôi đến đã xế chiều, chỉ còn một số khách đang tụ tập dưới một tán cây rộng, họ đang dùng thức ăn đặt trên tay nhằm dụ các con chim két sặc sỡ bay đến cho trẻ em chơi đùa hoặc chụp hình kỷ 27

niệm. Tôi cũng cố dụ dỗ mãi mới có một chú chim chịu đậu xuống tay mình. Công viên có một thác nước khá thơ mộng nhưng mùa này nước cạn khô, chỉ còn đám đá sỏi ngổn ngang nằm trơ dưới đáy. Chúng tôi men theo lối bậc thang gạch nhỏ leo lên tận hồ của đập nước phía trên cao khoảng 100m, thấy tấm biển bằng đá ghi tên Maroondah Dam, do đó công viên này cũng mang tên hồ trữ nước Maroondah luôn . Chiều xuống thật nhanh, trời tối dần trên mặt hồ rộng bao la chạy tít tắp khuất sau đám cây cỏ ven bờ. XH cũng ráng chụp cho tôi vài bức ảnh bên hồ dù chỉ còn chút ánh sáng rớt rơi trên cảnh vật. 5. " Lòng ta có khi tựa như vắng ai Nhiều khi đã vui cười nhiều khi đứng riêng ngoài Nhiều đêm muốn đi về con phố xa Nhiều đêm muốn quay về ngồi yên dưới mái nhà " Ngay lúc này, tôi cảm thấy lòng mình sao lao xao giống mấy câu hát ấy của Trịnh Công Sơn quá. Tâm hồn chừng như vừa lơ lửng bay bổng tận đâu đâu vừa chỉ muốn được tịnh yên một chỗ để lắng đọng lại, hồi tưởng và chiêm nghiệm về những chuyến đi trong cuộc đời mình.

28

Lạc giữa Tullamarine 1. Theo plan du lịch xuyên qua 3 bang của Australia lần này, tôi sẽ đến Melbourne trước tiên để thăm gia đình XH, cô bạn cũ thân thiết của mình trong quãng đời đi làm, đã xa nhau trên 30 năm. Trước chuyến đi, hai đứa thường xuyên trò chuyện trao đổi nhiều ngày về đủ thứ chuyện, nhất là về việc đi đứng đón rước ở sân bay, bạn lo tôi lần đầu đến xứ lạ, lại chỉ đi một mình. Tánh XH vốn chu đáo quan tâm bạn bè sẵn, từ xưa kia đã là người luôn chăm sóc tận tình cho tôi. Chuyến bay của tôi từ Saigon khởi hành vào 2g khuya, sau gần 9 tiếng sẽ đến sân bay Tullamarine lúc 10g30 tức 14g30 địa phương, lúc ấy giờ Melbourne đi trước VN 4 tiếng. Tullamarine là sân bay chính của Melbourne, cách nhà XH chừng 40cs và lái xe mất khoảng 30 phút nếu không tắc đường giờ cao điểm. Trước khi đi tôi rất lo chuyện liên lạc với XH lúc vừa đến sân bay để hẹn đón, nên đã tới đại lý Mobifone đăng ký dịch vụ roaming quốc tế. Cô bé nhân viên bảo, giờ mạng Mobifone sẽ tự động chuyển vùng điện thoại khi ra nước ngoài tai một số quốc gia, có Australia. Cước phí theo thời gian sử dụng cũng không cao lắm. Tôi ra về phơi phới an tâm về việc liên lạc ở sân bay, còn sau đó sẽ mua phone card nội địa Úc nhằm sử dụng dễ dàng tiện lợi hơn. 2. Tôi đến Tullamarine Airport sớm hơn giờ dự kiến chút ít, nhưng đi bộ gần một cây số trong khu nội vụ 29

phi cảng rộng mênh mông đến chỗ check in rồi lấy hành lý cũng mất cả giờ đồng hồ. Xong xuôi, tôi vội bấm điện thoại gọi cho XH, thì hỡi ôi tôi muốn ngất xỉu ngay tại chỗ khi nghe ứng dụng cài đặt sẵn trong máy thông báo mạng viễn thông không tương thích, nghĩa là XH cũng chẳng thể gọi cho tôi được. Vậy tôi biết phải làm sao để gặp bạn bây giờ, sân bay quá rộng và nhiều cửa ra theo các hướng khác nhau, (không đơn giản như ở VN rất dễ đón tiễn). Tôi đành hỏi đường ra chỗ sảnh lớn có bãi đậu xe đưa rước khách và cố gắng set up wifi sân bay để liên lạc bằng messenger cũng chẳng có tý tăm hơi. Nửa tiếng nữa trôi qua, bên ngoài trời đang mưa. Mưa không lớn nhưng gió nhiều nên lạnh buốt. Dù đang mặc hai lớp quần áo dầy cộm, cổ quấn khăn len rồi, tôi vẫn vội mở valy lấy thêm áo khoác và khăn quàng, thế mà cả người vẫn rét cóng tái tê. Chân tay cứng ngắc, hai hàm răng run lập cập, các ngón tay tái mét cử động khó khăn vì tôi quên mang theo găng tay do chủ quan nghĩ thời tiết mùa Xuân đâu còn lạnh lắm. Chiều xuống dần, mưa giăng xám trời, tôi gần như hoàn toàn...tuyệt vọng, đã nghĩ đến chuyện kêu taxi về nhà XH mà chỉ sợ bạn nếu không tìm thấy tôi ở sân bay sẽ hốt hoảng lo sợ xiết bao. Chung quanh tôi từng đợt người lũ lượt đi qua, ai cũng bước nhanh vội vã . Chỉ có một người đàn ông đang đứng gần đó khá lâu chả biết làm gì, anh ta dáng cao ráo, mặt đẹp nét Trung Đông, mặc một bộ complet đen lịch lãm. Tôi liền đánh bạo đến gần nói mình ở xa tới, chờ bạn đón mà điện thoại không liên 30

lạc được, cần sự giúp đỡ. Anh ta ( gọi tạm là Mr đi ) nói OK và bấm số điện thoại của XH theo lời tôi. Cảm ơn Trời Phật cùng tất cả thần linh trên đời, Mr đã gặp được XH và bạn cho biết cũng đang đi tìm tôi. Sau khi chờ thêm hồi lâu nữa chưa thấy XH, Mr lại gọi rồi đưa máy để tôi đích thân nói chuyện với XH thì bạn mới có thể đến đúng điểm hẹn, vì trước đó Mr khiến XH hơi bất ngờ bối rối ! Ở đây có chút chuyện vừa tức cười vừa tức mình khá khôi hài. Tôi chỉ nhờ Mr nói cho XH biết chính xác nơi mình đang chờ, tôi đợi bao lâu cũng được thì Mr lại quá nhiệt tình cứ gằn giọng đòi hỏi bạn cho biết bao giờ mới tới, 5-10-15 hay 20 phút, làm như bạn muốn bỏ rơi tôi vậy. Trong khi XH có lẽ rất ngạc nhiên vì tự dưng một ông lạ hoắc phone đến cứ hối thúc mình dồn dập, mang hơi hướng giống một vụ âm mưu "bắt cóc tống tiền"! Nói vui chút chứ cho tới giờ, tôi vẫn vô cùng cảm kích vì sự tử tế của người đàn ông xa lạ tốt bụng kia! 3. Cuối cùng, vợ chồng XH cũng xuất hiện với bó hoa tươi thắm trên tay, khoảnh khắc ấy với tôi như một phép nhiệm màu. Tôi xúc động đến rơi nước mắt, một phần vì vừa qua những giây phút âu lo căng thẳng, phần khác bởi thấy lại gương mặt thân yêu của người bạn cũ sau thời gian dài xa cách. Sau đó là những ngày sống êm đềm tựa giấc mơ nơi căn nhà xinh xắn nơi vùng Sunshine West tươi đẹp nên thơ trong tình cảm ân cần ấm áp của XH cùng gia đình. Rồi bao chuyến ngao du sơn thủy qua khắp các thắng cảnh thiên nhiên nổi tiếng, những công 31

viên hoa rực rỡ sắc màu của bang Victoria, luôn luôn có bạn một bên. 4. Melbourne là nơi tôi đặt chân đầu tiên khi đến nước Úc nên đã khắc ghi nơi tâm tưởng tôi những ấn tượng ban sơ mới mẻ và xúc động nhất về một đất nước cách xa quê nhà hàng chục ngàn km, qua muôn biển trời kỳ vỹ mênh mông. Cũng như thể mối tình đầu thường lắm bỡ ngỡ lơ ngơ nhưng luôn để lại trong lòng ta những kỷ niệm ngọt ngào êm ái nhất trong ký ức mỗi người. Tôi vụt nhớ mấy câu trong ca khúc Lost in paradise của Amy Lee. And now I am lost in paradise Alone, and lost in paradise ( Và giờ đây tôi đang lạc giữa thiên đường Một mình, và lạc giữa thiên đường ) Tôi biết một ngày nào đó mai sau mình vẫn nhớ rằng từng có lần tưởng bị lạc giữa sân bay Tullamarine rộng lớn trong một buổi chiều gió mưa rét mướt đầy hồi hộp hoang mang. Nhưng những kỷ niệm tươi đẹp tuyệt vời với Melbourne năm ấy cũng sẽ mãi là ngọn lửa hồng sưởi ấm trái tim tôi, bởi ở nơi đó tôi đã không hề chỉ đơn độc một mình.

32

Từ giã Victoria Beach & Thiên nga đen 1. Sáng nay tôi từ giã Melbourne để bay đến Brisbane, tiếp tục hình trình của mình trên đất nước Australia. Đi từ sớm mai, khi vùng Sunshine West như còn chìm trong giấc ngủ dưới cơn mưa bụi đầu ngày. Chỉ mới chừng một tuần ở đây mà tôi ngỡ như đã thân thuộc tự bao giờ. Những ngôi nhà nhỏ xinh xắn, dường như nhà nào cũng có vườn hoa xung quanh đủ sắc màu rực rỡ. Những loài hoa quen lẫn lạ tuy nhiên hoa nào ở đây cũng lớn hơn và tươi đẹp hơn ở VN. Nhà khu này làm hàng rào đơn giản thanh nhã và thấp nên đi bên ngoài có thể thấy hết trong sân, đặc biệt cổng không bao giờ đóng và chẳng thấy ai xuất hiện trước cửa, tôi hay dừng chân đứng ngắm hoa mê mải khi đi dạo. Có hôm còn làm gan, hái trộm một bó hoa bên rào để đem về nhà chưng nữa. 2. Trước khi sang thăm gia đình XH, biết bạn còn làm việc bận rộn nên tôi đã nói trước mình chỉ ở nhà chơi với bạn thôi, bạn không phải đưa tôi đi đâu cả trừ ngày nghỉ cuối tuần. Nhưng dường như bữa nào bạn cũng tìm cách đưa tôi đi chơi khắp nơi từ gần vài mươi cs đến xa gần cả trăm cs. Cả gia đình bạn đều tận tình take care tôi khiến tôi ngỡ mình như tiên lạc xuống trần. Chúng tôi đã có nguyên một ngày Chủ nhật tự thực hiện tour day Flower Dream tại vùng rừng núi Dandenon thật tuyệt vời . 33

Buổi sáng ấm áp ngày cuối cùng ở Melbourne, tôi được bạn đưa ra vịnh biển Williamtown Bay để ngắm những con thiên nga đen hiếm gặp nơi khác. Ngồi ở một góc bãi biển này có thể nhìn thấy một phần của City Melboure tráng lệ phía xa xa. Biển ở đây thường có rất nhiều hải âu, chúng hay bay vào các vòm cây bãi cỏ ở công viên. Hải âu khi bay nhìn rất đẹp, đôi cánh xải thanh thoát nhưng lúc đứng yên thì xù lông ra trông mập tròn và dễ lầm với bồ câu. 3. Buổi sáng này, trên chuyến bay nội địa nước Úc hơn 2 tiếng đồng hồ từ Melbourne qua Brisbane với gần 300 hành khách, hình như chỉ tôi là người Á châu duy nhất. Phút chốc, tôi có cảm giác đơn độc, chợt nhớ về XH và gia đình bạn, mắt tôi bỗng dưng cay xè vì tình thân ấm áp mọi người đã dành cho mình. Sẽ còn lại hoài trong tâm hồn tôi, tình cảm chân thành ấm áp ấy, căn nhà xinh xắn của bạn cùng những khu vườn nhỏ đầy hoa cỏ tươi đẹp nơi vùng ngoại ô Sunshine West êm đềm thơ mộng. Ghé thăm một lần rồi mãi sẽ không quên. Good bye Melbourne. Tôi sắp sửa đến với Queensland, miền đất của Nữ hoàng với mùa hoa phượng tím đẹp như mơ.

34

Brisbane (Queensland)

35

Bellbowrie, một mùa xuân tím biếc 1. Brisbane, nơi tôi vừa đến sáng nay, miền đất của loài hoa phượng tím, tên gốc là Jacaranda. Một mình ngơ ngác bước xuống sân bay Brisbane thuộc bang Queensland, với nhiều âu lo hồi hộp dù đã hẹn giờ đến với cô TC. Sau những thủ tục check in, tôi bước ra ngoài cổng phi trường. May mà sân bay Brisbane cũng không quá rộng, vậy mà nói chuyện qua điện thoại với cô TC hồi lâu, tôi mới tìm được điểm cô đậu xe chờ. Cô TC là người em họ của tôi đã định cư ở Australia từ 40 năm trước. Ngày xưa tôi đã cùng cô trải qua một thuở thanh xuân lãng mạn bên nhau, khi tôi lên Saigon ở trọ nhà cô mấy năm Đại học, chúng tôi thân thiết như chị em ruột, đi đâu cũng có đôi. Đã lâu rồi, cả hai chưa gặp lại nên chúng tôi xúc động vô cùng trong lần tái ngộ này. Sau khi rời VN một thời gian, cô TC phát nguyện tu hành theo con đường của Đức Phật, nay cô đã là một ni cô tu tập tại một ngôi chùa riêng ở Bellbowrie. 2. Từ sân bay về chùa khoảng chừng 40cs trên những con đường cao tốc vắng vẻ. Khi dần vào trung tâm, tôi reo lên khi bắt đầu thấy thấp thoáng màu tím ngát của Jacaranda rực lên trên những góc phố và trong khu vườn của các ngôi nhà giữa vòm cây lá xanh rờn. Và màu tím càng lúc càng trải dài khi xe chạy về gần đến nơi tôi sẽ cư trú trong thời gian ở đây, một miền ngoại ô thơ mộng với các village xinh đẹp ẩn bên những con đường rợp bóng hoa Jacaranda. 36

Brisbane nổi tiếng là xứ sở của loài hoa phượng tím trên đất Úc. Vào mùa khoảng tháng 10 đến tháng 11 hàng năm, cả bầu trời thành phố bát ngát một màu tím biếc mộng mơ, làm say đắm lòng người. Xin chào nhé, một mùa Jacaranda tuyệt diệu trong đời.

37

Queensland, những nốt trầm xao xuyến 1. Tôi đến Brisbane để thăm hai người bà con, hiện là Ni sư trụ trì và sư cô đang ngụ tại một ngôi thiền đường của hai vị ở Bellbowrie. Một thiền đường nhỏ xinh đẹp nằm giữa một vùng đất thật thơ mộng, trồng rất nhiều cây phượng tím. Có những cây lâu năm, gốc khá to và tán xòe rộng che rợp cả một vùng. Khu này gồm những ngôi nhà có vườn lớn, cỏ xanh bao quanh trải dài uốn lượn êm đềm dọc theo một dòng sông đẹp hữu tình, ẩn hiện thấp thoáng trong tầm mắt khi tôi ngồi trên xe chạy lướt qua . Mấy ngày ở đó, tôi hai buổi sớm tối được nghe tiếng đọc kinh xen lẫn những hồi chuông bổng trầm rất nhỏ, se sẽ cơ hồ của một giấc mơ thoát tục xa xăm.Có những buổi tôi tập ngồi thiền, giữa âm thanh chim hót líu lo ngoài mảnh vườn đầy hoa cỏ êm đềm, vụt nghe lòng mình thật tịnh yên. 2. Ngay buổi chiều ngày đầu tiên, tôi đã được Ni sư đưa đi thăm vài farm cách chùa chừng 50cs. Brisbane là thủ phủ của tiểu bang Queensland, nơi có rất nhiều nông trại. Con đường đến đó hai bên toàn cây cao cỏ dại cơ hồ chạy giữa một cánh rừng thưa mát rượi, và luôn xen lẫn khắp nơi những vòm hoa phượng tím đẹp đến nao lòng. Chúng tôi đến thăm farm của các Phật tử, một farm rau xanh rộng ngút ngàn và một farm cây quả các loại, có ngôi nhà nhỏ trồng chung quanh thật nhiều hoa lan đủ màu rực rỡ. Vì trời vừa mưa mấy ngày trước nên đất còn sũng nước, tôi không thể đi ra xa để xem, chỉ loanh quanh 38

gần nhà, các căn nhà miền quê ngập tràn cỏ hoa đủ loại. Lúc trở về, xe chở đầy rau tươi xanh mướt và trái cây mới hái trên cây do các chủ farm biếu tặng . 3. Sáng nay, cô T. một Phật tử người Việt đưa tôi cùng Ni sư TP ( trụ trì một chùa ở Vĩnh long cũng vừa sang thăm thiền đường, có duyên sao lại gặp người VL nơi xứ lạ !) đi ra phố thị vùng Indoor. Những con đường khang trang êm đềm cho cảm giác khoan khoái với không khí trong lành thiên nhiên quyến rũ. Chúng tôi ghé vào khu thương mại hiện đại lớn nhất vùng này là Indooroopilly Shopping Centre thăm thú thôi chứ cũng chả mua sắm chi. Đặc biệt trên đường về, cô T. lái xe chở chúng tôi quay lại bằng con đường khác phải đi qua một bến phà nhỏ tên Moggrill Ferry. Đây hình như là phà giao thông duy nhất còn sót lại nơi này, một đoạn sông hẹp chạy lờ lững giữa hai vạt đồi thông xanh thơ mộng. Phà qua lại liên tục chỉ mất chưa đầy 5 phút một lượt, mỗi chuyến chở nhiều nhất chừng 6 chiếc xe ô tô, có khi chỉ một chiếc sang, phà vẫn đưa qua. Bến phà vắng buổi sáng mưa phùn, quang cảnh đẹp êm đềm đến nao lòng gợn trong tôi chút ngậm ngùi lẫn hoài cổ bâng khuâng. Trước khi về chùa, cô T đưa chúng tôi ghé nhà mình cho biết. Nhà cô rất đẹp, là một village nhỏ nằm trên khoảng đất rộng, phía sau là bãi cỏ xanh chạy đổ dốc xuống một dòng sông nhỏ, nước biếc xuôi chảy êm đềm, gợi tôi nhớ về những dòng sông ở quê nhà.

39

4. Dẫu mới đến Queensland vài hôm nay, chưa đi đâu nhiều nhưng không gian chốn này khiến tâm hồn tôi cơ hồ như chùng lại, thấy mình sống chậm đi một chút giữa mênh mang cây cỏ mượt mà, nhất là màu phượng tím luôn ẩn hiện bàng bạc khắp nơi trong tầm mắt, dịu dàng ám ảnh tới khôn cùng. Một nỗi xao xuyến mơ hồ chẳng thể gọi tên, gợi ký ức về một bóng hình nào đã quá xa xăm khuất nẻo trong đời.

40

Jacaranda & Lạc lối về 1. Một buổi sáng, ni sư trụ trì TH đưa ni sư TP, bà Sophia (một Phật tử người Hà Lan ) cùng tôi đi thăm đài thiên văn Sir Thomas Brisbane Planetarium, Mt Coot-tha Look out và Brisbane Botanic Garden thuộc Vườn Bách thảo của Queensland ở ngoại ô Too Wong.. Trong khuôn viên đài thiên văn có một kiến trúc lớn độc đáo mô phỏng theo hình tượng và tính chất của mặt trăng, là nơi cất giữ một phần đất đá của mặt trăng (do phi hành gia người Mỹ Neil Amstrong đem về sau chuyến thám hiểm vệ tinh xanh đầu tiên của con người vào năm 1969) mà nước Mỹ tặng cho một số quốc gia. Brisbane đã được vinh hạnh đại diện Australia lưu giữ hiện vật lịch sử này. Khi vào bên trong, du khách có cảm giác như đang bước trong không gian của mặt trăng với cái lạnh lẽo và khung cảnh mờ ảo giữa một màn sương mỏng. Tôi ngỡ người mình chừng giảm bớt trọng lực, đi lại nhẹ nhàng hơn tựa lướt trên mặt sàn nhà. Đài thiên văn nằm trong Brisbane Botanic Garden, một công viên rộng mênh mông đầy kỳ hoa dị thảo rực rỡ , suối hồ thơ mộng nhưng do ít thời gian nên chúng tôi chỉ dạo qua ít phút, chứ muốn xem hết chắc phải mất cả ngày. Còn Mt Coot - tha Look out là đỉnh cao nhất của núi Coot - tha có thể ngắm hết toàn cảnh City Brisbane, cả phần mặt biển xanh ngắt phía xa xa.

41

2. Trưa này, ni sư TH đưa tôi đi ra phi trường địa phương đón KD từ Sydney qua chơi với tôi vài ngày. Hai đứa mừng rỡ khi gặp lại sau thời gian xa cách 6 tháng kể từ khi KD sang Úc thăm gia đình vào tháng 4/2018. Xế chiều, hai đứa đi dạo loanh quanh thiền đường.Khung cảnh nơi đây thật thơ mộng với những ngôi nhà đầy hoa cỏ tươi thắm trước sân và những con đường nhỏ quanh co xanh rợp cây cao. Đặc biệt có vài cây phượng tím cổ thụ đang nở hoa rất đẹp, muôn cánh hoa tàn rơi xuống mặt đường thành tấm thảm tím biếc, đẹp y tranh vẽ. Chúng tôi tìm đường ra bờ sông gần đấy. Nắng vẫn nhuộm vàng nửa vòm cây lấp lánh, một nửa chìm trong ráng chiều đang dần xuống dù gần 6 giờ chiều, ngày mùa Xuân ở đây khá dài. Hai đứa mê mải chụp hình, hoàng hôn tắt dần không hay, vội quay lại nhà khi trời sụp tối và bị lạc mất đường về, loay hoay hoài giữa các ngã rẻ giống nhau, đầy cây cao và đèn đường mù mờ. Bóng đêm càng lúc càng đen thẳm. Chúng tôi cảm thấy vô cùng lo sợ, may tôi có đem theo điện thoại nên phải quay ra siêu thị nhỏ gần đấy, để cố định vị trí rồi gọi cho người nhà ra đón. Ôi cũng là một kỷ niệm thót tim đáng nhớ của tôi và KD nơi xứ người " Lost in the night forest "! 3. Buổi tối thứ bảy, sư cô TC lái xe đưa chúng tôi dạo quanh phố xá một vòng rồi trở lại Mt Coot - tha để ngắm City Brisbane ban đêm lộng lẫy ánh đèn. Ở trên đỉnh núi, nhiều hàng quán ăn uống đông đúc và 42

một khoảng sân rất rộng có lan can để du khách đứng nhìn xuống toàn cảnh thành phố rực rỡ trải rộng xa xa phía dưới. Trên cao gió thổi lồng lộng lạnh buốt, giữa đám đông xôn xao huyên náo chung quanh, tôi bỗng cảm thấy nhớ nhà vô kể. Để vụt nhận ra rằng dù có đi đến một phương trời xa xôi, tươi đẹp và đời sống con người có hạnh phúc hơn thế nào, thì nơi chốn có những người thân yêu hằng gắn bó với đời mình bao nhiêu năm qua, vẫn là một nơi chốn ấm cúng nhất mà tôi chẳng bao giờ có thể lạc lối về.

43

Bus to South Bank Parklands 1. Buổi sáng CN 21/10, tôi và KD đi xe bus từ Bellbowrie lên City Brisbane, cách xa khoảng 20cs. Tuyến xe chạy qua nhiều con đường xanh mướt, luôn thấp thoáng những vòm phượng tím hai bên lề, càng vào đến gần City càng nhiều đoạn phố phủ đầy phượng tím hơn. Hai đứa cứ suýt soa từng chập nhưng chả chụp được tấm ảnh nào vì xe lướt quá nhanh. 2. Trạm bus stop cuối cùng dừng tại South Bank Parklands. Đây cũng là quần thể công trình văn hóa nghệ thuật giải trí công cộng lớn với thư viện, nhà hát, gallery, viện bảo tàng của thành phố trải dài theo bờ sông Brisbane thơ mộng, diện tích rộng đến 17,5 héc ta. Chúng tôi đi dọc South Bank Parklands nằm một bên sông, là con đường có bờ kè trang trí nhiều cỏ hoa đẹp mắt, san sát nối tiếp nhau là đủ loại hình thái du ngoạn vui chơi, thường đông đúc vào mỗi dịp cuối tuần. Nhìn qua khu trung tâm City phía bờ bên kia, các công trình kiến trúc hiện đại rất mỹ thuật, hài hòa với khung cảnh dòng sông chảy ngang thành phố. 3. Một quãng phố đông đúc huyên náo các gian hàng bán quà ăn vặt và đồ lưu niệm giá rẻ như các khu chợ đêm tại những thành phố du lịch ở VN. Có nhiều loại du thuyền đi lại trên sông, hai đứa tôi định đi một chuyến ferry đưa khách dọc sông tham 44

quan thành phố nhưng không đúng thời biểu nên đành thôi. Hai đứa mải mê chụp hình suốt buổi, xong ghé một hàng rong ăn kem ly rồi đi lòng vòng khu bán hàng lưu niệm, chọn mua được vài món đồ nho nhỏ xinh xinh làm kỷ niệm. Tôi bỗng có cảm giác bâng khuâng đến nao lòng với tâm trạng của một du khách đang lang thang ngẩn ngơ nơi xứ lạ quê người. Cuối chiều, chúng tôi vội trở lại trạm xe bus để về nhà khi trời bắt đầu mưa nặng hạt, rồi mưa suốt đường đi, những vòm Jacaranda nhạt nhòa ủ rủ, hai đứa thật tiếc nuối vì chưa chụp được bức hình phượng tím nào ở City. 4. Hôm nay, tôi đã rời xa Queensland nhưng hình ảnh dòng sông Brisbane nên thơ của một ngày cùng KD lang thang sẽ còn lại mãi trong ký ức tôi về một chuyến viễn du đầy thi vị ở miền đất hoa phượng tím.

45

Bầy sâm cầm ở ngoại ô Ipswich 1. Mấy hôm nay, trời nắng chói chang và quá nóng dù mới là những ngày đầu xuân. Nắng nóng đến làm héo úa cả cỏ cây lẫn những cảm xúc với mùa. Vài hôm Tết rộn ràng cũng đã đi qua trả lại cho đời sống cái sinh hoạt thường nhật đều đặn đến mỏi mòn vốn sẵn. Cảm thấy hơi buồn vì miền Nam xứ mình không có nổi một mùa Xuân đúng nghĩa của bốn mùa.Tôi khát khao những tháng ngày xuân êm đềm, nắng ấm áp và gió dịu dàng như lẽ ra phải thế. Có đôi khi chợt thèm được chìm đắm trong một khung cảnh hiền hòa, lặng lẽ, nên thơ. 2. Dù trở về từ nước Úc đã hơn 3 tháng, tôi nhiều lúc vẫn mơ màng nhớ về khoảng thời gian ở xứ sở Kangaroo, có lẽ vì không khí mùa Xuân nơi đó. Thời tiết rất đẹp dẫu thi thoảng có lác đác vài cơn mưa lay bay cho tôi được biết thế nào là mưa trên những hàng phượng tím biếc, quyến rũ đến nao lòng . Sáng sớm và đêm khuya thường se sắt lạnh nhưng ban ngày luôn vàng nắng mà mát dịu đủ để rong chơi đây đó xa gần với hoa cỏ thiên nhiên. Từ những phố phường City tráng lệ, những công viên hoa rực rỡ bạt ngàn, những núi đồi hùng vỹ mênh mông, những đại dương bao la xanh thẳm, những cung đường ngoạn mục cheo leo đẹp hơn tranh vẽ. Đến những khu park nhỏ gần nhà xanh mướt cỏ non, những ngôi nhà xinh xắn nằm giữa vườn hoa đủ sắc màu, những dòng 46

sông hẹp chảy quanh co khuất khúc sau nhà chả biết dẫn về đâu... 3. Tôi nhớ mãi buổi sáng ngày cuối cùng ở Brisbane, ni sư TH lái xe đưa chúng tôi ghé thăm một park cách chùa không xa lắm ở Colleges Crossing Reserve, vùng ngoại ô Ipswich, Queensland. Là công viên nằm bên nhánh sông nhỏ trong xanh tĩnh lặng chạy dài bên một cánh rừng thơ mộng, thấp thoáng mấy tàng phượng tím đang trổ bông . Chúng tôi đến đây để ngắm đàn sâm cầm bơi lội thong dong trên sông, có đến vài chục con. Muốn chúng tụ tập lại gần bờ, tôi tung mấy vốc bánh mì vụn xuống nước. Thỉnh thoảng chúng lại cùng vỗ cánh bay lên cao nhịp nhàng, chấp chới sáng lóa dưới ánh nắng mai trông thật đẹp mắt. Sâm cầm, bên ngoài nhìn giống như vịt nhưng thanh tao hơn, có mỏ nhọn dài và cứng. Chúng là loài chim thiên di dọc theo chiều dài trái đất từ phương Bắc xuống miền Nam để tránh giá rét mùa Đông.Tôi nghe nói trước đây, có dạo sâm cầm đã bay về trú ngụ ở hồ Tây Hà Nội, nhưng bị con người săn bắt nên không còn trở lại nữa. Ôi thương thay cho "bầy sâm cầm nhỏ vỗ cánh mặt trời" trong bài hát Nhớ mùa thu Hà Nội của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn! 4. Những hình ảnh của một ngày mùa Xuân phương xa bỗng chốc giúp tâm hồn tôi êm ái nhẹ nhàng hẳn lại giữa cái tiết trời oi ả nóng bức của Saigon hiện tại. Ước muốn về những chuyến đi xa chưa bao giờ 47

nguôi thôi thúc trong lòng tôi, phải chăng tôi cũng giống loài chim sâm cầm kia, luôn thiên di về phía những vùng trời nồng ấm yên bình. Tôi cũng muốn được như bầy sâm cầm ấy, một buổi sáng đầu năm đằm mình bơi lội trong dòng nước trong xanh mát rượi, rồi phút giây vụt vỗ cánh bay lên cùng nhau tạo thành một vũ khúc mùa Xuân tuyệt vời giữa trời đất bao la. Thực ra, hạnh phúc đời người cũng chỉ cần đơn sơ và an nhiên như thế, với tôi !

48

Sydney (New South Wales)

49

Greystanes êm ả 1.Tôi đến Sydney vào đêm qua, lần này không độc hành trên chuyến bay đi từ Brisbane, mà cùng với KD. Tôi được đón từ sân bay Sydney về nhà chị HK ở Greystanes, cách đó gần 30 cs. Chị HK đãi hai đứa bữa ăn tối bằng bát phở chị chuẩn bị sẵn, nóng hổi và thơm phức thật ngon lành. KD sau đó được con gái đến đón về. Khi vào căn phòng nhỏ dành riêng cho mình, tôi đã thấy trên bàn một bình hoa nhỏ cắm hai bông hồng tươi thắm được chị cắt từ vườn nhà, đẹp một cách lạ lùng dưới ánh đèn ngủ mờ tỏa mơ màng. Tôi chợt xúc động đến rưng rưng nước mắt. Cảm ơn chị HK thân quý đã dành cho em tấm lòng thơm thảo mà em sẽ chẳng bao giờ quên được trong đời. 2. Sáng hôm sau, ngày đầu tiên ở Sydney, nơi vùng Greystanes êm đềm, tôi đã được chị HK dẫn đi thăm nhà chị CK, ngôi nhà đẹp trang nhã đầy nghệ thuật với vườn hoa lan trăm loại khoe màu rực rỡ mê hồn. Sau đấy, chị đưa tôi ra khu trung tâm Parramatta ngắm một góc phố phường mùa Xuân với các vòm cây trơ trụi của đông tàn đang nảy lá non xanh biếc. Chúng tôi ghé mua sắm ít quần áo ở một shop trên phố. Giờ đang là buổi chiều tàn, hoàng hôn dần xuống và trăng vừa lên trên bãi cỏ xanh mượt mà ở khu park mênh mông phía trước nhà... 50

Đêm Cabramatta 1. Buổi tối ngày hôm sau ở Greystanes, tôi thật xúc động khi gặp lại anh chị Phúc , ngày xưa cùng dạy học với tôi ở Minh Đức (Cái Nhum, VL) trước tháng 4/75. Chúng tôi mới chỉ tái ngộ sau này qua facebook chừng 6,7 năm nay nhưng tình cảm đã khá thân thiết nhờ những kỷ niệm gắn bó về ngôi trường thân yêu ngày cũ. Anh chị đưa đi tôi thăm Cabramatta, thủ phủ người Việt ở Sydney cách xa trung tâm thành phố chừng 30cs . Tôi có cảm giác như đi dạo ở một khu phố VN nào đó với đủ các hàng quán bảng hiệu tiếng Việt. Cũng quán ăn Tân Việt, Lộc Ký, cà phê Góc phố, hàng nước mía ...Có đôi nét khác biệt là đường phố ở đây chỉ toàn ô tô, không có xe gắn máy và xe cộ lưu thông trật tự hơn, vắng người đi lại hơn. Ở trước một market lớn có bảng hiệu ghi song ngữ Hoa - Anh. Cổng chào sơn son thếp vàng viết những dòng chữ Hán, có lẽ do người Hoa làm chủ. Bên cạnh còn có hai khối tượng bằng đồng khá lớn mô tả một loài vật cổ thiêng liêng nào đó mà tôi không thể xác định được. 2. Anh chị P dẫn tôi dạo bộ qua những khu phố sầm uất, cuối cùng ghé quán của một người gốc Việt để ăn những món ăn dân dã quê hương nơi đất khách. Khi về đến nhà đêm đã khá khuya, trăng tỏa ánh sáng mờ ảo trên cây phượng tím chưa nở hoa trước sân nhà chị HK. Trời cũng lạnh dần nhưng tình cảm 51

nồng nhiệt chân thành của vợ chồng anh Bá Phúc và chị Ngọc Lệ dành cho mình khiến tôi thật cảm động và thấy lòng vô cùng ấm áp.

52

Sydney lộng gió & những cây cổ thụ ở Royal Botanic Garden 1. Sáng thứ tư 24/10, chị HK dẫn tôi đi City Sydney, cùng đi có cô em Hoàng. Chúng tôi đi xe, đi bộ 2, 3 chặng ngắn mới tới trạm train Westmead. Chỉ đi xe lửa một vài trạm, chúng tôi xuống đi dọc theo một đoạn kênh đào nối với dòng sông dẫn ra vịnh Sydney, sau đó lên ferry để đi ra trung tâm thành phố . Cảnh vật hai bên sông rất thơ mộng với những ngôi nhà kiểu châu Âu cổ kính, những rặng cây xanh mướt nhưng tôi chẳng chụp được bức hình nào vì trời mưa bụi, mây xám tối . Ai cũng muốn ngồi ở hai dãy ghế ngoài cabine trước ferry để ngắm cảnh nhưng trời càng lúc càng gió, lạnh tới run người nên dần dần đi hết vào trong để tránh gió. Khi gần đến cầu cảng Habour, Hoàng gọi tôi ra trước boong tàu để dễ chụp hình với nhà hát Opera từ trên phà.Tôi đứng ở lan can ferry, gió lộng thổi tóc tung bay, không thể nào giữ nổi. Gió nhiều tới nỗi ngỡ có thể cuốn tôi lên khỏi mặt ferry, tóc phủ kín mặt mày trong các hình chụp, may mà còn vài tấm nhìn thấy mặt. 2. Tuy là ngày thường nhưng khu vực nhà hát Opera Sydney và cầu cảng Harbour cũng khá đông du khách. Chúng tôi đi khắp nơi và em Hoàng luôn cố chụp cho tôi ở mọi phía của nhà hát, dù chỉ ở vòng ngoài chưa vào bên trong. Tôi nói đùa với chị HK là Hoàng chụp cho em đến nát cả nhà hát rồi chị ơi. Thực lòng, tôi chưa thấy ai có nhiệt tâm chụp hình 53

cho người khác như Hoàng, em luôn muốn tìm mọi góc cạnh độc đáo cho các tấm ảnh. Vô cùng cảm ơn em đã giúp tôi có nhiều hình đẹp trong chuyến đi thăm City Sydney. 3. Rời nhà hát Opera, chúng tôi tản bộ ra Botanic Garden nằm dọc theo sông Sydney gần đó, một công viên rộng mênh mông với nhiều loại cây cỏ lạ. Hoa rực rỡ sắc màu trồng theo các design mỹ thuật trên những bãi cỏ xanh rờn . Đặc biệt, có rất nhiều loại cây lâu năm gốc lớn gần 2 m, tàng rộng như mái nhà đủ hình thù , rễ nằm sát đất dài như một băng ghế, tạo thành hốc cây to mà người ta có thể đứng lọt vào để chụp hình. Sông chạy dần ra cửa biển rất thơ mộng, nước trong suốt, những cánh buồm trắng lướt nhẹ trên sông điểm tô thêm vẻ đẹp cho công viên. 4. Chúng tôi chẳng thể đi hết Botanic Garden nên đành quay lại nhà hát Opera để trở ra khu phố trung tâm Sydney tráng lệ và rộn rịp người qua lại. Dù đông đúc nhưng phố phường vẫn mang một nét thanh lịch rất riêng không ồn ả xô bồ. Lượt về, chúng tôi đi bằng train từ một trạm trung tâm City về luôn tới gần nhà.Tôi rất thích đi xe lửa dù đường gần hay xa. Ngồi trong xe, tôi luôn có một cảm giác thật lạ lùng, một chút ngậm ngùi nao lòng vô cớ. Chợt thấy mình thoáng cô đơn dù ngồi giữa đông người. Những sân ga hối hả người lên xuống. Trong đầu thường bỗng vang vọng mấy câu thơ thuộc lòng từ lâu của ai chả nhớ: 54

" Người là chuyến tàu xuôi nhiều ga nhỏ Tôi chỉ là sân ga của một đoạn đời " Nhưng người là ai, những bóng hình đan xen lẫn lộn. Hay chỉ là những kỷ niệm vừa tươi xanh vừa héo úa trong đời. Âm thanh báo tàu đã dừng trạm Westmead, chúng tôi xuống tàu đi bộ về nơi gửi xe. Nắng chiều đang nhuộm vàng không gian, cảnh vật xinh đẹp chung quanh phút chốc giúp tôi rủ bỏ chút buồn rầu vừa chớm trong lòng. Như chiếc tàu vừa rời khỏi bến, để tiếp tục đến các sân ga khác. Tôi sẽ còn rất nhiều cuộc hành trình mới lạ đầy thú vị khác đang đợi chờ ở phía trước, phải không !

55

Jacaranda đã nở 1. Sáng nay khi chị HK mở cửa nhà, tôi ra theo và ồ reo lên, chị ơi phượng tím đã nở rồi, những bông hoa đầu tiên của mùa. Nhà chị có cây Jacaranda khá lớn trước sân nhưng tuần trước khi tôi qua Sydney, cây còn đầy nụ. Trước đó, tôi đã gặp ở Queensland là miền nắng ấm của Australia nên hoa nở sớm. Các thủ phủ Melboune (bang Victoria) và Sydney ( bang NSW ) lạnh hơn, hoa còn đang nụ. Buổi sáng nào hai chị em cũng ngó chừng xem hoa đã nở chưa. 2. Nhà chị có khu vườn nhỏ quanh nhà thật xinh xắn, với cỏ mịn xanh rờn lác đác những đám hoa màu vàng bé xíu. Ngay trước ngõ là một cây Phượng tím rất cao, tàng vươn rộng. Chị kể mỗi mùa hoa nở rợp trời, rụng phủ tím sân. Ngay dưới gốc là một bụi hồng đỏ Robusta luôn nở hoa quanh năm rực rỡ. Lối đi nhỏ bên hông nhà trồng mấy bụi hồng mà tôi quên tên, những bông hoa lúc mãn khai lớn bằng bàn tay khiến tôi mê mẩn. Phía vườn sau là vài khóm hoa quỳnh, lúc tôi đến cũng đang nở hoa, thơm ngát. Cũng là lần đầu, tôi được ngắm hoa Quỳnh gần đến thế, thú vị vô cùng. Trong vườn còn có hoa Trà và vài giống cây lạ mà tôi không biết tên. Tôi thật may mắn khi trong vài ngày tới, tôi sẽ được ngắm hoa Jacaranda trổ rộ đầy trên cây như niềm mong đợi, được thấy thêm lần nữa phượng tím tại New South Wales, ở ngay sân nhà chị HK. 56

Thanks Jacaranda đã luôn không phụ lòng tôi !

57

Biển sóng Dee Why & Chiều vàng Cherrybrook 1. Ở Sydney, tôi đến nhà KD chơi vài ngày ở vùng Cherrybrook. Sáng thứ sáu 26/10, Trúc (con gái KD) chở cả nhà đi chơi biển Dee Why , lái xe gần cả tiếng đồng hồ mới tới. Con đường uốn lượn qua những vùng đồi quanh co lên xuống xanh mướt cỏ cây như xuyên qua rừng thưa đẹp tựa tranh vẽ, không khí thật trong lành. Là ngày thường nên biển khá vắng, không có người tắm. Cả một vùng biển mênh mông trải dài rất thơ mộng với hàng phi lao cao vút trên lối đi dọc bãi biển . Sóng vỗ từng chập vào bờ, trắng xóa, tôi nghe được cả tiếng sóng rì rào trong gió lộng bốn bề. Trời khá lạnh nên chúng tôi chẳng dám xuống gần biển, chỉ dạo quanh trên bờ. Từng đàn chim nhảy nhót tại bãi đá nước cạn, thỉnh thoảng lại cùng nhau vỗ cánh bay vút lên mặt biển. Cảnh tượng thật đẹp nhưng vì không chuẩn bị máy ảnh trước nên tôi chẳng kịp chụp tấm hình nào. Một buổi sáng đi biển thật lý tưởng thú vị cùng KD, Trúc và hai baby vô cùng đáng yêu. Xe quay về, tâm hồn tôi bỗng dưng chùng xuống bùi ngùi. Biển cũng như lòng người, có khi rạt rào cơ hồ sóng vỗ, có khi trống hoác trống huơ tựa bãi đá cạn trơ. Chưa bao giờ đứng trước biển mà tôi cảm thấy vui, chẳng buồn thì cũng là chút xao xuyến bâng khuâng.

58

2. Buổi chiều, KD và tôi đi dạo quanh khu park gần nhà. Đúng ra là một cánh rừng được khai thác để làm du lịch nên còn vẻ hoang sơ tự nhiên. Những lối đi hẹp ngoằn ngoèo dưới tán cây cao vút. Những chiếc cầu gỗ đơn sơ thấp thoáng đâu đó trên những lạch nước nhỏ kêu róc rách. Mặt trời to và đỏ rực lấp loáng sau mấy tán cây rậm rạp ở phía xa. Chúng tôi mê mải chụp hình nhưng hoàng hôn tắt rất nhanh, bóng tối đã dần buông xuống trên cảnh vật. Hai đứa vội vã leo ngược con dốc trở về, vừa đi vừa nhớ lại cảm giác" lost in night forest" ở Brisbane hôm trước, cùng bật cười, tiếng cười nhỏ mà tưởng chừng vẫn làm không gian thinh lặng của rừng xao động. 3. Sau nhà con gái KD có một con đường dốc thoai thoải nằm giữa cỏ cây rất đẹp, tôi hay đứng từ phòng ngủ KD nhìn qua lớp cửa kính trong suốt vào sáng sớm hoặc xế chiều. Cảnh vật dưới nắng rực óng ban mai và vàng võ cuối ngày đều tuyệt đẹp như một bức họa sơn dầu. KD bảo nó khiến em nhớ tới bài "Nhìn những mùa Thu đi"(*) Còn tôi lại liên tưởng đến những câu ca gọi nắng của "Hạ trắng"(*) "Gọi nắng cho cơn mê chiều nhiều hoa trắng bay Nắng đưa em về miền xa nẻo mây"... Bây giờ mới đang giữa mùa Xuân nước Úc, tôi đã nhớ về những mùa hạ trong đời. Dường như trong tôi, mùa Xuân thường qua quá vội, chưa kịp để tôi lưu giữ lại chút mùi hương say nồng của hoa cỏ, của đất trời và của cả đời mình. ______________________ 59

(*) Tên các ca khúc của NS Trịnh Công Sơn.

60

Beautiful Saturday & Blue Mountains 1. Sáng thứ bảy 27/10, tôi đi thăm Blue Mountains cùng KD và gia đình Trúc. Đây là thắng cảnh nổi danh của bang New South Wales nằm trải dài một dãy núi đồi rộng bao la. Đầu tiên, chúng tôi xuống xe đi vào Everglades , công viên lớn giống một khu rừng , dạo dọc theo các lối đi giữa cây cỏ và muôn loài hoa tươi thắm, đẹp đến nỗi tôi và KD cứ suýt soa, cứ vài bước phải dừng lại chụp hình . Cả đoàn ghé một quán coffee nhỏ, là một ngôi nhà cổ xinh xắn giữa rừng để nghỉ chân uống trà ăn bánh ngọt theo kiểu Ăng lê vào giữa buối sáng. Sau đó tiếp tục đi theo các lối đi quanh co dốc lên xuống thoai thoải chìm giữa bóng mát của cây cao và hương thơm của hoa lá thiên nhiên, âm thanh róc rách của các lạch nước trong veo ẩn khuất dưới cỏ dại lẫn tiếng chim hót ríu ran trên cành. Cảm giác vô cùng khoan khoái khiến đi khá xa mà chẳng hề thấy mệt mỏi. Công viên này rất rộng lớn mà đoàn chúng tôi có 2 cháu nhỏ nên chỉ đi một phần rồi về chỗ gửi xe, tìm bãi cỏ dưới tán cây rộng trải bạt làm chỗ ăn trưa với các loại fast food đem theo. 2. Trên đường về, chúng tôi ghé vào Three Sisters là một điểm du lịch khác của Blue Mountains. Tên gọi Three Sisters do nơi đây từ trên một triền núi có thể trông thấy phía dưới 3 ngọn núi nhỏ thuôn thuôn 61

đứng cạnh nhau như hình tượng 3 chị em, vươn lên từ một lũng sâu. Quang cảnh nơi này rất nên thơ hùng vỹ, những dãy núi chập chùng tiếp nối phía xa xa, ban trưa nhưng dường như có sương mù từ thung lũng sâu bay lên lưng chừng rừng núi, cơ hồ phủ một màu lam lên cảnh vật. Tôi nghĩ vì vậy nên mới đặt tên là Blue Mountains. Du khách đến đây rất đông, chúng tôi kiên nhẫn lắm mới tìm được chỗ chụp hình như ý. Trong Blue Mountains còn nhiều loại hình vui chơi giải trí mạo hiểm khác nhưng chúng tôi thấy muộn rồi nên ra về. 3. Chiều đã dần tàn trên đường trở lại Cherrybrook. Trúc đãi cả nhà ăn tối bằng món phở VN mà cô bé đã công phu chuẩn bị từ vài hôm trước. Tôi cảm giác chưa bao giờ được ăn bát phở đậm đà ngon miệng như thế giữa cái lạnh giá buốt từ cửa kính phả vào. Buổi tối, Trúc lái xe đưa tôi trở về nhà chị HK ở Greystanes, mất hơn nửa giờ mới tới. KD cũng theo cùng để tiễn tôi. Đèn đường Sydney vàng vọt, có lúc như tối thẳm khi đi vào miền ngoại ô, chả nhận ra gì bên ngoài cửa xe. Tôi chợt nghe mi mắt mình cay xè, nhẹ nắm tay KD. Tạm biệt nhé ngôi nhà xinh đẹp vùng Cherrybrook của gia đình Trúc, có vạt nắng vàng trên con dốc bên cạnh và khu vườn với lũ chim két lông màu sặc sỡ thân thiện thường bay về tìm thức ăn ở sân sau mỗi sáng chiều. Tạm biệt Trúc xinh đẹp, giỏi giang và Jason ân cần mến khách. Tôi sẽ rất nhớ hai baby đáng yêu tựa 62

thiên thần, Alsie và Archie, con của Trúc. Cảm ơn cả gia đình Trúc đã đón tiếp tôi như một người thân thiết từ lâu. Tạm biệt KD yêu dấu của tôi, chúng ta vẫn luôn gần nhau, bên nhau như chưa bao giờ bị ngăn cách, bởi bất cứ thời gian dài ngắn hay kích chiều dài rộng của biển trời nào, phải không !

63

Tuyệt vời duyên hải Wollongong 1. Chủ nhật 28/10, anh chị Phúc lái xe đưa tôi đi thăm miền duyên hải Wollongong, thành phố thuộc vùng Illawarra, NSW, cách nhà chừng 100cs. Đầu tiên chúng tôi ghé viếng chùa Nam Tiên ( Nam Tiên Buddhish Temple), là ngôi chùa lớn nhất Nam bán cầu do một người Đài Loan xây dựng. Chùa nằm trên một dãy đồi trải dài rộng mênh mông với khung cảnh thiên nhiên lẫn các thiết kế vườn cảnh, hồ sen thật hài hòa và hữu tình y như thật, bát ngát hoa lá muôn màu giữa những đồi cỏ xanh mượt mà mướt mắt. Riêng kiến trúc chùa rất uy nghi và trang nghiêm theo kiểu Á đông, không cầu kỳ sặc sỡ như một số chùa Trung hoa khác. Chùa quá rộng nên chúng tôi cũng chỉ chiêm ngưỡng được một phần nhỏ rồi tiếp tục lên đường đi đến thăm Head Lighthouse. Ngọn hải đăng đẹp nổi tiếng nằm trên một ngọn đồi thấp cạnh biển. Biển ở đây xanh thẳm, xanh một cách lạ lùng và sóng trắng xóa hơn ở bất cứ nơi đâu tôi từng biết. Tòa Lighthouse trắng muốt nổi lên giữa cỏ biếc của đồi, xanh ngát của đại dương và bao la mây trắng là một cảnh tượng vô cùng hùng vỹ, đẹp đến chẳng thể diễn tả nổi bằng lời. Dưới chân đồi, lũ hải âu về đậu thật đông, thỉnh thoảng lại cùng vụt bay lên nhịp nhàng như một vũ khúc loài chim trắng rợp một góc trời, tiếc rằng tôi không thể chụp kịp một bức ảnh ghi lại khoảnh khắc này ! 64

2. Chúng tôi rời Head Lighthouse trong niềm lưu luyến tiếp tục đi dọc theo con đường duyên hải Wollongong thơ mộng, một bên là biển mênh mông một bên là vách núi đá cao sừng sững. Trên cung đường này có Sea Cliff Brigde thuộc Grand Pacific Drive là cây cầu dài gần 700m xây uốn lượn sát chân núi dọc biển, một công trình kỳ vĩ cũng là thắng cảnh nổi tiếng của bang New South Wales. Tôi cũng không biết dùng ngôn từ nào để mô tả hết cái đẹp vừa hùng vỹ vừa nên thơ kết hợp bởi bàn tay con người và thiên nhiên ở nơi đây ! 3. Về đến nhà ở Castleton, anh chị Phúc rủ tôi đi dạo chơi park gần đấy. Ở Úc hầu như khu dân cư nào cũng luôn phải có một công viên lớn hoặc nhỏ để cân bằng sinh thái. Chiều xuống êm đềm giữa cây cỏ lá hoa, những lối đi xanh mướt dẫn ra cây cầu treo nhỏ bắc ngang dòng sông hẹp, có vài con thuyền nhỏ đậu mé nước, cảnh hơi giống ở VN.Tôi bỗng thấy nhớ nhà, nhớ quê hương với một chút ngậm ngùi khi so sánh cuộc sống của đất mình và xứ người. Tôi vẫn nghĩ, tôi chẳng cần một cuộc sống dư thừa vật chất ồn ả xa hoa, chỉ muốn đời mình trôi qua những ngày tháng no đủ, bình yên ấm áp bên những người thân yêu trong một khung cảnh tĩnh lặng, tràn ngập hương hoa và mùi cỏ lá, vào mỗi sớm mai vào mỗi đêm về. Được đi khắp đó đây hòa mình vào với thiên nhiên hoang sơ quyến rũ, khám phá các miền đất xa xôi đầy phong vị mới mẻ và lạ lẫm. 65

Tôi chỉ mong cầu thế thôi, hạnh phúc giản đơn như một bài thơ ngắn, có quá khó khăn và xa vời để đạt được chăng ! Tỷ dụ như hôm nay, với tôi những giờ phút hân hoan tận hưởng cái đẹp giữa biển trời Wollongong tuyệt diệu cũng đã là một ân phước có thực trong đời !

66

Lang thang New South Wales 1. Tháng 10 năm ngoái, tôi có chuyến du lịch đến Úc một tháng, đã ghé Sydney, ở lại gần hai tuần.Trong thời gian này, tôi được người thân và bạn bè đưa đi thăm thú nhiều nơi. Những danh lam thắng cảnh nổi tiếng của bang New South Wales như Blue Mountains, Three Sisters, biển Dee Why, vùng duyên hải Wollonggong, cung đường biển Grand Pacific Drive và City Sydney với cầu Harbour, nhà hát Opera lừng danh, phải đi xa vài chục đến hàng trăm cs. Còn mấy lúc rảnh rang khác, tôi được dẫn đi cho biết một số chợ và công viên gần nhà. 2. Khu Cabramatta được xem là thủ phủ người Việt ở Sydney, nơi đây rất đông dân VN sinh sống và làm ăn buôn bán. Các hàng quán đều mang tên Việt như ở quê nhà bán các món ăn đặc sản 3 miền VN, chả thiếu thứ gì. Trong chợ cũng thế, đủ loại thực phẩm, rau quả, gia vị để nấu bất cứ món truyền thống nào của nước ta. Thoáng phút chốc nào đó, tôi cứ tưởng như đang bước đi giữa một ngôi chợ quen thuộc ở xứ mình. Riêng quần áo vật dụng thời trang bình thường thì đi mua sắm ở Parramatta, trung tâm thương mại cách nhà chị HK ở Greytanes(nơi tôi trú) chừng hai mươi cs. Có thể đi bằng xe hơi, train, metro. Nơi đây khá sầm uất khang trang, tha hồ shopping, nhất là những dịp sale off, mặc sức sắm sanh nhiều đồ đẹp và mode với giá cả phù hợp. 67

Ở đây cũng có một công viên chạy dọc theo sông Parramatta thật thơ mộng với các lâu đài cổ cùng các hàng dương liễu rợp bóng một bên bờ, có bến tàu đưa khách ra vịnh Sydney tham quan Harbour Bridge và nhà hát con sò. 3. Tại vùng Fairfield có một khu chợ mà ở VN gọi là chợ trời, rất rộng lớn, buôn bán đủ thứ trên đời, thường họp theo phiên vào thứ tư hàng tuần. Chợ mênh mông chia làm nhiều khu bán các hàng hóa khác nhau, cả cũ lẫn mới. Đa số là đã dùng rồi và giá cả có thể thay đổi theo giờ trong phiên chợ chỉ diễn ra một buổi sáng đến khoảng 12g trưa. Một món đồ sáng sớm giá 4 aud ( đô la Úc) có thể chỉ còn chừng nửa aud vào cuối phiên. Nếu có thời gian chọn lựa, khách may ra tìm được một món độc đáo với giá rất hời. Thứ duy nhất không rẻ trong chợ này là cây kiểng, hoa phong lan đủ loại. Khách cũng có thể trao đổi hoa của vườn nhà mình với người bán. 4. Buổi sáng chủ nhật nọ, khi anh chị Phúc đưa tôi đi từ chùa Nam Thiên đến Head Lighthouse vùng Wollongong, tình cờ xe chạy qua một phiên garage sale đang họp tại sân một ngôi trường nhỏ, chúng tôi liền ghé vào. Garage sale là hình thức một buổi chợ mà người dân trong vùng có món chi hand made hay không sử dụng nữa sẽ mang ra bán nên có nhiều món lạ lạ hay hay cũ kỹ như cổ vật tự đời nào. Dự phiên chợ này, tâm hồn tôi cảm thấy thư thái nhẹ nhàng, chợt dâng lên trong lòng chút cảm xúc lâng 68

lâng cơ hồ đang ở giữa một phiên chợ đồng quê châu Âu, ngỡ mình như cô nàng thôn nữ Peret đội sữa bò trên đầu đem bán, trong giây phút mơ mộng đến những viễn cảnh tươi đẹp khi bán xong chỗ sữa đem đi (truyện ngụ ngôn La Fontaine). Chỉ khác chút là tôi chưa hào hứng đến nổi nhảy lên như cô, nên niềm vui nhẹ nhàng của kỷ niệm thú vị ấy đến giờ này vẫn còn nguyên vẹn trong tôi.

69

Những mảng màu xanh mướt 1. Hầu như ở Sydney, giữa mỗi khu dân cư đều có một công viên (park), lớn hoặc nhỏ. Đặc biệt, các park này mang vẻ rất thiên nhiên, giống như một khu vườn hoặc một cánh rừng nhỏ, thường có cả thác suối hay nằm bên một dòng sông nhỏ thật thơ mộng. Có nơi y hệt khung cảnh miền quê êm đềm như park gần nhà anh chị Phúc mà tôi đi dạo vào một buổi chiều, cũng có những bến nước sau nhà, chỉ khác đây là bến đậu của ca nô chứ chẳng phải mấy con thuyền gỗ. Dù vậy cũng đủ khiến lòng tôi bâng khuâng, xác xao chút nỗi nhớ nhà. 2 . Vì tôi muốn được thấy những chú Kangaroo đặc trưng của Úc nên một buổi trưa, chị Ngọc Lệ đưa tôi đến Central Gardens Park ở vùng Merrylands, một công viên lớn của Sydney. Nơi đây rộng bao la, chúng tôi đi mãi chả thấy bóng dáng chú chuột túi nào, may nhờ công viên thật đẹp và mát rượi với những vòm cây cao xanh mướt, bãi cỏ mênh mông lại có thác nước chảy róc rách, tiếng chim chuyền cành hót ríu ran thành ra đi hoài vẫn chẳng thấy mệt. Hỏi thăm đường mấy bận, hai chị em mới đến nơi có Kangaroo. Tiếc rằng đây chỉ là một loài chuột túi có kích thước nhỏ, gọi là Wallaby và chúng được nuôi trong hàng rào nên tôi không thể đến gần. 3. Khi đến chơi với KD ở Cherrybrook, miền ngoại ô Sydney, xế chiều KD dẫn tôi tới một công viên gần nhà, thực ra đây là một khu bảo tồn thiên nhiên, gần 70

như rừng nguyên sinh nên vẫn giữ được vẻ hoang sơ vô cùng thơ mộng, giữa rừng còn vẳng nghe đâu đó tiếng suối reo. Chiều xuống dần nên rừng càng lúc càng âm u, trời se se lạnh, không khí thật huyền ảo, khiến cảm xúc và ấn tượng về buổi chiều ấy còn in mãi nơi trí tưởng tôi đến tận bây giờ. 4. Một hôm, chị HK đưa tôi đến thăm nhà chị CK cũng ở vùng Greystane, ôi chao tôi mê mẩn căn nhà xinh đẹp của chị CK biết chừng nào. Bên trong nội thất chưng bày trang nhã với tranh, tượng, cây cảnh. Ngoài vườn tràn ngập đủ loại phong lan quý hiếm đang phô bày sắc hương rực rỡ. Gần nhà chị CK cũng có một park nhỏ, cây cỏ xanh rờn bên con đường có nhiều village ẩn sau những hàng rào hoa hồng đủ màu tuyệt mỹ như những bức tranh của postcards. Tuy nhiên, thân thuộc và gần gũi với tôi nhất là khu park trước nhà chị HK, vì tôi đã luôn nhìn ngắm nó suốt thời gian ở Greystane. Park này khá rộng xanh mướt một màu cỏ mênh mông, chỉ thấp thoáng vài bóng cây cao lớn. Tôi có thể thấy mặt trời xuống dần trên hàng cây trải dài phía xa xa, màu tà huy đỏ thẫm hay vầng trăng non ở một góc trời, chiếu ánh sáng bàng bạc trên bãi cỏ đêm mơ màng thanh vắng. Tôi nhớ biết mấy khoảng sân nhỏ của nhà chị HK, cây Phượng tím già cao vút với bụi hoa hồng leo dưới gốc, bãi cỏ xanh mịn màng mọc tràn lan loài hoa dại be bé vàng tươi. Bây giờ đang đầu tháng 11, Jacaranda chắc đã nở đầy cành tím biếc, hoa hồng đã rộ đỏ sum suê và 71

những bông dại li ti vẫn vàng rực trên nền cỏ mịn xanh ngời. 5. Nơi thành phố này, tôi vẫn nhớ về những parks mình từng qua ở phương trời xa ấy mỗi lần bước ngang một công viên nào đó, thấy lòng mình bỗng dưng chùng xuống lao xao, lại thầm khẽ hát "Đã mấy lần Thu sang công viên chiều qua rất ngắn"(*), để rồi bất giác ngậm ngùi "Nghe tên mình vào quên lãng, nghe tháng ngày chết trong Thu vàng" (*). Dường như mùa Thu cũng tàn rồi, vài sớm mai này thức giấc, đã chợt nghe hơi rét len nhẹ qua song cửa sổ vào phòng. Và một mùa Đông nữa vừa sang. ____________________________________ (*). Lời nhạc Trịnh Công Sơn.

72

Chị & Những bông hoa ở Greystanes 1. Tôi đã từ Úc trở về nhà hơn nửa tháng rồi, quay lại với nếp sống thường nhật hàng ngày trước đó, đơn điệu nhưng quen thuộc gắn bó với mình. Tất nhiên, đôi khi vẫn nhớ về những ngày du lịch xứ người đầy thú vị vừa qua. Nơi đâu cũng để lại nhiều ấn tượng và kỷ niệm sâu sắc trong tâm hồn tôi về cảnh vật, thiên nhiên và nhất là tình thân. Hôm trước, chị HK vừa gửi cho tôi những tấm hình chụp cảnh trước sân nhà ở Greystanes. Cây phượng tím mà khi tôi từ giã mới đang nở nay đã trổ đầy bông tím ngát một góc trời và lạ lùng nhất là bụi hồng Robusta mọc dưới gốc cây phượng nở cả trăm đóa hoa đỏ rực rỡ. Tôi thật bất ngờ vì bụi hồng này lúc ở đó ngày nào tôi cũng săm soi chả thấy nụ nhiều, mà sau một tuần đã trổ đầy hoa thắm tươi như thế. 2. Tôi bỗng nhớ lại những ngày ở Greystanes, Sydney (NSW) với Bà và chị HK, một thời gian tuy ngắn ngủi nhưng thật êm đềm hạnh phúc. Chị HK ngày nào cũng làm các món ngon đặc biệt cho tôi thưởng thức. Nhiều lắm không thể kể hết dù tôi chỉ ở chừng hơn 10 ngày, bữa ăn nào cũng là một món mới dù tôi vẫn muốn ăn món cũ. Chị HK vô cùng khéo tay, làm món nào cũng rất ngon và tinh xảo, cả món mặn lẫn ngọt. Dù ở Úc nhưng các món đều đầy đủ thành phần thực phẩm lẫn gia vị như ở quê nhà, nhất là với cách thức chế biến truyền thống và hương vị đặc trưng của mỗi món, chẳng bị pha tạp như đa số hàng quán bên ngoài. 73

Chị làm gì cũng thật nhanh nhẹn, gọn gàng mà vẫn kỹ lưỡng từng chút một. Chị vừa làm vừa hướng dẫn tôi mà cái đứa vốn hậu đậu như tôi làm sao theo kịp ! Điều đáng nói nhất là chị HK chả muốn tôi đụng tay vào làm gì, chị giành làm hết mọi chuyện lớn nhỏ trong bếp, tôi chỉ việc đến bữa ngồi vào bàn enjoy các món ngon. Thời gian rảnh rỗi tôi toàn ra vườn chung quanh nhà ngắm nghía và chụp hình cây cỏ lá hoa, quả là tiên nữ trên trời chắc còn thua tôi nữa vì các nàng còn phải múa hát tối ngày mà chỉ được ăn trái cây thiên giới, không được trải nghiệm ẩm thực bốn phương như tôi ! 3. Trong những ngày ở cùng chị HK, hai chị em hay trò chuyện đủ thứ trên đời, có khi hàng giờ sau mỗi bữa cơm hay cả lúc chị đang nấu ăn và tôi đứng chầu rìa nhìn chị làm bếp. Chị kể chuyện rất hay, dí dỏm và duyên dáng từ các chuyện phiếm vui hoặc chuyện trong gia đình, từ xưa lẫn nay. Do đó, tôi được biết thêm nhiều điều và thấy vô cùng ngưỡng mộ một dòng tộc có nhiều người đáng kính yêu đáng quý mến, cả về nhân cách lẫn tài năng. Chị HK kể vô tư thôi chẳng hề cố ý nhưng qua những sự việc tình tiết, tôi tự cảm nhận được cái truyền thống nề nếp gia phong kế thừa từ lâu đời của gia tộc chị, trong đó phẩm chất quý giá nhất là lòng nhân từ, vị tha luôn quan tâm đến kẻ khác, sẵn sàng san sẻ phần mình cho những cảnh đời khốn khó bất hạnh hơn, giúp đỡ tha nhân một cách vô vụ lợi. Tôi còn học hỏi thêm được nhiều điều hữu ích về cuộc 74

sống từ một người phụ nữ tinh tế, sâu sắc như chị HK. 4 . Hồi tưởng về những ngày du ngoạn tuyệt vời ở Australia, tôi không thể nào quên được ngôi nhà xinh xắn với khu vườn nhỏ đủ loại cỏ hoa tươi đẹp ở Greystanes và chị HK, "cô giáo nữ công gia chánh" thật tận tâm của một học trò vừa lười biếng vừa vụng về hậu đậu là tôi. Giờ đây nhắm mắt lại, tôi như vẫn hình dung ra những tàng cây phượng tím rợp hoa thơ mộng ngoài sân và cơ hồ còn nghe được cả mùi hương nồng nàn của bụi hồng Robusta đỏ rực trước hiên nhà.

75

Goodbye, Australia mùa Xuân 1. Chỉ còn ít phút giây nữa, tôi sẽ rời nước Úc để lại trở về VN trên chuyến bay dài gần 9 tiếng đồng hồ, vẫn một mình. Tuy nhiên tôi không hề cảm thấy đơn độc. Bởi theo tôi về là bao nhiêu cảm xúc ngọt ngào đầy ắp trong tim. Với những tình cảm nồng nhiệt ấm áp mà tất cả người thân yêu, bạn bè nơi đất nước bình yên tươi đẹp và mến khách này đã dành cho mình. Ai cũng đều đón tiếp và chăm lo tôi rất đổi ân cần, chu đáo như với một người thân thiết lâu năm. Tôi chẳng biết nói gì, vì mọi lời lẽ đều không đủ để diễn tả hết lòng biết ơn của tôi trước những tấm chân tình dành cho mình nơi nước Úc, trải dài từ Melbourne đến Brisbane rồi Sydney. Niềm xúc động sâu sắc nhiều khi khiến tôi thầm rơi nước mắt. 2. Xin gửi niềm trân quý và thương yêu đến Bà tôn kính cùng chị HK, chị Châm, em Hoàng, đến Ni sư TH và sư cô TC, đến XH và gia đình, đến anh chị Phúc Lệ, đến KD và gia đình nhỏ của Trúc, đến chị Thúy Hồng; dẫu biết bao nhiêu ngôn từ cũng vẫn thiếu để có thể bày tỏ trọn vẹn nỗi cảm kích trong tôi. 3. Tôi sẽ nhớ mãi căn nhà xinh đẹp của XH ở Sunshine West (Victoria) êm đềm, ngôi thiền đường Linh Sơn tĩnh lặng tím màu Jacaranda tại Bellbowrie (Queensland), các khu vườn đầy sắc hoa tươi đẹp của anh chị Châm , anh chị Phúc - Lệ, chị Thúy 76

Hồng, khoảng sân sau vàng nắng, những con két sặc sỡ tíu tít bay về kiếm ăn bên hiên tổ ấm của Trúc ở Cherrybrook và nhất là mái nhà thân thương mà tôi đã trú ngụ bên Bà, chị HK nơi vùng Greystanes (New South Wales) trong những ngày cuối của cuộc viễn du nước Úc. Tôi sẽ nhớ rất nhiều mà những lời viết ra sẽ chẳng bao giờ gói ghém hết nổi sự lưu luyến của tôi, ngay khoảnh khắc sắp từ giã xứ sở Kangaroo này. Xin vẫy chào những hàng phượng tím vừa bừng nở mênh mang trên khắp phố phường Sydney để kịp tiễn đưa tôi. Mong sẽ có ngày tái ngộ nhé, những vòm hoa Jacaranda đẹp đến nao lòng. Xin gửi lại những nụ hôn rất đổi chân tình, cho tất cả những khoảnh khắc mùa Xuân tháng 10 tuyệt diệu ở Australia.

77

Gió ở vịnh Sydney

Gió như chưa bao giờ gió thế Buổi sáng nào trên vịnh Sydney Nhớ như chưa bao giờ nhớ thế Là lòng tôi trong phút giây nầy

78

Về từ muôn trùng Cô lơ đãng nhìn ra cửa sổ khi máy bay bắt đầu lăn bánh và suýt nữa reo lên, trời ơi biển. Có thực là biển không, một mặt nước xanh lăn tăn gợn sóng bên ngoài cửa sổ mênh mông. Cô không tin vào mắt mình nữa, tại sao phi trường lại nằm sát biển được chứ, như đang ở ngay cạnh bãi biển vậy. Cô sợ mắt mình bị ảo giác vì nhìn mặt phi đạo quá rộng giữa buổi trưa nắng chang chang. Sydney đang là 4 giờ 30 chiều nhưng ngày cuối mùa Xuân ở đây khá dài, xế chiều vẫn nắng chói chang ( mới chỉ là 12g30 VN ). Cô ngồi đầu dãy ghế 3 chỗ hàng 10 từ G - F, cạnh bên cô là một người đàn ông trung niên khoảng trên 50 tuổi, vẻ điềm đạm dễ chịu. Ghế F gần cửa sổ còn trống. Anh ta (tạm gọi là X.) có vẻ dân châu Á, cô đoán là người Việt nhưng không dám chắc. Cô rất muốn buột miệng hỏi X. là bên ngoài có phải biển không vì anh ta có thể nhìn rõ hơn tuy nhiên ngần ngại vì chả biết nói bằng ngôn ngữ gì bây giờ. Bằng tiếng Việt, nếu người ngoại quốc sẽ chẳng hiểu, còn dùng tiếng Anh giữa hai người VN cũng hơi kỳ cục. Nhưng rõ ràng là biển rồi , phi cơ rẽ ngoặt hơn cho thấy một phần đất liền và chút gợn sóng trắng phía xa. Cô kêu lên một mình, biển. X. từ nãy giờ có lẽ đã thấy cô chăm chú nhìn ra cửa sổ, liền lên tiếng - Sân bay Sydney nằm bên vịnh biển Botany. X. là người Việt . Cô mê mải ngắm biển hơn cho tới khi phi cơ cất cánh khỏi mặt đất, biển khuất dần tầm mắt. X. gợi chuyện - Chị đi du lịch à. - Vâng, còn anh. - Tôi sống 79

ở đây, về VN vì bà già bệnh. - Bệnh sao anh. - Về gặp mặt vì sợ bà không qua khỏi. Tôi hơi bất ngờ, vụt ái ngại chẳng biết làm sao, hỏi nhỏ - Bà bao nhiêu tuổi rồi. X: 92 tuổi. Cô nói như an ủi - Như vậy bà cũng rất thọ, lứa tuổi mình giờ chưa biết sẽ được như bà không. Một câu nói thực tâm nhưng nghe vẫn có vẻ đầy giao đãi nhạt nhẽo. Chúng tôi trao đổi thêm vài câu nữa rồi im lặng khi nhân viên phi hành đoàn bắt đầu phổ biến các điều cần biết trong chuyến bay. Sau đó, X. mở màn hình Tivi trước mặt xem phim. Cô ngồi im lặng suy nghĩ vẩn vơ . Cô đang trở về quê nhà sau gần một tháng ngao du nơi đất Úc, trong đó hơn 20 ngày hầu như lúc nào cũng trên những chuyến đi tại các tiểu bang của Australia. Một người bạn nói đùa, cô ghê thật, mới lần đầu đã dám một mình đi xuyên qua nửa Châu đại dương vì Úc chỉ có sáu bang chính và hai miền lãnh thổ, mà cô đã dự định đi hết ba tiểu bang sầm uất nhất là Victoria, Queensland và New South Wales. Thực ra lúc sắp xếp chuyến du lịch, cô chẳng hề bận tâm về những khó khăn trở ngại gì trên hành trình, đơn giản nghĩ, khi đi tới bất cứ địa phương nào đã hẹn với người thân, bạn bè theo lịch trình bay gửi trước, ra cổng phi trường sẽ có ngay người đón rước cô. Khi Tưởng hỏi - Em có cần biết gì về nước Úc trước khi đi không, vì anh từng ở đó nhiều năm. Cô đã tự tin bảo - Em cần biết làm chi, đến đâu em cũng sẽ có người đưa đón, chở đi chơi, có đi một mình đâu mà phải lo. Cô còn nghĩ, chắc chỉ khác VN chút xíu, nơi cô có thể đi tới bất cứ đâu một mình như khi 80

trước kia cô còn làm việc, thường phải đi công tác một mình, cư trú tại khách sạn một mình, có khi cả nửa tháng trời để thương thảo với đối tác. Tuy nhiên thực tế vì cô chả biết gì hết, nên đến đâu mọi người cũng đều phải lo lắng cho cô từ ly từ tý, chẳng ai dám để cô tự đi đâu một mình bằng phương tiện di chuyển công cộng như train hoặc bus hay tự theo day tour nào đó, sợ cô bị lạc đường ! Người thân quen nào cũng phải cố gắng dành nhiều thì giờ trong quỹ thời gian bận rộn của họ để lái xe đưa cô đi hoặc đi cùng cô. Mà khoảng cách giữa các điểm cần đến của cô thường xa nhau chừng vài chục cs đến hàng trăm cs nếu là những thắng cảnh du lịch nổi tiếng, đi mất cả mấy weekend quý báu của mọi người. Điều này khiến cô vô cùng áy náy nhưng rồi đành chịu thôi. Cô bảo cô chỉ muốn đi dạo loanh quanh, những khu nhà yên tĩnh và đầy hoa cỏ thắm tươi bên các con đường phủ rợp cây xanh bóng mát là đủ cảm thấy thư thái thú vị vô cùng rồi, nhưng bạn bè người thân đều muốn cô được đi thăm thú nhiều cảnh quan nổi danh lạ lẫm trong chuyến du lịch nên luôn tìm cách đưa cô đi đâu đó xa hoặc gần trong suốt hơn hai mươi ngày liên tục, cô hầu như đều ngồi trên xe ô tô, đôi khi train hay bus để trải nghiệm loại phương tiện giao thông này ở xứ người. Có điều khí hậu mát mẻ, trong lành cùng thiên nhiên tươi đẹp khiến cô phấn khích mê mải, chẳng hề thấy mệt mỏi so với cái sức khỏe có phần hạn chế của mình. X. quay sang mời cô thanh kẹo chewing gum, cô lắc đầu bảo - Cảm ơn anh, tôi đang thấy khô cổ. Bên 81

ngoài cửa sổ máy bay, trời xanh ngắt mây trắng bềnh bồng dù đồng hồ trên màn hình ghi 6g30 chiều Sydney nơi khởi hành. Cô buột miệng - Ở Saigon mới 2g30. X. cười nhẹ - Chị mới đi mà nhớ Saigon dữ rồi. Tôi giờ nghĩ tới nó thấy ngán quá. Khói bụi, mất an ninh, thực phẩm độc hại đủ thứ. Cô cũng cười - Quen rồi anh. X. quay lại với màn hình xem tiếp, cô tự nhiên bần thần nghĩ ngợi. Có thực là mình đã quá quen với một Saigon giờ thật ồn ả xô bồ, cuộc sống đầy đe dọa bởi nhiều thứ kém an toàn nguy hiểm chực chờ như bao thông tin mà mỗi ngày người ta thức giấc đều đọc nhan nhản trên mạng xã hội. Cô cũng thường trực thấy âu lo đến sợ hãi về những tệ hại đó nhưng rồi vẫn sống với chúng, dần dà phải quen đi, đúng hơn là quên đi mà sống. Bởi ở đó, còn có một đời sống khác mà cô từng thân quen gắn bó bao nhiêu năm qua đến đã thành một phần máu thịt của mình, chẳng dễ gì từ bỏ. Mỗi người đều sống vì một điều gì đó, do tự chọn lựa hoặc bất đắc dĩ. Cô cho rằng mình được lựa chọn và kiên định với con đường mình sẽ đi dù phải đánh đổi ra sao. Đột nhiên, cô thở dài. Với tình yêu thì khác, luôn bất ngờ và bất định. Chẳng có một quy luật cố hữu nào ràng buộc. Đến tựa một tiếng sét, rồi đi cũng cơ hồ làn gió thoảng qua trời. Cô lại nhớ tới Tưởng, mối quan hệ mà đôi lần cô muốn kêu lên, chả hiểu là cái tình yêu quái quỷ gì nữa. Là một giấc mơ hoảng hốt hay là một cơn say 82

nắng bàng hoàng mà trước đó, cô chẳng bao giờ nghĩ rằng mình sẽ rơi vào nó. Bởi vì nó nằm ngoài cái tạm gọi là rule, hiểu nôm na là nguyên tắc cô đã tự đặt cho mình, từ khi biết rung động yêu đương. Cô luôn phải là độc tôn, là duy nhất. Dường như, cô đã bị cuốn theo cái dòng tình yêu chảy xiết của Tưởng lúc bấy giờ, trôi đi mê mải. Trong các cuộc hành trình dài, cô hay nhớ đến anh vì có một lần trong quá khứ khi cô phải trải qua chuyến đi dài gần mười tiếng đồng bằng xe đò tới một vùng biển rừng xa lắc, Tưởng đã luôn điện thoại hoặc nhắn tin trò chuyện với cô cho cô bớt đơn độc suốt chặng đường, để được ở bên cô trong từng giây phút nhớ nhung. Có lẽ trong đời mỗi người, ai cũng có thời điểm buông thả mình rơi tự do như vậy và chỉ sực tỉnh khi đã chạm tới đáy để biết phải làm gì hầu thoát ra khỏi nó. Cô luôn có những giới hạn cho mình, Tưởng chắc hiểu điều đó ! Ngoài khung cửa máy bay, trời đã về chiều. Nắng vàng vọt hắt những tia sáng yếu ớt cuối cùng xuyên qua tầng mây dầy đặc. Các tiếp viên lục đục chuẩn bị bữa tối, mùi thức ăn lan tỏa trong khoang hành khách. Đã qua hết nửa chặng đường rồi. Các sắc thái thời gian qua cửa sổ máy bay chẳng theo trật tự nào vì liên tiếp bay qua nhiều kinh tuyến vỹ tuyến khác nhau, múi giờ luôn thay đổi . Trời dần tối thẩm. Chung quanh cô, có người đã ngủ say giấc, có người chợp mắt chập chờn. Vài người 83

khó ngủ, chơi game hay xem phim ở tivi nhỏ trước mặt. Cô thì chỉ theo dõi Flight map trên màn hình, để biết diễn tiến bay của phi cơ. Thật thú vị khi cô có thể biết bằng hình ảnh mình đang bay qua đâu, với độ cao nào, nhiệt độ bên ngoài bao nhiêu, số giờ và khoảng cách đã bay được...Những địa danh xa xôi lạ lẫm, những đại dương bao la, núi rừng kỳ bí, sa mạc hoang vu mà cô mới chỉ xem trong sách báo. Một cái tên Broken Hill khiến cô chú ý, sao lại là broken, nghe hay hay giống broken heart, trái tim tan vỡ. Cô bỗng muốn được đi tới đó để xem ngọn núi ấy ra sao. Có lúc phi cơ đang bay trên độ cao hơn 11km và bên ngoài là âm 50 độ C. Cô bất giác rùng mình, cài kín cổ áo khoác lại. X. rời mắt khỏi cuốn phim, hỏi chị coi Flight map hoài không chán hả. - Tôi coi giết thời gian và muốn biết bao lâu nữa tới nơi.- Chị mong về lắm sao. Cô gật đầu, tôi thấy nhớ nhà lắm . Không còn thấy gì ngoài khung cửa, một màu đen nghịt, có lẽ đang bay qua châu Á. Saigon giờ cũng vào đêm rồi. Chỉ vài tiếng nữa cô sẽ đặt chân xuống quê hương. Gần một tháng dài rong ruỗi nơi đất khách với những cảm giác choáng ngợp trước cảnh trí mới lạ, thiên nhiên tươi đẹp, cuộc sống khác biệt ở xứ người, có lúc cô ngỡ như trong một giấc mộng tuyệt vời . Nhưng tự sâu thẳm tâm hồn, cô vẫn biết nơi chốn mình vốn luôn hằng yêu thương gắn bó hơn hết, luôn khao khát mong ngóng trở lại hơn hết là đâu, dẫu nơi chốn ấy có thế nào ! 84

Nghe có vẻ giáo điều và hơi sáo, tuy nhiên với cô đó là điều đương nhiên, chẳng thể khác được ! Hình như, dưới kia cả ngàn dặm xa đen thẳm mênh mông, cũng đang là biển cả. Mỗi người, ai nấy đều nhiều bận phải vượt qua biết bao muôn trùng sóng gió biển cả của đời mình. Để đến được với những bến bờ, chưa rõ an phúc hay bất hạnh ! Cô chuyển màn hình sang games, chơi trò Jewelry, những hình thể viên ngọc đủ màu nhấp nháy, đợi chờ cô click active. Cô lia ngón tay vài lần, có lượt điểm ít, lượt điểm nhiều, những viên ngọc nhảy nhót loạn xạ, hoa cả mắt. Cô dừng lại, nhưng cô không chạm phím exit mà chỉ khẽ nhắm mắt ngả đầu vào lưng ghế, chìm đắm giữa những sắc màu lóng lánh đang chuyển động trước mặt. Với cô, trò chơi vẫn còn dang dở !

85

Đêm trên phi đạo đen thăm thẳm đằng xa sau lớp cửa kính trong suốt, chỉ có mấy nhánh lan màu xanh sáng rực lên bên dãy hành lang dài đi ra gate out. Tôi thấy mình cũng như thể những cành hoa kia, suốt ngày này tháng nọ, lặng lẽ nhìn từng người đến rồi đi qua cuộc đời, che dấu nỗi lòng bằng những nụ cười dửng dưng, giả vờ kiêu hãnh. Giờ đây, giữa khoảnh khắc của đêm bước sang một ngày khác, tôi sẽ khởi hành đi về phía chân trời tím xa xăm ấy. Dẫu chỉ đi một mình, đơn độc. Và mùa Jacaranda phương đó, mới chỉ bắt đầu.

86

Get in touch

Social

© Copyright 2013 - 2024 MYDOKUMENT.COM - All rights reserved.