Bệnh Dạ Dày - Phương Pháp Chẩn Đoán Và Chữa Trị Flipbook PDF

Hà Linh
Author:  t

80 downloads 138 Views 13MB Size

Story Transcript

HÀ LINH ( BIÊN SOẠN )

piB

Phương pháp chận đoán “ CẺỮÃTra

C ác bệnh dạ dày thường gặp, phương pháp chấn đoán. Chữa trị theo phương pháp Tây y Chữa trị theo phương pháp Đ ông y Phòng và trị bệnh theo chế độ ăn uống hàng ngày

BỆNH HẠ DÀY PHươHBPHÁPũẩH OOẮIÍIVÀCHỮAĨHỊ

H À L IN H

(Biên soạn)

BỆNH DẠ DÀY PHIÍđlllS PHÁP CẩHI BOẲm ỰẲ CHĨA ĨBI

NHÀ X U Ấ T BẢN HÀ NỘI

LỜI NÓI ĐẦU Ngày nay do sự phát triển của nền kinh tế, điểu kiện sinh hoạt đã có những bước phát triển rõ rệt. Nhưng nó cũng làm tăng một sô' bệnh do thói quen sinh hoạt ăn uống, vận động không hợp lý... Nhờ sự phát triển của khoa học kỹ thuật, con người ngày càng nhận thức được tầm quan trọng của phòng bệnh và bảo vệ sức khỏe. Đặc biệt đối với những người cao tuổi do đặc điểm sinh lý mà các hiểu hiện như nhai, nuốt, tiêu hóa, hấp thu thức ăn à dạ dày và ruột đều giảm sút dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh vê tiêu hóa rất cao. Cuốn sách Bệnh dạ dày ở người già, phương pháp chẩn đoán và chữa trị đưa ra những phương pháp phòng và trị bệnh dạ dày ở người già một cách hiệu quả. Trong quá trình biên soạn, chúng tôi không tránh khỏi những sai sót, mong nhận dược sự đóng góp ý kiến của bạn đọc gần xa để cuốn sách ngày càng hoàn thiện trong những lẩn tái bản sau. NHÀ XUẤT BẢN HÀ NỘI

Chương một

KHÁI QUÁT CHUNG I. KHÁI NIỆM VÀ CẤU TẠO CỦA DẠ DÀY 1. Khái niệm

Dạ dày ở giữa thực quản và tá tràng, là bộ phận tiêu hóa lớn nhất. Nó có vai trò chứa và tiêu hóa thực phẩm. Hình dạng và vị trí của nó biến đổi theo sự biến đổi của thể vị và dung lượng thức ăn ít hay nhiều. Dạ dày còn chịu sự ảnh hưởng của tuổi tác, cá tính và thể chất của từng người. Quan sát dạ dày dưới tiêu ảnh X - quang, chúng la sẽ thấy rõ dạ dày của trẻ em, người già, người thấp mập, thường là hình sừng bò; người cao gầy thì dạ dày có hình móc câu; còn người có thể chất cường tráng thì dạ dày lại có hình chữ "J". Do sự phát triển của cơ thành dạ dày, sự biến hóa của dung tích dạ dày cũng rất lớn. Ngoài ra, dung tích của dạ dày cũng tăng trưởng theo số tuổi. Bề mặt của dạ dày đại bộ phận là rời rạc, vì thế mà quy mô hoạt động của nó cũng tương đối lớn. Qua đặc điểm này của dạ dày, chúng ta có thể nói dạ dày không có một hình dạng và vị trí nhất định, nhưng .\ét về hình dạng cơ bản mà nói, nó thường ở dạng cố định.

HÀ LINH 2. Câu tạo chung của dạ dày

Dạ dày là khí quản dạng túi, đoạn gần nghiêng nối liền với thực quản phồng lên. Nhưng đoạn nshiêng xa di chuyển tới tá tràng thì dần đần hẹp lại. Về mặt giải phẫu, dạ dày chia làm 3 phần; Vùng đáy, vùng thân và vùng hang. Chỗ nối giữa thực quản và dạ dày gọi là tâm vị, chỗ nối giữa dạ dày và tá tràng là môn vị. Niêm mạc dạ dày có rất nhiều tuyến. Các tuyến vùng tâm vị và môn vị bài tiết chất nhầy. Các tuyến vùng thân và đáy dạ dày gồm ba loại tế bào: tế bào chính bài tiết pepsinogen, tế bào viền bài tiết HCl và yếu tố nội, tế bào cổ tuyến bài tiết chất nhầy. Một số tuyến bài tiết vào một khoang chung, khoang này sẽ đổ vào bề mặt niêm mạc dạ dày. Những tế bào biểu mô biến đổi của niêm mạc vùng hang bài tiết gastrin. Dạ dày có một mạng lưới mạch máu và mạch bạch huyết phong phú. Dây thần kinh phó giao cảm của dạ dày là nhánh của dây X - Dây giao cảm đi từ dám rối cổ (Oliac - plexus). Khi thức ăn vào dinh dưỡng, nó được sắp xếp thành những vòng tròn đồng tâm trong thân và đấy dinh dưỡng: thức ăn mới đến nằm ở giữa, thức ãn đến trước nằm ở sát thành dạ dày. Khi thức ăn vào dinh dưỡng, phản xạ dây X làm giảm trương lực của thành dinh dưỡng vùng thân làm cho thân dinh dưỡng phình dần ra phía ngoài. Do đó, dạ dày chứa được nhiều thức ăn hơn. Khả năng chứa tối đa của dinh dưỡng có thể lên tới 1,51. Lúc này áp suất bên trong dinh dưỡng vẫn thấp

BỆNH DẠ DÀY ở NGƯỜI GIÀ, PHƯƠNG PHÁP...

II. CÁC BỆNH DẠ DÀY THƯỜNG GẶP ở NGƯỜI GIÀ

Vì sao người già thường mắc các bệnh về dạ dày như viêm dạ dày cấp tính, viêm dạ dày mạn tính, viêm loét đường tiêu hóa, đi ngoài mạn tính... Theo chuyên gia nghiên cứu về các bệnh dạ dày thường gặp ở người già thì họ cho rằng có một số nguyên nhân chủ yếu sau : - Tuổi tác cao, cơ thể càng suy yếu, cơ quan tiêu hóa kém. Thống kê có khoảng 30 - 35% người già ở độ tuổi 60 trở lên chức năng tiêu hóa không tốt. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến các bệnh về dạ dày đặc biệt là các bệnh về dạ dày mang tính chất mạn tính như : Đi ngoài mạn tính, táo bón mạn tính... Bên cạnh đó yếu tố dinh dưỡng và yếu tố tâm lý cũng là những nhân tố tác động rất mạnh tới cơ quan tiêu hóa đặc biệt là sự co bóp của thành dạ dày: Chế độ dinh dưỡng không hợp lý, ăn uống không điều độ lúc quá đói lúc lại quá no làm ảnh hưởng đến quá trình giãn nở, co bóp và điều hòa sự tống thức ăn khỏi dạ dày. - Tâm lý không ổn định ; Vui, buồn, tâm trạng cô đơn sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp tới sự điều hòa bài tiết dịch vị và sự hấp thu ở dạ dày. Trong trường hợp này dễ dẫn đến các bệnh về viêm loét dạ dày như: Viêm dạ dày cấp tính, viêm dạ dày mạn tính viêm loét đường tiêu hóa... Ngoài ra còn só một số các yếu tố khác như : Khí hậu ; môi trường sự vận động thường xuyên hoặc không thường xuyên của người già cũng ảnh hưởng tới dạ dày^

HÀ LINH

1. Viêm dạ dày câp tính

l.L Đặc điểm của bệnh Viêm dạ dày cấp tính là triệu chứng viêm niêm mạc dạ dày cấp tính do nhiều nguyên nhân gây nên. Là loại bệnh thường gặp trong lâm sàng, thường thấv chủ yếu ở người già trẻ em và thanh niên cũng có thể mắc; nam giới mắc bệnh nhiều hơn nữ giới. Biểu hiện lâm sàng của nó không giống nhau bởi các nguyên nhân khác nhau. Bệnh viêm dạ dày cấp lính do uống quá nhiều rượu, ăn những thức ăn có tính kích thích hoặc do các dược liệu gây nên. Người bệnh thường có những triệu chứng về vị tràng và các triệu chứng của cơ thể như: Phần bụng trên khó chịu, đau nhức, buồn nôn, nôn oẹ, liêu hóa kém, nấc khi nóng, bụng trướng, đi ngoài thất thường, mệt mỏi, thậm chí còn nôn ra máu, đau đầu hoa mắt v.v... Bệnh viêm dạ dày cấp tính do ngộ độc thức ăn gây nên. Người bệnh có triệu chứng lâm sàng rất nặng, thậm chí còn có các triệu chứng ngộ độc như: Nóng, toát mồ hôi, ngộ độc acid, sốc v.v... Bệnh viêm dạ dày cấp tính căn cứ vào nguyên nhân phát bệnh và tình trạng diễn biến của niêm mạc dạ dày, có thể phân thành bốn loại như sau: Viêm dạ dày đơn thuần, viêm dạ dày có tính bào mòn, viêm dạ dày có tính lây nhiễm và viêm dạ dày có tính mưng mủ. Thông thường viêm dạ dày lây nhiễm cấp tính và viêm dạ dày mưng mủ cấp tính là triệu chứng phát bệnh kế tiếp ở các bệnh nhân giảm miễn dịch. Bệnh viêm dạ dày bào mòn cấp tính là một loại bệnh mà người bệnh bị trúng độc nặng 10

BỆNH DA DÀY ở NGƯỜI GIÀ, PHƯƠNG PHÁP,..

do ăn hàm chứa nhiều các thức ăn có acid hoặc chất kiềm gây nên. Tỷ lệ phát bệnh của ba loại hình viêm dạ dày cấp tính ở trên tương đối thấp, nhưng viêm dạ dày đơn thuần cấp tính thì lại rất cao. Nguyên nhân phát bệnh của loại viêm dạ dày này có thể phân thành nguyên nhân bèn trong và nguyên nhân bên ngoài. Nguyên nhân bên trong là do vi khuẩn và virus với các triệu chứng nguy hiểm kèm theo như: Như triệu chứng thiếu urè trong máu, xơ cứng gan, bệnh phổi, ung thư giai đoạn cuối. Nguyên nhân phát bệnh của nó cũng thuộc nguyên nhân bên trong. Nguyên nhân bên ngoài bao gồm nhân tố hóa học như: Các thức ăn thô,ăn thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh v.v... Các thức ăn khi ăn vào thì bị virus làm ô nhiễm. Uống quá nhiều rượu và ăn uống không điều độ, hoặc chịu ngoại tà là nguyên nhân thường gặp nhất để gây nên bệnh viêm dạ dày. Chẩn đoán lâm sàng của bệnh viêm dạ dày thực ra không khó, ngoài kết hợp các biểu hiện triệu chứng lâm sàng ra còn phải tra tìm bệnh sử để tìm ra nguyên nhân đấy là căn cứ đáng tin cậy cho việc điều trị lâm sàng. Viêm dạ dày cấp tính thuộc phạm vi các bệnh trạng trong Đông y như: "Đau vị quản", "nôn oẹ", "đau dạ dày cấp tính", bệnh tình nặng nhẹ không giống nhau. Nếu trước khi phát bệnh mà người bệnh có các biểu hiện như uống nhiều rượu, ăn uống nhanh, ăn những thức ăn không vệ sinh mà xuất hiện các triệu chứng như: Đau dạ dày, vị quản khó chịu, nôn oẹ v.v... thì phải kiểm tra chẩn đoán 11

HÀ LINH

của bệnh. Điều trị lâm sàng phải phân biệt rõ ràng hàn nhiệt, hư thực. Trong khi loại trừ các nguyên nhân phát bệnh phải tiến hành chữa trị biện chứng thì bệnh trạng sẽ nhanh khỏi hơn. Quá trình phát bệnh viêm dạ dày cấp tính rất gấp, thời gian mắc bệnh ngắn, nguyên nhân phát bệnh rõ ràng, sau khi chữa trị nguyên nhân phát bệnh, sự hồi phục sức khoẻ của người bệnh rất nhanh chóng. Nếu như các nhân tố gây bệnh tồn tại lâu dài, thì có thể chuyển biến thành viêm dạ dày mạn tính. 1.2. Nguyên nhân gáy bệnh Tây y cho rằng, nguyên nhân phát bệnh là do vi khuẩn trong thức ăn không vệ sinh và các độc tố của nó gây nên. Ví dụ như ăn phải những thức ăn gia súc, gia cầm, sản phẩm sữa bò, cơm cháo và đồ hải sản như tôm, ốc, sứa và các thức ăn muối dầm có vi khuẩn hoặc bị ô nhiễm chất độc. Nếu uống quá nhiều rượu, trà đặc, cà phê hoặc ăn các loại thức ăn đậm mùi hương liệu; hoặc ăn quá nhanh, quá nóng, quá lạnh, quá xơ đều có thể kích thích niêm mạc dạ dày. Hoặc uống một số thuốc, do phản ứng quá mạnh hoặc dùng quá liều, cũng có thể kích thích hoặc gây tổn thương niêm mạc dạ dày dẫn đến triệu chứng viêm loét, chủ yếu là xung huyết bệnh phù chất nhờn nhiều, bề mặt có nhiều mụn màu vàng có khi còn có thể vỡ và chảy máu. Đông y cho rằng bệnh này chủ yếu phát sinh vào mùa thu, ảnh hưởng độc tà, uống lạnh, ăn uống không điều độ 12

BỆNH DẠ DÀY ở NGƯỜI GIÀ, PHƯƠNG PHÁP...

chủ yếu có mấy loại như sau: + Ánh hưởng của thời tiết và khí hậu Mùa hè thu, đo khí hậu nắng nóng, ẩm ướt đan xen, nước bốc hơi nhiều mọi người vì thích hóng mát mà ngủ ngoài trời, sinh hoạt hàng ngày không thoải mái, tà thấp nhiệt xâm nhập hoặc tà hàn thấp chặt trung tiêu (đoạn giữa của dạ dày), tà thấp quấy nhiễu lá lách; lá lách vốn ưa khô, nóng, nay bị tà thấp quấy nhiễu, nên vận hóa thất thường, khí cơ rối loạn, lên xuống không điều độ, dẫn đến nôn oẹ và ỉa chảy. + Ăn uống không điểu độ Ăn uống nhanh, thích ăn đồ sống, lạnh, thích ăn mỡ và ngọt hoặc ăn những thức ăn không vệ sinh, ăn nhầm phải những thức ăn đã biến chất hoặc bị bào mòn, đều có thể làm tổn thương tì vị, rối loạn tiêu hóa, đục trong lẫn lên sẽ gây nên bệnh viêm loét dạ dày. Sự biến hóa bệnh lí của loại bệnh này chủ yếu là do những thức ăn ôi thiu làm ẩm ướt phần trung tiêu. Sự ẩm ướt và ứ lại sẽ làm tắc tì vị khiến vận hòa thất thường, lên xuống không điều độ, hỗn loạn. Không khí trong dạ dày không xuống được mà ngược lên trên sẽ làm người bệnh bị nôn; tì vị mất đi chức năng của mình, đục trong lẫn lộn, thức ăn rơi xuống đại tràng làm người bệnh bị đi ỉa chảy. Mặt khác, những thức ăn ấy sẽ làm chặn lại trung tiêu, tắc nghẽn khí cơ, khó chịu không thông được sẽ làm đau bụng. 13

HÀ LINH

Nếu như nôn hoặc đi ỉa chảy quá nhiều sẽ làm mất nước, phát nhiệt, mồm khô, đi giải ít, mắt lõm sâu xuống, âm dịch bị tiêu hao, âm làm tổn thương dương, dương cũng thoát ra do âm bị cạn kiệt. 2. Viêm dạ dày mạn tính

2.1. Đặc điểm của hênh Viêm dạ dày mạn tính là sự thay đổi có tính viêm loét mạn tính và tính ăn mòn của niêm mạc dạ dày do nhiều nguyên nhân gây nên. Thông thường phân thành viêm dạ dày bề ngoài mạn tính và viêm dạ dày ăn mòn mạn tính. Trong đó viêm dạ dày ăn mòn lại phân thành loại A (sự biến đổi của dạ dày) và loại B (sự biến đổi của khoang dạ dày). Còn những loại viêm dạ dày có triệu chứng khối u và viêm dạ dày kiểu tàn phế thì cũng thuộc loại viêm dạ dày mạn tính. Triệu chứng lâm sàng của bệnh này không điển hình và chẳng có gì dặc biệt cả. Phần lớn người bệnh có biểu hiện của các triệu chứng tiêu hóa không tốt như: Sau khi ăn cảm thấy bụng trên trướng lên hoặc đau đớn, nhiều acid v.v... Đặc biệt là những người bệnh viêm dạ dày có tính ăn, biểu hiện dưới dạng các vết ăn mòn đơn độc hoặc kèm theo xuất huyết. Tỷ lệ phát bệnh của loại bệnh này rất cao, đứng đầu trong các loại bệnh về dạ dày. Không có cách thống kê rõ ràng nó chiếm trên 90% số bệnh nhân đã từng soi dạ dày, hơn nữa, tỷ lệ phát bệnh còn tăng trưởng theo tuổi tác và ngày càng có xu thế tăng lên. 14

BỆNH DẠ DÀY ở NGƯỜI GIÀ, PHƯƠNG PHÁP...

Triệu chứng chủ yếu của bệnh là đau hoặc trướng phần bụng trên, thuộc phạm trù "khối u dạ dày", "đau dạ dày" trong Đòng y. 2.2. Nguyên nhàn gáy bệnh * Theo Tây y Tây y cho rằng, nguyên nhân gây bệnh viêm dạ dày mạn tính đến nay vẫn chưa hoàn toàn xác định rõ ràng. Những nhân tố tính vật lí, hóa học và sinh vật có tác dụng trực tiếp với cơ thể lập tức sẽ gây nên chứng viêm loét mạn tính. Dưới đây là một số nguyên nhân gây nên bệnh dã được xác định rõ ràng. + Tliừc ::ô'lâiit tổn thương niêm mạc dạ dày Uống thuốc chống viêm loét trong thời gian dài (như muối acid salixilic); hoặc ăn thức ăn quá nóng, quá lạnh, quá chua, quá cay, quá mặn hoặc thường xuyên ăn uống nhanh, uống nhiều chè đặc, rượu, hút thuốc v.v... đều gây nên bệnh viêm dạ dày mạn tính. Acid có trong các loại thuốc là có thể ảnh hưởng trực tiếp đến dạ dày hoặc thông qua dịch mật mà tác dụng ngược trở lại dạ dày để gây bệnh. Uống cồn có thể làm niêm mạc dạ dày xuất hiện nhiều nốt đỏ và mụn loét. Cồn không chỉ làm tăng chống lại sự tỏa khắp, phá hoại các tổ chức chính trong và dưới niêm mạc. Nó cũng có thể ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa năng lượng, từ đó mà phá hoại chức năng của tế bào. Ngoài ra, cồn có kích thích vị toan tiết ra và thúc 15

HÀ LINH

đẩy nhanh hơn sự tổn thương của niêm mạc dạ dày. Nhưng cũng có học giả cho rằng, ớt cay kích thích niêm mạc dạ dày hợp thành và giải phóng hormon tuyến tiền liệt, và có chức năng bảo vệ tế bào. + Heỉicobacter pyloin, HP HP bị nhiễm trùng là một nguyên nhân phát bệnh quan trọng của viêm dạ dày mạn tính. Sự thay đổi của tổ chức học bệnh lí viêm dạ dày có liên quan đến mức độ nặng nhẹ của sự nhiễm trùng HP. Đặc biệt, đối với viêm dạ dày hoạt động tính viêm loét niêm mạc càng nặng thì số lượng HPcàng nhiều. HP là vi khuẩn chính của bệnh, nhân tố gây bệnh có thể bao gồm: Dung môi u rê, dung môi pepcin, độc tố tế bào v.v... do HP sản sinh ra. Sau khi HP bị nhiễm trùng, nó sẽ thông qua các nhân tố gây bệnh ở trên làm tổn thương thành che dịch nhờn, tế bào niêm mạc biến tính và bị hỏng, một lượng lớn tế bào hạt trung tính và có nhân tố gây bệnh viêm loét dần dần thấm vào và có thể sẽ hình thành nên khối u có tích mủ ở các tuyến ảnh hưởng to lớn đến quá trình tái sinh của tuyến thể. + Nhân tố miễn dịch Nhân tố miễn dịch có quan hệ mật thiết đến bệnh viêm dạ dày ăn mòn mạn tính. Sự ăn mòn của niêm mạc dạ dày là kháng thể tế bào thành (PCA) và kháng thể thừa số trong (IFA) thường được kiểm tra và phát hiện trong cơ thể những người mắc bệnh loại A. Cả hai nhân tố này là kháng 16

BỆNH DẠ DÀY ỏ NGƯỜI GIÀ, PHƯƠNG PHÁP...

thể tự thàn. Những người có niêm mạc dạ dày bị ãn mòn mà có triệu chứng máu xấu ác tính kèm theo là rất nhiều. Máu xấu ác tính thuộc loại bệnh miễn dịch tự thân. Niêm mạc dạ dày ãn mòn, mỏng đi, số lượng tế bào hình thành sẽ giảm đi hoặc biến mất, niêm mạc vốn phân tầng nhưng có thể nhìn thấy các tế bào lympho thấm dần vào nhưng sự thay đổi của niêm mạc khoang dạ dày rất nhẹ hoặc không có gì đáng kể cả. + Sự tác động ngược trà lại của dịch tá tràng Chức năng của cơ vòng môn vị bị mất đi sẽ làm cho dịch tá tràng tác động ngược trở lại, nhưng trong dịch tá tràng có mật, dịch tràng và dịch tuy. Muối mật có thể sẽ làm giảm chức năng thẩm thấu của bức thành che niêm mạc đối với li tỉr kháng Ho. Muối mật sẽ kích thích tế bào G giải phóng vị tiết tố ở khoang dạ dày. thông qua niêm mạc bị hỏng chông lại sự tỏa khắp xâm nhập vào niêm mạch dạ dày, gây nên các vết loét... cũng có thể kích thích tế bào to, béo tiết..., làm cho huyết quản thành dạ dày trương to lên và ứ máu. Vết loét càng thấm ra nhiều hơn, vết loét mạn tính tồn tại càng lâu và hình thành tuần hoàn ác tính. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho bệnh viêm dạ dày mạn lính khó chữa trị. Trước mắt, nhận thấy chức nãng thông thường của cơ vòng môn vị có quan hệ mật thiết đến sự cân bằng giữa hormon tụy, hormon thu lại túi mật và vị tiết tố. Nếu vị tiết tố tiết ra ngày càng tăng, nhưng hormon tuyến tụy hoặc hormon thu lại túi mật 17

HÀ LINH

giảm xuống đáng kể thì sẽ làm mất đi sự cân bằng, chức năng của cơ vòng môn vị giảm sút, làm cho dịch tá tràng tác động ngược trở lại dạ dày. + ứ đọng thức ăn trong khoang dọ dày Nếu thức ăn không thể kịp thời bài tiết ra ngoài hoặc ứ đọng lâu trong dạ dày do bất kì nguyên nhân nào gây nên sẽ hình thành bệnh viêm dạ dày bề ngoài của khoang dạ dày thông qua quá trình tiết quá nhiều vị tiết tố. + Vi khuẩn, viriis và độc tố của nó Sau khi viêm dạ dày cấp tính, niêm mạc dạ dày bị tổn thương nhưng rất lâu mà không lành khí, ví dụ như nhiều lần đau trở lại sẽ kéo theo bệnh viêm dạ dày bề ngoài mạn tính. Những vi khuẩn và độc tố của răng, lợi, amiđan, lỗ mũi v.v. bị nhiễm trùng mạn tính sẽ xâm nhập vào trong dạ dày, tác động lâu dài đến niêm mạc dạ dày, dẫn đến viêm loét dạ dày mạn tính. Những người mắc bệnh gan mạn tính cũng thường có biểu hiện lâm sàng của bệnh viêm dạ dày mạn tính. Có học giả chứng minh rằng, những người bị bệnh viêm gan B, trong niêm mạc dạ dày tổn tại một số hợp chất kháng nguyên kháng thể của virus viêm gan B. + Nhân tố tuổi tác Viêm dạ dày mạn tính có liên quan mật thiết đến tuổi tác. Cùng với sự tăng trưởng của tuổi tác, tỷ lệ phát sinh của viêm dạ dày tính ăn mòn và sự sinh hóa của tuyến ruột cũng dần tăng lên, mức độ thay đổi cũng không ngừng gia tăng. 18

BỆNH DẠ DÀY ở NGƯỜI GIÀ, PHƯƠNG PHÁP...

phạm vi cũng rộng hơn. Nhưng khả năng thám dần vào tế bào viêm loét dường như không hề liên quan đến tuổi tác. + Hiện tương (li truyền Tính nguy hiểm do vết loét trong thành dạ dày làm ăn mòn dần dạ dày rất nghiêm trọng, nó có ảnh hưởng đến nhân tố di truyền. Có học giả cho rằng, nhân tô đóng vai trò quan trọng đó là gen di truyền nhiễm sắc thể. Khoang dạ dày là điểm chính của viêm loét dạ dày tính ăn mòn, nó cũng có hiện tượng tụ tập thành tập đoàn. Nhưng liệu có liên quan đến nhân tố di truyền hay không thì vẫn phải nghiên cứu tiếp. * Theo Đông y Đông y cho rằng, bệnh này chủ yếu liên quan đến các yếu tố như thức ăn, trạng thái lâm lí, ảnh hưởng của tà khí, tì vị hư nhược... + N/iân tố ẩm thực Ăn uống không điểu độ, những thực phẩm có chứa rượu, cồn, ăn thức ăn quá cay, nóng sẽ làm tổn hại tì vị mất đi chức năng vận hóa, cản trở khí cơ, hoặc khí nóng tích tụ lâu ngày mà hóa nhiệt, nhiệt thương vị hàng và giảm chức năng mà dãn đến chứa đầy khối u. + Nhân tỏ' tâm lý Tức giận dẫn đến gan bị tổn thương, vị khí bị quấy nhiễu, hoặc buồn phiền mà làm tổn thương tì, dạ dày bị mất hoặc giảm chức năng vận hóa, dẫn đến u cứng đầy dạ dày. 19

HÀ LINH

+ Anh hưởng íà khí Án uống không điều độ, tà từ miệng mà vào (chủ yếu là thấp tà, nhiệt tà), xâm nhập vào tì vị, làm cho mất đi chức năng vận hóa, dẫn đến u cứng đầy dạ dày. + Tì vị hư nhược Ti vị không đủ do bẩm sinh, hoặc do ăn uống không điều độ trong thời gian dài, hoặc do tuổi cao sức yếu, tì vị hư nhược, vận hóa mất đi sự chỉ huy, không thể vận chuyển khí cơ, thuỷ thấp, dẫn đến khí bị tích tụ, máu bị tích lại, dạ dày mất hoặc giảm chức năng, dẫn đến chứng u cứng đầy dạ dày. Vị trí bệnh của bệnh này có quan hệ mật thiết với dạ dày, gan, tì và hai bên tạng. Bệnh biến khởi điểm biểu hiện là thấp nhiệt cản trở, khí không thông suốt, để lâu thì tì vị khí âm bị tổn thương, hoặc tì khí hư nhược hoặc vị âm bị tổn thương. Nếu bệnh bị nặng thêm thì khí bất hành huyết, hoặc âm bất vinh lạc dẫn đến máu tích tụ. 3. Bệnh đau dạ dày tổng hợp

3.1. Đặc điểm của bệnh Đau dạ dày chứng tổng hợp. (Irritable Bowel syndsome, IBS) là một loại biểu hiện rối loạn chức năng vị tràng đạo. Là chứng bệnh mang tính chức năng điển hình nhất và thường gặp nhất của vị tràng đạo (đường ruột dạ dày). Biểu hiện lâm sàng là đau bụng, trướng bụng, đi đại tiện theo thói quen và duy trì tồn tại sự khác thường dạng tính đại tiện, hoặc một số triệu chứng phát tác đứt quãng. Trước đây, 20

BỆNH DẠ DÀY ỏ NGƯỜI GIÀ, PHƯƠNG PHÁP...

người ta gọi bệnh này là viêm kết tràng mang tính quá mẫn cám. viêm kết tràng mang lính co giật, viêm kết tràng mang tính dịch dính, kết tràng dị kích tống hợp chứng... Người bệnh viêm kết tràng thường bị rối loạn chức năng đường ruột dạ dày. ở bệnh lý, phương diện phẫu thuật học chưa phát hiện bệnh lý biến đổi mang tính khí chất. Đặc trưng cửa bệnh này là tính dẻ kích động của ruột, sự xuất hiện hoặc tính trầm trọng của bệnh có liên quan lới nguyên nhân tinh thần hoặc trạng thái kích ứng. Người Dệnh thường biểu hiện mệt mỏi, đau dầu, sợ hãi, đi dái nhiều lần, hô hấp khó kỉiăp.... ớ các nước phương Tây, số rigười bị mắc chứng viêm dạ dày tính tổng hợp chiếm 50% trong các loại bệnh về dạ dày. Những người tuổi từ 20 - 50 mắc bệnh này nhiều, rất lì những người già mới mắc bệnh này lần dầu. Nữ giới mắc nhiều hơn nam giới, tỷ lệ là 2 - 5: 1. Người la thường cho rằng, tỷ lệ phát bệnh không liên quan đến yếu tô' di truyền, nhưng có điều tra cho biết, tỷ lệ phát bệnh của người da trắng gấp 5,ba lần so với người da đen. Tv lệ phát bệnh ở Truns Quốc tương đương với các nước khác ở phương Tây, nhưng hiện nay vẫn chưa có thống kê chính xác. Bệnh đau dạ dày chứng tổng hợp thuộc về phạm trù Đông y học như: bụng đau, bí tiện, tiêu chảy... 3.2. Nguyên nhân gáy bệnh * Theo Tây y Tây y học cho rằng, nguyên nhân bệnh này thường không 21

HÀ LINH

rõ, nhân tố tinh thần và nhân tố ẩm thực có thê’ là hai nhân tô lớn nhất gây nên bệnh. + Nììân tố rinh thần: Là một trong những nguvên nhân e]uan trọng nhất gây nên bệnh đau dạ dày chứng tống hợp. Sự vận động của vị tràng chịu sự ảnh hưởng của vếu tố tám lý. linh thần. Tâm lý kích động có thể dẫn đến rối loạn diéu tiết thần kinh của trực tràng và não, gây cản trở chức năng đường ruột, dạ dày, mà bệnh ticing có thể chữa trị dần dần thông qua lâm lý, hành vi. Trên lâm sàng, ít người bệnh đau dạ dày chứng tổng hợp có trở ngại về lâm lý hoặc bệnh trạng vể tinh thần. Điều tra cho thấy ; Có đến 54% những người mắc bệnh này từng bị bệnh thần kinh. Người mắc bệnh này trong thời gian ngắn, rất ít người có chứng bệnh tâm thần, dự đoán bệnh tình tốt; còn những người mắc bệnh về thần kinh, thì chứng bệnh này sẽ kéo dài. + Nguyên nhân về dinh dưỡìiíỊ: Đây không phải là nguyên nhân chính gâv bệnh dau dạ dày chứng tổng hợp. Nhưng sau khi nsười bệnh ăn thức ăn vào thì lại gây ra bệnh hoặc làm cho bệnh càng nặng thêm. Có thể người bệnh không chịu được những loại thức ăn này hoặc dị ứng vói nó. Biểu hiện là bụng đau, đi tủ; nếu hạn chế ăn những thức ãn nàv thì bệnh sẽ đ5 ở một mức độ nhất định. Ngoài ra, bệnh dau dạ dày chứng tổng hợp còn có khuynh hướng ảnh hưởng do di truyền. Nhưng hiện nay di truyền học vẫn chưa có chứng cứ rõ ràng đế chứng minh 22

BỆNH DẠ DÀY ở NGƯỜI GIÀ, PHƯƠNG PHÁP...

rằng, nhân tố di truyền có liên quan đến bệnh này. Một số loại thuốc như thuốc tả, acid nitric, dầu cam, chất kháng sinh... có thể sẽ xúc tiến bệnh viêm dạ dày chứng tổng hợp chứng phát sinh và phát triển. Một số ít người bệnh dạ dày mang tính khí chất thường. Sau khi khỏi sẽ để lại di chứng rối loạn chức năng dạ dày, có thể do những bệnh này làm thay đổi tính phản ứng của ruột, nó gây ra hoặc làm cho bệnh càng nặng thêm. Theo nghiên cứu mới nhất gần đây cho rằng, bệnh này có khả năng liên quan đến việc chi phối thần kinh mang tính nguyên biến của vận động trực tràng. Bệnh lý cơ bản của bệnh này là các nguyên nhàn từ phản ứng cao của kích thích mang tính bệnh lý hoặc nhiều loại tính sinh lý, bao gồm sự thay đổi của vị tràng động lực học, nội tạng cảm thấy khác thường và kết tràng bài tiết dịch dính tăng... * Theo Đông y Đông y cho rằng, nguyên nhân của bệnh này nhân tố tinh thần mất cân bằng, tâm tư mệt mỏi, buồn đau giận hờn quá độ, dẫn đến rối loạn gan, khí không thông, thậm chí khí tụ, máu đọng, mạch lạc không thông mà đau bụng. Gan khí ức kết, chặn tì phạm vi, tì vị vận hóa bất thường, có thể thấy đi tả. Thấp tà uẩn kết tràng đạo, thường thấy có biểu hiện là đi đại tiện dạng dịch dính. Khí bị ứ đọng, không lưu thông, đường ruột thông tắc thất thường, mất đi chức năng vốn có, thường thấy có biểu hiện là bị táo bón, bí đại tiện. Tỳ chủ vận hóa, tâm tư mệt mỏi rất ảnh hưởng tới tì. 23

HÀ LINH

Ti vị bị tổn thương, vận hóa rất yếu, thuỷ cốc biến thành "thấp" "trệ", thế là hỗn tạp, dẫn đến đi lả; hoặc tì hư huyết thiếu, không thể làm trơn đại tràng, dẫn đến bí đại tiện. Nếu ăn những đồ mỡ và cay, vị tràng tích nhiệt, thương tàn hóa táo, ruột mất đi độ thấm trơn, phú hành bất thông thì dễ mắc phải bí đái tiện. Gan tì không điều hòa, lên xuống thất thường, đại tràng mất đi chỉ đạo, do đó mà bị cả tiêu chảy lẫn bí đại tiện. Bệnh này, đầu tiên là bị bệnh về tì, can trong thời gian dài, sau đó thì tì hư cập thận; tì thận dương hư, tạng phủ mất đi ẩm dưỡng, dẫn đến bệnh tình kéo dài và khó khỏi. iNói tóm lại, bệnh này có liên quan đến ba tạng là: can, tì, thận và nguyên nhân bệnh chủ yếu là can khí ức kết. 4. Bệnh viêm loét đường tiêu hóa

4.1. Đặc điểm của bệnh Bệnh viêm loét đường tiêu hóa là một loại bệnh dạ dày mạn tính thường gặp, viết tắt là bệnh viêm loét. Bệnh thông thường chỉ xảy ra ở dạ dày và phần cầu của tá tràng, phân biệt như sau; Viêm loét dạ dày (Gastric ulcer - GU) và viêm loét tá tràng (Daodenal ulcer - DU). Vì viêm loét xảy ra tại dạ dày nơi mà tiếp xúc với dịch chua của dạ dày, có quan hệ mật thiết với vị tam toan và dung môi pepcine cho nên gọi là viêm loét dường tiêu hóa. Đặc điểm lâm sàng của bệnh là đau bụng trên mạn tính theo chu kì và có tính quy luật, có liên quan đến thức ăn, 24

BỆNH DẠ DÀY ở NGƯỜI GIÀ, PHƯƠNG PHÁP...

thuốc bào chế acid có thê làm giảm triệu chứng bệnh. Bệnh viêm loét có quan hệ nhất định với thời tiết. Thời kì giao thời giữa mùa thu và mùa đông bệnh phát nhiều nhất. Tỷ lệ phát bệnh và tỷ lệ tử vong của bệnh này tại Trung Quốc vẫn chưa có con số thống kê rõ ràng. Có người thống kê cứ một nhóm người thì có khoảng 10% người mắc bệnh. Theo việc kiểm tra bằng cách soi dạ dày thì có khoảng 16,5% 28,9% người mắc bệnh. Trong đó viêm loét tá tràng nhiều hơn viêm loét dạ dày, tỷ lệ giữa 2 loại bệnh là 2: 1 - 4:1, nam giới mắc nhiều hơn. về phương diện tuổi tác, thanh thiếu niên hay mắc bệnh viêm loét tá tràng còn viêm loét dạ dày thì hay gặp ở người trung niên và người già. Đau bụng trên là triệu chứng rõ nhất của viêm loét, thuộc phạm trù "đau dạ dày" trong Đông y. 4.2. Nguyên nhân gảy bệnh Tây. y học cho rằng, nguyên nhân gây bệnh của viêm loét đường tiêu hóa cho đến nay vẫn chưa rõ ràng. Nhưng lý do phổ biến nhất là do ước số công kích gây nên. Bệnh viêm loét và ước sô' bảo vệ niêm mạc dạ dày mất đi sự thăng bằng ước số công kích quá cao hoặc ước số bảo vệ giảm mà gây nên bệnh. Cơ chế phát bệnh viêm loét dạ dày và viêm loét tá tràng rõ ràng không giống nhau. Nguyên nhân chủ yếu của bệnh viêm loét dạ dày là do sự yếu ớt của ước số bảo vệ, còn nguyên nhân chủ yếu của bệnh viêm loét tá tràng là sự tăng lên của ước số bảo vệ, đặc biệt là sự bài tiết của acid dạ dày. 25

HÀ LINH

* ước số công kích + Vị toan vá dung môi pepcin Viêm loét là do vị toan và dung môi pepin tiêu hóa tiết ra càng nhiều thì sự tiêu hóa của dịch vị càng nhanh, từ đó gây nên viêm loét. Vì thế mà có nhà nghiên cứu đưa một luận điểm: Nếu không có tính chua thì sẽ không có viêm loét. Vật kích thích sự tiết ra của vị toan có ba loại như sau: - Clorua: Sự kích thích của thức ăn làm hưng phấn dày thần kinh phế vị và dây thần kinh côlin trong thành dạ dày, giải phóng clorua, kích thích nguyên lố M, trong màng tế bào thành, tế bào thành giải phóng acid dạ dày. - Vị tiết tố: Vị tiết tố có tác dụng thúc đẩy sự tiết ra của acid dạ dày, do tế bào trong khoang dạ dày và niêm mạc tá tràng tiết ra. Tế bào này phân bố chủ yếu ở khoang dạ dày, kết quả phân giải albumin trong thức ăn, sự kích thích dây thần kinh phế vị và dùng máy làm căng phồng xoang bụng lên đều có thể giải phóng vị tiết tố. Vị tiết tố thông qua tuần hoàn máu rồi chuyền đến nơi chứa vị tiết tố tiết ra vị toan. - Hixtamin: Những tế bào khoẻ mạnh, to lớn sẽ sản sinh hixtamin. Trên màng tế bào thành có thể nhận hixtamin, Hixtamin có thể thông qua dịch ngoài tế bào và thể nhận hixtamin H2 để phát huy tác dụng, từ đó tế bào thành sẽ tiết ra rất nhiều acid dạ dày. Ngoài ra, những tế bào khác trong dạ dày cũng chứa hixtamin. Nó ở ngay cạnh tế bào thành và 26

BỆNl 1 DA DÀY ở NGUỜl GIÀ, PHUƠNG PHÁP...

chịu sự chi phối của dây thần kinh colin, thông qua sự phân tiết ra bcn cạnh để kích thích tế bào thành tiết vị toan. Những nám gần đây, y học đã phát hiện được, đoạn đỉnh đầu tế bào thành có các nguyên lử - dùng proton. là cửa để vị toan tiết vào khoang dạ dày từ tế bào thành. Sự vận chuyển của đòng proton này dựa vào sự trao đổi ATP để cung cấp năng lượng dưa ra ngoài tế bào, đưa vào trong tế bào. Sự trao đổi ATP cần dung môi ATP khởi dộng, hạn chế lác dụng của dung môi ATP có thể ngăn chặn khâu cuối cùng của quá trình giải phóng vị toan từ tê bào thành vào trong khoang dạ dày. Vì thế nó có tác dụng hạn chế sự tiết ra của acid dạ dày rất mạnh. Dung mỏi pepcin là dung môi hòa tan prôtêin, hoạt tính mạnh nhất ở vào khoảng pH từ 2 - 3.3, nó sẽ mất đi hoạt tính nếu pH > 5. Những người bị viêm loét tá tràng thì độ pH của phần cầu thường từ thấp đến cao để duy trì hoạt tính tiêu hóa của nó. Dung môi pepcin có tác dụng quấy nhiễu bức thành acid cacbon hvdroxit và chất dính, bảo vệ bề mặt biểu mô tránh được sự xâm hại của acid trong khoang dạ dày. + UeHcohacter pyloiì HP kí sinh ở biểu mô niêm mạc dạ dày là nguyên nhân chính gây nên bệnh viêm dạ dày mạn tính, mà bệnh viêm dạ dày mạn lính có quan hệ mật thiết đến bệnh viêm loét đường tiêu hóa HP có thể sản dinh dung môi, urê, dung môi. hyđroperôxit, dung mòi thuỷ phân prôtit, dung môi 27

HÀ UNH

béo phốt phát A và c... có hại đối với màng tế bào biểu mỏ và chất nhờn. Ngoài ra, các loại dung mòi này còn có thế gây tổn thương cho niêm mạc dạ dày thông qua độc tố tế bào mà nó sản sinh ra hoặc thông qua cơ chế miễn dịch HP có thè lạo nên triệu chứng máu ở vị tiết tố cao sau bữa ăn. Nó còn kích thích dung môi pepcin ở luyến dạ dày li thế tiết ra. VI thể mới có cách nói: "không chua không viêm loét" cho dù quan diểm này vẫn còn có những ý kiến khác nhau. Bởi vì những người có độ pH không tốt thì chỉ rất ít người trong sô' họ mắc bệnh viêm loét. Hơn nữa, sự tồn lại của pH không có liên qưan rõ ràng đến sự lành lặn của chỗ loét, nhưng sự ảnh hưởng của pH đến việc phát bệnh và bệnh tình của bệnh viêm loét lại không được coi nhẹ. Trước mắt, giới y học đều cho rằng pH là một trong những nguyên nhàn gây nên bệnh viêm loét đường tiêu hóa. Mặc dù nó không phải là nhân tố duy nhất nhưng nó có liên qưan mật thiết đến sự phát lác bệnh viêm loét. + Động lực học của dạ dàv khúc ỉhường Sự bài tiết của dạ dày bị hoãn lại hoặc ứ đọng. Vị toan tồn tại trong dạ dày lâu sẽ làm tổn thương niêm mạc dạ dàv. thúc dẩy sự hình thành chỗ loét. Tỷ lộ vận chuyển thức ăn trong dạ dày sau bữa ăn hoặc ở trạng thái đói bụng có tác dụng quan trọng đối với độ chua của tá tràng. Non - Steroidal anli - inAammatory drugrs - NSAID NSAID gây tổn thương niêm mạc dạ dày, có ảnh hưởng nghiêm irọna đến sự phát sinh, sự lành lặn cúa chỗ loét, tỷ 28

BỆNH DẠ DÀY ở NGƯỜI GIÀ, PHƯCTNG PHÁP...

lệ chảy máu thủng dạ dày và tá tràng tăng; nguy cơ tử vong là rất cao. Cơ chế để NSAID gây nên viêm loét dạ dày và tá tràng có mấy hình thức sau: - Tổn thương có tính hạn chế của niêm mạc. - Kích thích sự tiết ra quá độ của vị toan. - Hạn chế sự tiết ra của chất dính và muối hydrôcacbonxit. - Hạn chế dung môi.... - Hạn chế có tính lựa chọn sự hợp thành của PGEi. - Giảm bớt sự chảy máu niêm mạc dạ dày, từ đó mà làm phá hoại hệ thống bảo vệ niêm mạc dạ dày, thúc đẩy sự phát sinh chỗ loét. + Hút thuốc Cơ chế hút thuốc có liên quan đến bệnh viêm loét như thế nào đến nay vẫn chưa rõ, nhưng dự đoán là có thể có liên quan đến việc làm yếu cơ quan bảo vệ niêm mạc dạ dày. Việc hút thuốc có thể hạn chế muối hydro cacbon ôxit trong tuyến tuy tiết ra, tăng sự bài tiết dạ dày, làm độ chua trong phần cầu tá tràng tăng lên. + Chịu sự kích thích Trong trạng thái chịu sự kích thích, vị toan tiết ra nhiều, niêm mạc thiếu máu, thần kinh trong tuần hoàn chuyển chất và độc tô tế bào giải phóng (bao gồm chất làm nghẽn mạch máu và chất trung gian tế bào trắng) v.v. đều 29

HÀ LINH

CÓ thể làm tổn thương hệ thống bảo vệ niêm mạc dạ dày. + Nhữìĩg yến tô' khác Kích thích cơ giới (như những vật khác lạ trong dạ dày và vị thạch miên có thể trực tiếp tổn thương niêm mạc dạ dày các nhân tố về dinh dưỡng như uống quá nhiều rượu trắng, cà phê, hàm lượng đường, chất xơ và cay trong thức ăn v.v. cũng có quan hệ nhất định đến bệnh viêm loét. * ư ớ c số bảo vệ + Chất nhờn tế bào hiểu mô niêm mạc dạ dày tiết ra chất dính - Thành phần chủ yếu của chất nhờn có albumin nhờn. Nó có tính co giãn nhất định, tính chất dính, tính ứ đọng -và tính ngưng tụ, có thể dính chặt lên trên mặt màng dính, kích thích có tính hoãn xung cơ giới. Chất nhờn chứa nhiều HCO3 8 - 18mmol/L, có tác dụng trung hòa acid dạ dày và hút bám dung môi dạ dày. Chất nhờn chứa nhiều acid nước bọt và acid sunphuahydrôcid, làm cho bản thân chất nhờn ìió tính điện âm từ đó có thể cản trở di chuyển vào tế bào biểu mô. Một tác dụng khác của tầng chất nhờn là cùng với tế bào biểu mô của màng chất nhờn đã chết và rụng xuống rồi để hình thành nên một lớp màng bảo vệ, làm cho dung môi pepcin không dễ dàng làm tổn thương màng cơ bản của tế bào biểu mô, hình thành một môi trường cận trung tính, có lợi cho quá trình di chuyển, lành lại của tế bào biểu mô trong lỗ lõm xuống của dạ dày. 30

BỆNH DẠ DÀY ỏ NGƯỜI GIÀ, PHƯƠNG PHÁP...

+ Bức thành che niêm mục Bức thành che niêm mạc là chí đặc tính của niêm mạc dạ dày ở phần thấm nước của dịch vị chua. Nó có thể phòng ngừa thấm sâu vào trong niêm mạc dạ dày, đồng thời... không thể tỏa khắp khoang dạ dày tìr niêm mạc. Vì thế, trong khoang bụng có thể duy trì một độ chua cao độ mà niêm mạc không bị acid dạ dày xâm phạm. Cấu tạo của nó cho đến nay vẫn chưa rõ ràng. Có lẽ giữa các tế bào của bề mặt niêm mạc nối liền nhau liên tiếp, biểu mô tầng niêm mạc có màng prôtêin, không cho những chất không béo hoặc không dễ hòa tan thông qua. ớ điều kiện bình thường, chỉ có một hàm lượng không đáng kể xuyên qua những lỗ nhỏ của tế bào để đi vào trong niêm mạc dạ dày, nhưng lập tức bị HCO' trung hòa. Nếu như bức thành che niêm mạc bị hỏng, có thể sẽ kích thích tế bào to béo tiết ra hixtamin. Tiếp tục kích thích tế bào thành tiết acid muối, làm huyết quản căng phồng lên và mỏng đi, phát sinh các chứng bệnh, như xung huyết, bệnh phù, máu thấm ra ngoài, chảy máu, thậm chí viêm loét. Thành che niêm mạc bị hỏng sẽ kích thích dây thần kinh thế vị tiết M,, làm cho vị toan và dung môi pepcin tiết ra và tăng lên, vận động mạnh, nhanh hơn, những nhân tố này đều làm phá hoại tế bào biểu mô. + GMBF (Huyết lưu niêm mạc) GMBF được cung ứng bình thường sẽ bảo đảm đầy đủ lượng ôxy và sự cung cấp năng lượng, duy trì chức năng 31

HÀ LINH

của niêm mạc, và có thể loại bỏ những iôn lan tỏa khắp niêm mạc và các độc tô khác. Máu cung cấp thiếu sẽ làm độ pH trong dạ dày giảm xuống, sự trao đổi chất giữa các tế bào diễn ra chậm chạp, thiếu chất dinh dưỡng, ATP giảm, thời gian lành của vết loét kéo dài. Nếu như GMBF không tăng lên thì vết loét sẽ lành lại rất lâu. Huyết quản niêm mạc bị phá hoại thì vết loét sẽ khôi phục lại rất khó khăn. Sau khi phục hồi lại thì sẽ dễ dàng tái phát. GMBF còn ảnh hưởng đến chất lượng của sự lành lại vết loét. + Thay đổi tê'bào Tế bào niêm mạc cứ 70 - 90 liếng thì thay đổi một lần, trạng thái niêm mạc có liên quan mật thiết đến tỷ lệ thay đổi tế bào. Tỷ lệ thay đổi tế bào trong quá trình lành lại vết thương gia tăng. Nghiên cứu những năm gần đây cho thấy, tốc độ thay đổi tế bào có liên quan đến phân tử sinh trưởng biểu bì (EGF). + Tiên liệt tố(PG ) trong niêm mạc dạ dày Tế bào biểu mô niêm mạc dạ dày không ngừng hợp thành và giải phóng tuyến tiền liệt nội nguyên tính (PGS), PG có tác dụng bảo vệ niêm mạc. Cơ chế tác dụng có thể là : - Thúc đẩy albumin chất nhờn tiết ra. - Tăng độ dày cho tầng chất nhờn. - Thúc đẩy HCO3 tiết ra. - Hạn chế vị toan tiết ra. - Tăng huyết lưu niêm mạc (GMBF). 32

BỆNH DẠ DÀY ở NGƯỜI GIÀ, PHƯƠNG PHÁP...

- Kích thích sự sản sinh của mỡ photpho hoạt tính bề mặt. - Tăng acid sunphuahiđrôxit niêm mạc. - Kích thích sự sản sinh của CAMP. - Ôn định màng dung môi. - Ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển tế bào, tăng khả năng tái sinh của niêm mạc. + Nhàn tử sinh trưởng biểu bì (EGF) BGF là peptit hoạt tính sinh vật có nhiệm vụ quan trọng, do 53 acid amino hợp thành, phân bổ chủ yếu ở các bộ phận như: tuyến nước bọt, tuyến cầu tá tràng, tuyến tuy, dạ dày và ruột rỗng v.v. Niêm mạc đường tiêu hóa có chứa thể đựng EGF, tác dụng sinh vật học quan trọng nhất của nó là thúc đẩy quá trình hợp thành DNA và quá trình phục hồi những tổ chức bị tổn thương. Cơ chế tác dụng của EGF bao gồm các hình thức dưới đây: - Kích thích sự sinh trưởng và phân hóa của tế bào. - Hạn chế vị toan tiết ra. - Bảo vệ niêm mạc dạ dày, giảm sự kích thích của các nhân tố gây tổn thương. - Tăng quá trình phục hồi vết thương niêm mạc và sự lành lại của vết loét. - Nghiên cứu gần đây cho rằng, EGF có thể thúc đẩy quá trình tái hình thành biểu mô vết sẹo chỗ viêm loét và 33

HÀ LINH

sự phân hóa của cơ cấu tuyến thể. Nó có tác dụng quan trọng đến việc xây dựng lại huyết quản niêm mạc, có quan hệ mật thiết đến chất lượng của sự lành lại vết thương. + Peptit não tràng và hợp chất loại R.NH2. VỊ tiết tố, não có thể thúc đẩy acid dạ dày tiết ra, thúc dẩy phát sinh mụn nước tính tiêu hóa, mà chất làm co túi mật, thúc đẩy dịch tụy. Peptit ruột có hoạt tính huyết quản chất làm cản trở sự sinh trưởng và chất làm ức chế thần kinh... hạn chế acid dạ dày tiết ra đều có tác dụng bảo vệ viêm loét. Trong lâm sàng, sử dụng peptit não chàng để chữa trị bệnh viêm loét có lác dụng phòng ngừa sự hình thành vết loét đã thu được kết quả khả quan; còn có thể làm giảm tỷ lệ tái phát bệnh, các cơ chế tác dụng của nó đều có liên quan đến sự tiết ra của dạ dày, vận động của dạ dày và huyết quản niêm mạc dạ dày. + Bộ phận lõm lại của tú tràng Quá trình bài tiết của dạ dày và chức năng vận động của nó chịu sự điều tiết của dịch thể thần kinh. Tá tràng là bộ phận chủ yếu của chức năng điều tiết, gọi là bộ phận hãm lại tá tràng. Một ngày nào đó, bộ phận này mất đi sự linh hoạt. Chức năng của dạ dày mất đi khả năng khống chế, dịch tiết ra quá nhiều, nhu động quá mạnh thì dễ dàng bị tổn thương, cơ chế hãm lại liên quan đến tác dụng của những hormon do tá tràng tiết dịch, dịch thể tính kiềm và hormon loại peptit não tràng. 34

BỆNH DẠ DÀY ở NGƯỜI GIÀ, PHƯƠNG PHÁP...

Trong y học cho rằng, nguyên nhân gây nên bệnh viêm loét có rất nhiểu, chủ yếu bao gồm: Ti vị yếu, ăn uống không điều độ, trạng thái tâm lí không ổn định, ảnh hưởng tà khí và kích thích dược liệu. - Khẩu vị yếu: Thức ăn khỏng đù hoặc quá mệt, bệnh lâu ngày không khỏi v.v... đều làm lổn thương tì vị, tì vị yếu, khí hư không vận hóa hoặc dương suy dẫn dến đau vị quan. - Ản uống không điều dộ: Lúc ăn lúc không, no đói thất thường thương tổn thương tỳ vị làm cho lì vị không còn chức năng vận hóa. Thức ãn ứ đọng lại không tiéu hóa được, vị quản đình trệ, khí cơ không thông, không co bóp được, sẽ gây nên đau khoang dạ dày. - Trạng thái tâm lí không ổn định: Suy nghĩ lo âu, làm cho gan không tiết được chất xơ, chắn ngang dạ dày, dạ dày không xuống được. Nếu gan nóng sẽ làm tổn thương dạ dày, xơ dạ dày, không ướt sẽ đau nóng ngấm ngẩm ở vị quản. Nếu như khí ứ lâu ngày, máu không thông, mạch máu ngưng lại, máu ứ lại chặn dạ dày, làm đau vị quản. - Kích thích dược liệu; Nếu uống thuốc sulfamite trong một thời gian dài như; Thuốc chống viêm và hormon vỏ thượng thận, có thể làm tổn thương niêm mạc dạ dày, ảnh hưởng đến quá trình thống xuống của vị khí và quá trình lưu thông xơ mạch, gây nên bệnh viêm loét. Vị trí phát bệnh của bệnh này tại dạ dày nhưng có quan hệ mật thiết đến gan, lá lách. Nguy cơ phát bệnh 35

HÀ LINH

chính là khi cơ dạ dày bị chặn lại hoặc mất đi nguồn dinh dưỡng, làm cho dạ dày không co bóp được, không thông thì sẽ đau. 5. Bệnh đi ngoài mạn tính

5.1. Đặc điểm của bệnh Đi ngoài là một chứng bệnh lâm sàng do nhiều nguyên nhân gây ra, biểu hiện chủ yếu là đi ngoài nhiều lần, phân không thành hình, nát, lỏng, hoặc chứa nhiều chất chưa tiêu hóa, dịch dính, có máu hay nhiều mỡ. Nếu đi ngoài kéo dài trong vòng 2 tháng hoặc thời gian từ 2 - 4 tuần thì có thể gọi là đi ngoài mạn tính. Căn cứ vào đặc điểm biểu hiện lâm sàng của chứng bệnh này thì tất cả các chứng đi ngoài mạn tính do các bệnh về chức năng hay khí chất tạo thành qua đường tiêu hóa trong Tây y đều quy về loại bệnh này như: Viêm ruột mạn tính, chứng ruột dễ bị kích thích tổng hợp, u đường tiêu hóa, đi ngoài do tiểu đường, dính ruột... Loại bệnh này có thể phát sinh ở bất kỳ độ tuổi, giới tính, khu vực, dân tộc nào và không có sự khác biệt rõ rệt. Chứng bệnh này trong tác phẩm "Hoàng đ ế nội kinh" gọi Jà "tiết", trong các sách thuốc đời Hán Đường gọi là "Bất lợi", sau này các sách dược đời Đường Tống gọi chung là "tiết tả" (đi ngoài). Trong đó, "tiết" và "tả" có hàm ý khác nhau, "tiết" có hàm ý như chảy ra, người bị bệnh này đi ngoài ít, lúc có lúc không, bệnh tiến triển 36

BỆNH DẠ DÀY ở NGƯỜI GIÀ, PHƯƠNG PHÁP...

chậm; "tả" có hàm ý như trút ra, đi ngoài nhiều, đi như nước, bệnh tiến triển nhanh. Tuy hai loại có sự khác biệt về nhanh chậm, nhưng những biểu hiện lâm sàng trông thấy thì khó mà phân biệt rõ ràng được cho nên gọi chung là "tiết tả" (đi ngoài). Đông y căn cứ vào các thời kỳ khác nhau mà phân ra các phạm trù như tiết tả, đại tiện phân lỏng, ruột chứa đầy khí. 5.2. Nguyên nhân gây bệnh Nguyên nhân của bệnh này phức tạp. Có thể do bệnh về đường tiêu hóa gây nên, cũng có thể do ảnh hưởng của các biến chứng bệnh ngoài đường tiêu hóa, chung quy lại có mấy loại sau: - Tăng sự bài tiết. - Áp lực thẩm thấu đường tiêu hóa tăng. - Những chướng ngại trong quá trình hấp thụ và tiêu hóa thức ăn. - Diện tích hấp thụ của ruột thu nhỏ. - Nhu động của ruột tăng. + Đi ngoài có tính thẩm thấu Chiếm vị trí quan trọng trong quá trình phát sinh bệnh, bệnh lý của nó là trong ruột có các chất thẩm thấu mang tính bệnh lý dẫn đến đi ngoài. Chủ yếu thường gặp là các bệnh viêm nhiễm, có thể phân thành 2 loại là lan truyền và không lan truyền. 37

HÀ LINH

+ Viêm ruột có tính lây truyền Là nguyên nhân thường thấy của các bệnh viêm đường ruột, nguyên nhân của bệnh là: Do lan truyền cục bộ: - Vi khuẩn; Nấm, dịch tả, kết hạch ruột, vi khuẩn hình cầu. - Vi trùng: viêm ruột A-míp, bệnh trùng roi ruột, viêm ruột do vi trùng hút máu, trùng roi hình quả lê, trùng roi truyền nhiễm. - Viêm ruột do virus; Như các tế bào đường ruột của con người đến các viru.s gây bệnh, virus gây viêm xương trước bại liệt. - Viêm ruột thật sự do vi trùng thường do vi khuẩn tinh cầu màu trắng gây nên. Do lan truyền trên cơ thể: Đi ngoài do lan truyền trên cơ thể hay đường ruột gây nên, chủ yếu có các bệnh phát nhiệt như thương hàn, phụ thương hàn, sốt phát ban, sởi, bệnh dạng trùng, các bệnh nhiệt như: nhiễm trùng máu, sốt rét. + Viêm ruột không do lây truyền hoặc không rõ nguyên nhàn - Viêm loét ruột mạn tính không có tính khác biệt thì đến nay vẫn chưa tìm ra nguyên nhân, có thể thuộc một loại bệnh miễn dịch của cơ thể. - Bệnh viêm kểt tràng ruột do sưng u: Là một loại viêm 38

BỆNH DẠ DÀY ở NGƯỜI GIÀ, PHƯƠNG PHÁP...

kếl tràng có tính tổ chức của kết hột là một loại bệnh mạn tính ở thanh niên. - Viêm ruột non hoại tử cấp tính: Nguyên nhân không rõ ràng, có thể có liên quan đến vi khuẩn lây nhiễm, là một loại bệnh có đặc điểm từ bệnh ruột non hoại tử Gấp tính. Bệnh này thường xảy ra ở trẻ em mẫu giáo, lứa tuổi nhi đồng. Có liên quan đến việc ăn uống không vệ sinh hoặc không điều độ. + Viêm ruột do niêm mạc quá sức chịu dựng: Đặc biệt là khi bắt đầu có triệu chứng viêm, có thể dẫn đến bệnh đi nưoài có tính thẩm thấu. + Các hiện tượng khác - Bệnh khệ thất kết tràng: Thường có vào trạng thái kết tràng ruột giai đoạn hai, một nửa số người mắc bệnh thường xuyên hoặc thỉnh thoảng bị đi ngoài, đặc biệt hay có hiện tửợng viêm nhiễm. - ‘Thiếu chất dinh dưỡng: Thiếu acid nicôtinic tức là thônư qua sự biến đổi bệnh chung quanh hệ thần kinh khiến chức năng hoạt dộng của ruột bị rối loạn và dạ dày, ruột cú các Iriệu chứng viêm nhiễm. Đồng thời do viêm dây thần kinh và viêm hệ rộng từ khoang miệng dến kết tràng ruột mà dẫn đến việc bị đi ngoài. - Đi ngoài có tính phản ứng thay đổi: Do ăn phải các chất lạ hoặc do sự biến đổi chất vốn có trong cơ thể người bệnh tạo thành, ước đoán có liên hệ với bệnh trạng nước ở 39

HÀ LINH

thành ruột. Đi ngoài mạn tính thuộc phạm trù của phản ứng thay đổi, đau bụng và đi ngoài ra máu là biểu hiện chủ yếu của hệ thống ruột khi mắc bệnh này. Nhưng đi ngoài lại trở thành triệu chứng khác biệt của bệnh. Viêm ruột có tính tế bào hạt là một loại bệnh về ruột có tính phản ứng thay đổi đặc thù. Sau khi ăn những thức ăn có tính khác biệt dẫn đến ruột bị nổi hạch, kết hạch ruột có tính tế bào hạt ở dạ dày hay vách ruột non, khi tích luỹ vào tầng niêm mạc dẫn đến đi ngoài. Đi ngoài có tính bài tiết Đi ngoài có tính bài tiết là do sự tăng cường bài tiết nước và chất điện giải của dạ dày do lượng chất điện giải trong ruột tăng dẫn đến hiện tượng đi ngoài. Ngoài việc viêm loét tuyến tuy do lăng sự bài tiết dạ dày ra, còn lại đều do sự bài tiết đường ruột đặc biệt là ruột non tăng lên gây ra. Nguyên lý của nó có các loại sau: - Do áp lực ruột và áp lực tổ chức tăng. - Sự gia tăng của các loại nhân tố kích thích tính chủ động bài tiết của các chất điện giải trong tế bào niêm mạc. Hiện tượng gia tăng bài tiết khác biệt này trước mắt vẫn chưa phát hiện được cơ chế thay đổi có tổ chức của nó, nhưng có thể coi là sự rối loạn bài tiết đơn thuần. - Đi ngoài có tính bài tiết thường xảy ra ở những bệnh lây truyền bằng đường ruột và bệnh không lây truyền như bài tiết bên trong và bài tiết thể dịch. 40

BỆNH DẠ DÀY ở NGƯỜI GIÀ, PHƯƠNG PHÁP...

+ Bệnh có tính lây truyền - Dịch tả: Do độc tố bên ngoài bài tiết của vi khuẩn dịch tả tác dụng vào viêm mạc ruột, khiến âm li chủ động bài tiết, nước cũng từ đó bị thải ra ngoài tạo thành bệnh. - Đi ngoài có tính độc tố của vi khuẩn ruột già: Khi loại vi khuẩn này chỉ sinh sản trong kết tràng ruột thì thường không dẫn đến bệnh. Nhưng nếu lây đến ruột non thì sẽ giống như vi khuẩn gây dịch tả, độc tố ruột của nó sẽ dẫn đến đi ngoài có tính bài tiết. - Đi ngoài do trúng độc khi ăn: Thường là dạng đi ngoài bài tiết. Nguyên nhân gây bệnh là vi khuẩn hình quả nho màu vàng, vi khuẩn bệnh lị đều có thể do độc tố bên ngoài của nó dẫn đến hiện tượng đi ngoài có tính bài tiết. - Các hiện tượng khác: Một vài thực vật hoặc thuốc dẫn đến ngộ độc hóa học đều có thể gây nên bệnh đi ngoài, có thể có liên quan đến việc tãng bài tiết ĩừ ruột hoặc kích thích nhu động ruột. Có người bị đi ngoài do trúng độc dứa, hột cà, khoai tây mọc mầm, nấm độc, clcindela chiaesis các loại thực vật thường ngày như hoa quả, nếu ăn với số lượng lớn quả chưa chín cũng có thể dẫn đến đi ngoài. + Không cố tính láy truyền - Loét tuyến tuy: (hội chứng suy giảm miễn dịch, cũng gọi là u tuyến bài tiết dạ dày) là một loại u tuyến do tuyến tuy tiết ra tế bào p, tế bào u tiết ra một số lượng lớn các chất bài tiết dạ dày, khiến cho lượng acid dạ dày tăng, hầu 41

HÀ LINH

hết lượng acid dạ dày (vị toan) chưa được hấp thụ hết đi vào đường ruột, kích thích nhu động ruột. Do lượng acid cao nên khống chế men tiêu hóa khiến một vài người bệnh có thể có hiện tượng đi ngoài ra mỡ. - Dịch tả tuyến tuy: Là một loại in.sulin tiết ra tế bào |3, nó không gây ra việc tăng lượng acid dạ dày được bài tiết, nhưng lại bài tiết ra một loại dịch đi ngoài có tính bài tiết. Nguyên nhân có thể là do mạch máu giãn nở, các nhân tố tuyến tiền liệt, các nhân tố bài tiết... gây ra việc hao hụt với số lượng lớn các chất điện giải dưới dạng đi ngoài ra nước. * Ung thư tuỷ tuyến giáp trạng: Loại ung thư này tiết ra một nhân tố luyến tiền liệt kích thích sự bài tiết của ruột. - Các loại ung thư khác; Loại bệnh này là loại u ruột non đặc thù có tổ chức, do sự gia tăng khác thường của tế bào trên niêm mạc ruột tạo thành, nơi phát sinh dễ nhất thường là ruột thừa, u tiết ra các chất có dạng dịch. Khi hưng phấn, dịch này có thể đi vào hệ thần kinh, dẫn đến đường ruột co thắt mạnh và chức năng vận chuyển các chất trong ruột bị rối loạn, từ đó gây nên việc đau bụng hay đi ngoài, luôn phát bệnh và kéo dài. + Đi ngoài có tính thẩm thâu áp lực Loại bệnh này là do trong khoang ruột có chứa các chất không thể hấp thụ được (trừ các chất điện giải), khiến hiệu quả áp lực thẩm thấu trong khoang ruột tăng, từ đó giảm lượng hấp thụ nước, các chất điện giải và tạo thành bệnh. 42

BỆNH DẠ DÀY ở NGƯỜI GIÀ, PHƯƠNG PHÁP...

Nguyên nhân có thể do; - Do hấp thụ vào các chất dinh dưỡng và thuốc thấy khó khăn. - Do sự tiêu hóa phân giải thức ăn không hoàn toàn. - Do không thể vận chuyển các chất hấp thụ mà thường ngày có thể khống chế (như đường nho). Chứng bệnh tổng hợp không hấp thụ được các chất mỡ có thể phân thành hai loại là phát sinh ban đầu và phát sinh trong quá trình. ■ + Chứng bệnh tổng hợp không hấp tiai được do phát sinh ban đẩu Đi ngoài dịch dưỡng ở người lớn: Bệnh này được cho là một loại bệnh di truyền. Trong số những chất này, có nhiều prôtêin, như lúa mạch, lúa mì, lúa mạch đen đều có chứa các thành phần prôtêin có tác dụng tạo thành bệnh trong niêm mạc dạ dày. Nguyên lý gây bệnh như sau: - Phản ứng có tính miễn dịch đối với lượng prôtêin lớn. - Thay thế những chỗ thiếu hụt, thể hữu cơ thiếu một loại men có thể khống chê lượng chất hữu cơ trong prôtêin, khiến cho nhu động ruột không thể hoàn toàn hạ thấp lượng phân giải. Nhưng chất thay thế trong đó có thể gây tổn hại đối với niêm mạc ruột. Loại đi ngoài này vẫn chưa phát bệnh ở trẻ em. - Đi ngoài có lính nhiệt đới: Nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa rõ ràng, nhưng có thể có liên quan đến việc thiếu 43

HÀ LINH

vitamin B|| và B|2+ Chứng bệnh tổng hợp hấp thụ không tốt phát sinh sau khi phẫu thuật ruột - dạ dày Đi ngoài ra mỡ: + Do chức năng bài tiết bên ngoài tuyến tuỵ giảm, mỡ vẫn chưa được hoàn toàn phân giải. Một loại bệnh đi ngoài ra mỡ khác ít thấy là chứng whipple, chủ yếu là do ống tuyến dịch lympho ở ruột non bị tắc, tuyến hạch trên niêm mạc ruột bị đính kết vào nhau. + Đi ngoài tính thẩm thấu áp lực do lượng đường tăng Do các hợp chất đường trong khoang ruột thừa được hấp thụ dẫn đến việc tăng áp lực thẩm thấu trong khoang ruột, thường được phân thành hai loại sau: - Một loại thường thấy là do trong ruột có nhiều chất men đường, cho nên còn gọi là bệnh thiếu men đường. Người bị bệnh sau khi uống sữa bò thì bị đi ngoài, trẻ em có thể bị sau khi bú sữa mẹ. - Một loại ít thấy không phải là do thiếu chất men đường mà là do một chỗ trống trong ruột khiến chất đường sữa tự hấp thụ một cách khác thường vào hệ tuần hoàn máu gây nên nguy hiểm cho tính mạng. + Đi ngoài do sự mất cân bằng vi khuẩn đường ruột Bệnh này giống như chứng bệnh dinh dưỡng ở trẻ em, hầu hết các phẫu thuật sau khi cắt bỏ ruột non, một vài loại viêm ruột, dạ dày, viêm ruột có tính hạn chế ở trẻ em. 44

BỆNH DẠ DÀY ở NGƯỜI GIÀ, PHƯƠNG PHÁP,..

Một nguyên nhân thường thấy trong bệnh đi ngoài do tiêu hóa không tốt là sự mất cân bằng trong quần thể nấm ở đường ruột, tức là lượng mẫu nấm trong phân vượt quá 70%, gây nên sự mất cân bằng trong quần thể nấm ở đường ruột. Nguyên nhân thường là do mắc chứng bệnh thiếu vitamin và các nguyên tố chống quang phổ dài kì. + Đi ngoài do rối loạn quá trình hấp thụ Đi ngoài do rối loạn trình hấp thụ tức là đi ngoài do sự rối loạn hấp thụ nước, các chất điện giải hay rối loạn ngay trong quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng gây ra. + Sự thay đổi tính thấm qua của niêm mạc Cơ thể do sự thay đổi trong giải phẫu bệnh lý của tế bào niêm mạc, như sự biến hình hoặc giảm số lượng lông mao hoặc lông tơ, thu nhỏ diện tích hấp thụ dẫn đến hạ thấp khả năng thẩm thấu của niêm mạc, như bệnh dịch dưỡng ở trẻ em và bệnh hấp thụ không tốt của ruột non do nhiệt đới và không nhiệt đới cũng có những thay đổi như thế. + Đi ngoài có tính ức chế Là do sự ức chế hoặc thiếu hụt khả năng chủ động hấp thụ bình thường của một vài chất điện giải, như do sự tổn tại của trở ngại của đoạn ruột cong hấp thụ vi lượng clo (âm tính) nên đó có quá nhiều nước bị đọng lại trong ruột dẫn đến đi ngoài. + Đi ngoài do rối loạn chức năng vận hành của ruột Sự rối loạn trong chức năng vận hành của ruột, hoạt 45

HÀ LINH

động của nhu động ruột tăng nhanh dẫn đến dịch trong khoang ruột không kịp hấp thụ gây nên di ngoài. Ngược lại, hoạt động của nhu động ruột chậm lại, dịch ít đọng trong ruột hay sự sinh sản quá độ của tế bào nấm trong ruột cũng có thể gây nên bệnh đi ngoài. 5.3. Các nguyên nhân theo Đông y Chúng ta đều biết rằng nguyên nhân của chứng bệnh này là do chức năng hoạt động của hộ thần kinh thực vật bị mất cân bằng dẫn đến kết tràng co giật, và nhu động từ đó gây nên đi ngoài. Đông y cho rằng, nguyên nhân gâv bệnh có thể là do chịu sự tác động các nhân tố bên ngoài, bị bệnh trong quá trình ăn uống, những biểu hiện phiền muộn về tinh thần, tỳ vị yếu, tỳ thận dương suy khiến khí âm trong cơ thể tăng cao dẫn đến hiện tượng đi ngoài, hoặc do tác động của nhiều nguyên nhân khác nhau khiến chức năng của tỳ vị gặp trở ngại là chủ yếu. + Chịu tác dộng của nhàn tô bên ngoài Những người bị thương dẫn dến tỳ vị mất cân bằng cũng có thể gây ra hiện tượng đi ngoài. Nhưng lại lấy yếu tố ngoại cảnh gây “ướt” là điểu quan trọng nhất, "ướt thường thành ngũ tiết", chỉ việc thấm ưóít vào tỳ, tỳ mất khả năng vận chuyển, không thể thấm hút và phân rõ các loại nước, ngũ cốc đồng thời đưa chúng vào ruột già dẫn đến hiện tượng đi ngoài. Nếu cơ thể bị ngấm ướt do các nhân tố bên ngoài như ngấm quá nhiều nước, ngồi, ngủ ở chỗ ẩm ướt, hoặc tắm khi đang nhiều mồ hôi... khiến khí 46

BỆNH DẠ DÀY ở NGƯỜI GIÀ, PHƯƠNG PHÁP...

lạnh, khí ấm thấm ngay vào bên trong hỗn loạn bất phân dẫn đến đi ngoài. Gió, lạnh, khỏ, nóng đều có thể dẫn đến đi ngoài, nhưng vẫn có liên quan nhiều với các nhân tố bên ngoài gây ẩm ướt. + BỊ bệnh do ăn uống Ăn quá nhiều thức ăn không tiêu, thức ăn không sạch sẽ gây tổn thương đến tỳ vị. Các chất dinh dưỡng và nước không phân hóa nhỏ được, biến ngược lại thành đờm bẩn, tất cả những điều đó đều khiến tỳ vỊ hoạt động yếu, chức năng lên xuống bị mất cân bằng khiến các chức năng khác bị ảnh hưởng đều có thể dẫn đến đi ngoài, cho ta thấy rõ ràng chế độ ăn uống là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến đi ngoài. + Mất thăng hằng về tinh thần Nếu tinh thần luôn lo lắng, nóng giận, ý muốn không đạt gây ra ức chế gan khí, cản trở tỳ, tỳ vị bị ức chế, quá trình vận chuyển mất khả năng bình thường và tạo thành đi ngoài; hoặc cũng có thể do ưu tư khiến tỳ bị tổn thương cũng có thể dẫn đến di ngoài, hoặc có các nhân tố làm hư thận, hoặc khi tức giận ăn uống không điều độ uống càng dễ dẫn đến đi ngoài. Điều đó cho thấy sự mất thăng bằng về tâm lý trong quá trình phát bệnh đi ngoài cũng vô cùng quan trọng. + Tỳ vị yếu Dạ dày (vị) chủ yếu là để thu nhận, tỳ (lá lách) chủ yếu 47

HÀ LINH

để vận chuyển. Hai bộ phận này chủ yếu có nhiệm vụ hấp thụ các chất tiêu hóa, nếu ngay từ nhỏ mà chức năng tỳ vị đã không đầy đủ hoặc bị mất cân bằng do ăn uống sau này, mệt mỏi dẫn đến nội thương, bệnh tật lâu ngày không khỏi cũng có thể dẫn đến tỳ vị hư yếu... làm cho khả năng vận chuyển và tiêu hóa thức ăn của tỳ vị bị rối loạn, dần dần tạo thành đi ngoài. + Thận dương khí yểu Bệnh lâu ngày do thận, hoặc tuổi cao sức yếu, dương khí của thận không đủ, khiến thận dương khí yếu, nhiệt trong người không đủ nên không thể trợ giúp dạ dày co bóp và nghiền nát thức ăn. Thức ăn lâu ngày không bị phân hủy sẽ dẫn đến đi ngoài. Nhưng lại khó đi đại tiện do chức năng của thận bị tổn thương gây nên. Tóm lại nguyên nhân gây bệnh của bệnh này có quan hệ với các nhân tố như phong hàn, thấp, nhiệt, thử, sự mất thăng bằng tâm lý, ăn uống mất vệ sinh, sự thay đổi bên trong của ngũ tạng, sự tác động của những nhân tố tác động bên ngoài (đặc biệt là các nhân tố), ăn uống không đúng mức gây tổn thương tỳ vị, hoặc nóng gan, thận không tốt khiến chức năng của tỳ vị suy giảm, rối loạn bên trong lâu ngày sẽ tạo thành bệnh. Thời kỳ đầu của bệnh lấy những biểu hiện thực là chủ yếu, thường thể hiện ở sự xáo trộn bên trong cơ thể. Bệnh lâu ngày có thể biến thực thành hư, hoặc hư tỳ, hoặc hư thận cũng có thể là hư thực lẫn lộn. Bệnh này có quan hệ với tỳ, vị, ruột, gan và thận, nguyên 48

BỆNH DẠ DÀY ở NGƯỜI GIÀ, PHƯƠNG PHÁP...

nhân căn bản là xáo trộn bên trong, chức nâng vận chuyển của tỳ, vị, ruột không bình thường. 6. Bệnh táo bón mạn tính

6.1. Đặc điểm của bệnh Táo bón mạn tính là chỉ một sự thay đổi trạng thái thói quen đại tiện và số lần đi khác nhau. Tức là có lần đại tiện ít dần hoặc đi đại tiện khó khăn, phân khô, cứng hoặc dính chặt vào nhau. Triệu chứng ít nhất là kéo dài 3 tháng trở lên. Biểu hiện cụ thể của chứng bệnh này là: Số lần đại tiện dưới ba lần/1 tuần, trên 25% thời gian đại tiện khó, trên 25% số lượt phân đi cứng trên 25% thời gian đại tiện không hết. Nếu kiểm tra sức khỏe và nội soi ruột thì không thấy sự thay đổi nào về khí chất. Căn cứ theo biểu hiện lâm sàng cũng gọi là táo bón theo thói quen hoặc táo bón đặc biệt, táo bón đơn thuần. Biểu hiện lâm sàng đặc biệt là đại tiện khó khăn hoặc thời gian cách giữa 2 lần đi đại tiện dài, phân khô, cứng, rất ít khi bị đau bụng. Bệnh này có thể xảy ra ở tất cả các lứa tuổi, tần số xuất hiện ở tuổi thanh niên và trung niên là 5 - 10%, người già đạt từ 13 - 30%, vừa có thể xuất hiện trong lúc có các bệnh khác lại có thể độc lập xuất hiện, cũng là căn bệnh thường thấy của những người ít vận động hay người bệnh phải nằm lâu ngày. Táo bón có rất nhiều cách gọi trong Đông y, có thể gọi là "đại tiện khó", "hậu bất lợi", "tỳ ước", "dương kết", "âm 49

HÀ LINH

kết", "tràng kết", "phong bế", "nhiệt bế", "phong táo", "nhiệt táo", "hư bế",... bây giờ gọi chung là táo bón. 6.2. Nguyên nhân gáy bệnh * Theo Tây y Tây y cho rằng, táo bón mạn tính là do: - Động cơ bài tiết thiếu: Người già cơ thể yếu, béo hoặc gầy rõ rệt, nhiều lần có thai và .sinh đẻ dẫn đến co bụng, cơ ruột, chức năng của hậu môn đều giảm. - Kết tràng ruột co giật: Dây thần kinh của hệ thần kinh quá căng thẳng, mệt mỏi, chức năng kết tràng rối loạn, có thể dẫn đến táo bón hoặc đi ngoài, như kết tràng rất dễ dẫn đến các chứng bệnh tổng hợp. - Thói quen của cuộc sống: Thường do thói quen ăn uống mất vệ sinh gây nên, cặn bã thức ăn hơi ít, chất dịch hấp thụ không đủ, ruột không nhận đủ kích thích. Phản xạ bài tiết phân của trực tràng chậm hoặc bị mất đi như lơ là ý nghĩ muốn đại tiện, ức chế đại tiện, đại tiện không theo giờ nhất định. - Phản xạ đại tiện chủ yếu: Lạm dụng thuốc đi ngoài hoặc thuốc nhuận tràng tạo thành sự dựa dẫm khi đại tiện. - Sự thay đổi về thần kinh: Do thần kinh ruột có sự thay đổi khác thường tặo nên, như dây thần kinh đường ruột, chức năng hoạt động kém. - Kết cấu giải phẫu về chức năng của trực tràng và hậu 50

BỆNH DẠ DÀY ở NGƯỜI GIÀ, PHƯƠNG PHÁP...

môn khác thường như trực tràng lên trước quá cao, bên trong trực tràng rủ xuống, có trực tràng của xương chậu co giật, phình to dẫn đến đường ra bị tắc nghẽn. * Theo Đông y Đông y cho rằng táo bón là loại bệnh do chức năng của ruột già khác thường tạo nên. Nguyên nhân của nó là: - Ruột nóng ăn quá nhiều đồ cay thích uống rượu, quên uống thuốc, khiến ruột già bị tích nhiệt, tổn hao tân dịch, đường ruột bị khô, tắc tạo thành táo bón. - Khí cơ uất trệ, lo lắng buồn phiền quá độ, nằm dưỡng bệnh lâu ngày, hoạt động quá ít thiếu gan, tỳ tích khí, khí không thông suốt tạo thành táo bón. - Khí huyết, tân dịch yếu: Tinh khí yếu hoặc bị bệnh lâu ngày, sau khi sinh tổn hao khí huyết, đường ruột quá ướt, khí hư dẫn đến lực yếu tạo thành táo bón. - Tuổi già sức yếu, dương hư âm thịnh, âm hàn tích tụ, dương khí không thông tạo thành táo bón. Bệnh này phát sinh tại ruột già, có quan hệ với phổi, gan, lá lách, thận.

51

Chương hai

CHẨN ĐOÁN MỘT số BỆNH DẠ DÀY THƯỜNG GẶP I. TRIỆU CHÍỮMG 1. Triệu chứng của bệnh viêm dạ dày câ'p tính

Triệu chứng lâm sàng nặng nhẹ không giống nhau, thông thường thì bệnh phát rất nhanh, lúc bắt đầu thì có cảm giác đau bụng trên, tiếp theo là buồn nôn, nôn oẹ, nôn ra chủ yếu là những thức ăn chưa tiêu hóa, hoặc có mùi do acid bào mòn, nếu uống thuốc hoặc nước sẽ nôn ra ngay. Phần lớn người bệnh thấy đau bụng trên có tính gián đoạn kèm theo, đôi khi còn đi ngoài ra phân và nước vàng, nôn oẹ và đi ỉa từ ít đến vài lần, nhiều là trên 10 lần thậm chí mấy chục lần,-thường kèm theo các triệu chứng như cảm giác nóng lạnh, chán ăn, đau đầu và mệt mỏi... Những người bị nặng nếu nôn và đi ỉa chảy quá nhiều sẽ xuất hiện chứng mất nước, ngộ độc acid như cảm thấy nóng, khó chịu, mồm khô, đái dầm, khoang mắt lõm sâu, 52

BỆNH DẠ DÀY ở NGƯỜI GIÀ, PHƯƠNG PHÁP. .

da nhăn nheo, lưỡi đỏ, khô và gầy. Nếu nặng hơn cũng có thể xuất hiện một số triệu chứng hư thoát, hạ đường huyết như: mặt mày tái nhợt, mồ hôi tràn trề, tứ chi lạnh toát, mạch nhỏ và dần mất đi, huyết áp gảm, thần kinh mơ hồ, không tỉnh táo v.v... 2. Triệu chứng của bệnh viêm dạ dày mạn tính

Viêm dạ dày mạn tính không mang tính điển hình và tình trạng bệnh lâm sàng mang tính đặc thù. Mức độ bệnh biến và tình trạng bệnh lâm sàng cũng không như nhau. Biểu hiện là ngược lại hoặc duy trì trạng thái đau, trướng bụng, bụng trên khó chịu, không mang tính quy luật. Bệnh trạng tiêu hóa không tốt thường là sau khi ăn cảm thấy nặng bụng, không muốn ăn tiếp, ợ, buồn nôn... Những loại bệnh trạng này dùng thuốc chống acid và thuốc chống co giật, không thể chữa trị triệt để được. Có một bộ phận người bệnh không có triệu chứng lâm sàng. Người niêm mạc dạ dày bị nát có thể sẽ bị ra ít máu và đi đại tiện phân đen. Những người để bệnh kéo dài trong một thời gian, đặc biệt là bệnh viêm dạ dày, thì sẽ có tình trạng thiếu máu. Ngoài ra, các bệnh trạng viêm dạ dày mạn tính không giống nhau thì biểu hiện lâm sàng của mỗi loại cũng khác nhau. + Viêm dạ dày mang tính mạn tính Viêm dạ dày mang tính mạn tính, đặc biệt viêm bộ phận khoang bụng là chủ yếu, thường biểu hiện như: Phần bụng 53

HÀ LINH

trên trướng đau, đau âm ỉ, đau quần quại hoặc đau như lửa đốt. Các chứng đau này đại đa số là xuất hiện sau bữa ăn. Các nguyên nhân càng làm bệnh thêm nặng như: Tinh thần không ổn định, làm việc quá sức, khí hậu thay đổi và đồ ăn không đảm bảo vệ sinh... Khi bộ phận bụng trên đau dữ dội sẽ dẫn đến các hiện tượng không bình thường như; Buồn nôn mửa, nôn, đi đại tiện, bệnh đường vị tràng... Biểu hiện như dạng bệnh lở loét, dạng bệnh ung thư dạ dày, dạng bệnh tắc nghẽn môn vị, cũng có thể kéo theo xuất huyết mà dẫn tới một loạt bệnh trạng. + Viêm dạ dày mang tính khô héo Viêm dạ dày mang tính khô héo mạn tính chủ yếu biểu hiện là cảm thấy phần trên bụng trướng to, suốt ngày cảm thấy bụng trướng to mà không liên quan gì đến việc ăn uống. Cảm thấy không muốn ăn, ăn ít, đối với lòng trắng trứng, thức ăn có nhiều mỡ thì khó tiêu, dễ dẫn đến tiêu chảy, trong phân có những hạt mỡ chưa tiêu hóa, sợi cơ và bã rau.... Những người bệnh thường có biểu hiện: sắc mặt trắng bệch, thân thể gầy yếu, mệt mỏi, chóng mặt, mất ngủ... + Viêm dợ dày dạng u Viêm dạ dày dạng u còn được gọi là viêm dạ dày mang tính mạn tính, viêm dạ dày dạng bệnh đậu mùa, viêm dạ dày dạng u thịt.... Đa số người bệnh cảm thấy đau ở bộ phận bụng trên. Tính chất cũng giống như bệnh loét, còn có một số người biểu hiện như: Không có hứng thú trong 54

BỆNH DẠ DÀY ở NGƯỜI GIÀ, PHƯƠNG PHÁP...

việc ăn uống, buồn nôn, nôn, giảm cân, toàn thân mệt m ỏi... cũng có thể kéo theo xuất huyết. + Viêm chỗ nối khớp, viêm tăn vị Là bệnh biến thường thấy sau khi phẫu thuật, có thể phát sinh trong thời gian gần và xa sau khi phẫu thuật dạ dày. Chủ yếu biểu hiện là phần bụng trên trương to, đau, đặc biệt là sau khi ăn cơm, thậm chí còn xuất hiện buồn nôn, nôn ra dịch mật, có người bệnh còn không thiết ăn uống, giảm cân, toàn thân mệt mỏi..., thậm chí có người bệnh còn đi ra phân đen. + T hể trứn^ Người bệnh viêm dạ dày mạn tính thirờng không biểu hiện rõ thể trứng. Chỉ trong thời kỳ phát tác bộ phận bụng trên mới có biểu hiện đau mang tính phủ kín, nặng nhẹ không giống nhau. Người viêm dạ dày mạn tính thường kèm theo thiếu máu, có thể thấy mặt, môi, răng lợi, cầu kết mạc và móng tay, móng chân có màu trắng bạch. Viêm dạ dày vị thể (viêm dạ dày mang tính khô héo loại hình A) có thể thấy viêm lưỡi cấp tính, tức lưỡi có màu đỏ, thâm hoặc lưỡi cõ nhiều rêu. Bệnh thường thấy và phát bệnh Bệnh viêm dạ dày mạn tính nhẹ, ngoài những người bệnh có thời gian mắc bệnh dài ra, rất ít thấy hiện tượng phát bệnh. Người mắc bệnh viêm dạ dày mạn tính có kèm theo hóa sinh tuyến tràng độ nặng hoặc nhẹ và tăng sinh 55

HÀ LINH

không điển hình có khả năng ung thư hóa. Tỷ lệ ung thư hóa của viêm dạ dày mạn tính là 2,55% - 7,46%. Cho nên, đối với người bệnh viêm dạ dày mạn tính có bệnh trạng kéo dài trong thời gian dài hoặc người bệnh viêm dạ dày mạn tính bệnh nặng vốn có tính ổn định, nhưng đột nhiên xuất hiện, hiện tượng bệnh tình thay đổi rõ rệt, thì phải tiến hành kiểm tra vị kính và chẩn đoán xác thực bằng hoạt kiểm. 3. Triệu chứng của bệnh đau dạ dày tổng hợp

3.1. Bệnh trạng - Bụng đau là chủ yếu: Thường thấy là đau bụng giữa và dưới; đi kèm cùng với triệu chứng này là đi đại tiện thất thường, bụng trướng. Đau bụng thưòng xuất hiện sau bữa ăn, thường xảy ra sau khi rửa ruột hoặc bị nhiệt, thải phân, thải khí, thường ít xảy ra trong lúc đang ngủ. Đặc điểm đau ở mỗi người bệnh cụ thể là cố định, không biến đổi, không thể nặng thêm mang tính tiến hành. - Đi tả: Lượng phân ít, có dạng hồ, phứa ít nhiều dịch dính, đi tả thường xảy ra hoặc mang tính đứt quãng. Nguyên nhân là do ăn uống không hợp lý gây nên, có cả hiện tượng cùng bị đi tả và bí tiện. - Bí tiện: Phân cứng, có thể có ít nhiều dịch dính. Đi đại tiện phải dùng nhiều sức, đi xong mà vẫn cảm thấy chưa hết, bí tiện mang tính ngắt quãng và tính liên tục, hoặc có lúc lại bị đi tả. Ngoài những bệnh kể trên ra, còn có các chứng bệnh 56

BỆNH DẠ DÀY ỏ NGƯỜI GIÀ, PHƯƠNG PHÁP...

tiêu hóa không tốt như: Phần trên của bụng luôn cảm thấy khó chịu, ợ khí. buồn nôn... Không ít người bệnh bị đau dạ dày còn có tâm trạng lo sợ, tức ngực, ra nhiều mổ hôi, mặt đỏ, đi tiểu tiện nhiều lần, đi tiểu gấp, tính chức năng bị trở ngại, lo âu, mất ngủ, da mẩn lên biểu hiện như ngứa, viêm da mang tính thần kinh. 3.2. Thê chứng Khi sờ vào kết tràng có dạng chữ ất (z) và ấn đau; hoặc kết tràng ấn đau trong vùng rộng; hoặc sức mở ra của cơ vòng hậu môn cao thì cảm thấy đau. Một số người bệnh lại có hiện tượng nhịp tim đập nhanh, huyết áp cao, ra nhiều mồ hôi. 3.3. Những chứng bệnh thường gặp Viêm dạ dày chứng tổng hợp tức là chức năng của vị tràng mang tính tổng hợp. Nó thường ít xuất hiện và phát bệnh, nhưng đối với người tiêu chảy lại mang tính nghiêm trọng, vì nó có thể sẽ gây ra thuỷ điện giải chất làm mất đi sự điều tiết càn bằng của acid kiềm. 4. Triệu chứng của bệnh viêm loét đường tiêu hóa

+ Biểu hiện đau đớn Đau phần bụng trên là triệu chứng chính của bệnh viêm loét. Nhưng có khoảng 10% số người mắc bệnh lại không đau bụng. Đau bụng viêm loét điển hình theo tính nhịp điệu và tính chu kì. - Chỗ đau và tính chất của nó thường ở giữa, lệch trái 57

HÀ LINH

hoặc lệch phải bụng trên song nếu đau do viêm loét tá tràng thường ở bụng trên bên phải hoặc bên phải rốn. Nếu viêm loét dạ dày ở dưới vị thể và thượng vị thì đau chủ yếu ở phần dưới não trước trái hoặc phần bụng trên bên trái. Nếu viêm loét thành sau của phần cầu dạ dày và tá tràng có thể đau chủ yếu ở sau lưng. VỊ trí đau nhức về cơ bản phản ảnh vị trí mà căn bệnh viêm loét tồn tại, nhưng cũng không hoàn toàn trùng khớp. - Đau do viêm loét có thể chia thành đau âm ỉ, đau nhói, đau nóng, trướng bụng lên mà đau, thông thường không phóng xạ, phạm vi rất hạn chế, đau không dữ dội, có thể chịu đựng được, thỉnh thoảng cũng có người đau dữ dội. - Nhịp độ của đau đớn; Đau theo nhịp độ là triệu chứng đặc trưng của bệnh viêm loét, nó liên quan nhất định đến quá trình ăn uống. Đau do vết loét tá tràng xuất hiện lúc đói hoặc giữa đêm, ăn uống vào có thể giám được cơn đau. Đau do vêì loét dạ dày thường xuất hiện trước sau bữa ăn một giờ, nhịp độ của nó không rõ ràng như đau tá tràng, triệu chứng đau vào giữa đêm cũng ít gặp và nhẹ hơn đau ở tá tràng. Sở dĩ đau viêm loét có tính nhịp độ có liên quan đến sự tiết ra của vị toan. Sau khi ăn uống khoảng một giờ, vị toan bắt đầu tiết ra nhiều hơn, vị toan kích thích bề mặt vết loét gây nên cảm giác đau đớn. Thức ăn có tác dụng giảm lượng acid, làm tăng độ pH của dịch vị, cho nên khi ăn hoặc uống dược liệu có tính kiềm, tạm thời sẽ làm giảm 58

BỆNH DẠ DÀY ở NGƯỜI GIÀ, PHƯƠNG PHÁP,,.

đau. Vào nửa đêm, lượng acid dạ dày tiết ra là đỉnh điểm trong chu kì tiết ra acid dạ dày trong một ngày. Vì thế, những người mắc bệnh thường bị cơn đau làm tỉnh lại vào nửa đêm. Ngoài ra, nguyên nhân gây bệnh viêm loét còn có thể liên quan đến các nhân tố ngoài acid dạ dày, như: Dung môi pepcin, nước mật, sự tăng lên của lực co cơ tá tràng và sự co giật của nó. - Tính chu kì của sự đau đớn: Một đặc điểm khác của đau do viêm loét là đau theo chu kì, viêm loét tá tràng càng rõ hơn. Cái gọi là tính chu kì của bệnh tức là sự kéo dài của vết đau, sau đó vào những ngày này năm sau, tháng sau, bệnh lại tái phát. Bốn mùa trong năm đều có thể phát bệnh, nhưng cuối mùa thu và đầu mùa xuân, thời tiết trở nên lạnh hơn thì bệnh biểu hiện càng rõ. Rất nhiều người mắc bệnh đã nhiều lần đau đớn và lâm vào tình trạng đau viêm loét mạn tính và sau đó sẽ mất đi tính nhịp điệu và tính chu kì của bệnh như đã nói ở trên. Do bệnh viêm loét này rất dễ phát lại bệnh, cho nên quá trình chữa trị bệnh rất lâu. Không ít người bệnh có lịch sử bệnh vài năm, thậm chí hàng chục năm. + Cháy máu Là biến chứng thường gặp nhất, chiếm 15% - 30% bệnh viêm loét, chiếm khoảng trên 1/2 bệnh chảy máu đường tiêu hóa, chủ yếu chảy máu ở thành sau cầu và thành sau tá tràng. Dự đoán bệnh tình quyết định bởi lượng máu chảy, tốc độ chảy máu, khả năng tiếp tục chảy máu 59

HÀ LINH

hay không và tình hình sức khoẻ. Mà lượng máu chảy và tốc độ chảy máu lại được quyết định bởi loại huyết quản bị tổn thương đường trong huyết quản đó, trạng thái thu nhỏ của huyết quản và ức chế tụ máu v.v... Huyết quản mao mạch mỗi ngày rò ra ngoài 50 - lOOml sẽ tạo nên hiện tượng máu chảy lẫn phân và nước tiểu. Máu sẽ không tự đông lại nếu máu chảy ra từ động mạch hoặc tĩnh mạch lớn. Nếu chảy máu nhiều sẽ bị sốc, với dung lượng máu thấp, huyết sắc tố nhỏ hơn 8g, hồng tề bào ít hơn 3.000.000. Lượng tế bào chảy ra không quá 500ml, nhưng không có bất kì bệnh trạng nào; nếu lượng máu ấy vượt quá lOOml, thì tim đập nhanh, đau đầu, hoa mắt, mệt mỏi lượng máu lớn hơn 150ml, bệnh nhân sẽ bị sốc thậm chí tử vong. Huyết áp do nhịp đập mạnh có tác dụng quan trọng trong quá trình xác định lượng máu chảy ra. Có khoảng 25% người bệnh bị chảy máu trước kia không có bệnh trạng. Người già thường phát lạnh từ lúc bắt đầu chảy máu, sau lần đầu chảy máu sẽ có nguy cơ bị chảy máu lại. Sau khi chảy máu thì không đau bụng nữa. Xác định vị trí chảy máu chủ yếu dựa vào dụng cụ X - quang và nội soi dạ dày. X - quang chỉ tiến hành sử dụng sau 48 giờ khi bệnh tình đã ổn định. Nội soi dạ dày tiến hành trong vòng 24 48 giờ, nếu không thì có thể làm tổn thương niêm mạc, nứt niêm mạc, loét nhẹ, rạn nứt niêm mạc v.v... Nếu tiến hành nội soi dạ dày có thể cho thấy những vấn đề trong giai đoạn gần chảy máu. 60

BỆNH DẠ DÀY ở NGƯỜI GIÀ, PHƯƠNG PHÁP...

+ Vết loét xuyên thủng Vết loét xuyên thủng thành dạ dày và tá tràng, làm cho thức ăn ở trong dạ dày hoặc tá tràng vào trong khoang bụng gọi là vết loét xuyên thủng, đó là biến chứng rõ nhất của bệnh viêm loét đường tiêu hóa. Người bệnh sẽ bị chết do viêm màng ruột và nhiễm trùng máu. Đường xuyờn thủng có thể dài từ 3 - 6 mm, nhỏ nhất bằng mũi kim. Bệnh này phát nhiều vào mùa đông. Phân thành các loại cấp tính, á cấp tính mạn tính; từng loại chủ yếu quyết định bởi vị trí xuyên thủng xuyên thủng cấp tính phát sinh chủ yếu ở mặt rời thành trước, phía trên, phía dưới của dạ dày và tá tràng. Thức ăn trong dạ dày đi vào trong khoang bụng rời, có thể dẫn đến bệnh viêm màng ruột cấp tính, bệnh này gặp nhiều trong lâm sàng. Lỗ thông nhỏ hoặc nhanh chóng lành lại, đặc biệt xảy ra khi ruột rỗng, khoang bụng chỗ ô nhiễm ở phần bụng trên gọi là lỗ thủng á cấp tính, chỉ đứng sau lỗ thủng cấp tính. Vị trí vết loét ở thành sau dạ dày và tá tràng, các cơ quan lân cận, dễ chi phối bởi cơ chế kết dính. Lỗ thủng bị bọc lại trong màng võng nhỏ gọi là lỗ thủng gói, thuộc lỗ thủng mạn tính, rất ít gặp. Muốn chẩn đoán phải dùng X - quang, có thể nhìn thấy khí thể tự do dưới màng, khi cần thiết có thể soi ruột để xét nghiệm mẫu hỗ trợ cho việc kiểm tra sơ đồ cấu tạo của máu (huyết cầu đồ). + Môn vị bị tắc nghẽn Vết loét ở môn vị hoặc gần môn vị, nhưng do những sợi dưới niêm mạc, hoặc do các mụn nước trong niêm mạc gây 61

HÀ LINH

nên hoặc do bị viêm loét, hoặc cơ hoành môn vị co giật thu nhỏ lại, vết loét mạn tính gây nên, hình thành nhiều vết sẹo nhỏ, hẹp làm tắc nghẽn môn vị. Sau đó cố định lại, phải làm phẫu thuật thông môn vị. Bệnh trạng là sự thay đổi về đặc điểm đau bụng, bụng trên trướng căng, nôn mửa thức ăn trong dạ dày hoặc có triệu chứng mất nước. Dấu hiệu đặc trưng của dạ dày chủ yếu là pha nhu động, sự nhu động của dạ dày nghe như tiếng nước chảy, tiếng lọc nước. Chẩn đoán bệnh phần lớn dựa vào viêm loét, bệnh trạng điển hình và dấu hiệu đặc trưng của cơ thể, kiểm tra bằng X - quang và nội soi dạ dày, ngoài ra còn một số dụng cụ kiểm tra bổ trợ khác. Cần phải xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh và mức độ nghiêm trọng của bệnh tình để chữa trị bệnh cho tốt. Thông thường tiến hành điều trị nội khoa trước. Nếu không có hiệu quả thì phải xem xét lại, cần thiết thì tiến hành phẫu thuật. + Biến chứng ung thư do vết loét Viêm loét tá tràng rất ít biến chứng thành ung thư, tỷ lệ biến chứng ung thư do viêm loét dạ dày chiếm khoảng 1%, chủ yếu xảy ra vùng bên cạnh vết loét. Ung thư dạ dày phát sinh ngoài vùng viêm loét phải xem là bệnh đồng phát, không phải biến chứng ung thư của bệnh viêm loét. Biến chứng ung thư do nguyên nhân chủ yếu là sự hạn chế của phương pháp chẩn đoán xưa kia, coi một số bệnh ung thư dạ dày dạng viêm loét là viêm loét lành tính và có liên quan đến tiến triển của việc điều trị nội khoa bệnh viêm 62

BỆNH DẠ DÀY ở NGƯỜI GIÀ, PHƯƠNG PHÁP...

loét. Một ngày nào đó, biến chứng thành bệnh ung thư, sẽ làm thay đổi nhịp độ của sự đau đớn, và có biểu hiện lâm sàng của bệnh ung thư dạ dày thông thường. Nếu tiến hành nội soi dạ dày có thể trực tiếp phân biệt tính chất của vết loét, tỷ lệ chẩn đoán đạt trên 90%. Tất cả những đối tượng khả nghi đều nên làm kiểm tra nội soi dạ dày, những vết loét dạ dày phải kiểm tra thường xuyên. 5. Triệu chứng của bệnh đi ngoài mạn tính

Đi ngoài mạn tính là loại bệnh có số lần đi ngoài nhiều, trong phân có chứa một số lượng lớn các chất đã bị biến đổi hoặc một vài chất có khả năng gây bệnh. Theo như trên đã nói, những nguyên nhân gây bệnh khác nhau sẽ có những biểu hiện lâm sàng khác nhau. + Đi ngoài thẩm thấu Trong phân luôn có những chất thẩm thấu, hơn nữa có người sẽ bị đau bụng kết tràng ruột (đặc biệt là kết tràng bên trái) dẫn đến đi ngoài có mủ hoặc mỡ mà mắt thường có thể nhìn thấy, những người bị viêm kết có thể bị đi ngoài ra máu rất rõ. Bệnh thường phát sinh ở ruột non, chất thẩm thấu và máu đều nằm xáo trộn trong phân, thường là các loại mủ và máu khó nhìn thấy bằng mắt thường. + Bệnh viêm nhiễm lây truyền cục bộ Đi ngoài có đặc điểm chứa mủ và máu trong phân; - Vi khuẩn: Đi đại tiện ngày từ 10 lần trở lên, lượng 63

HÀ LINH

phân ít, máu và mủ thành cục, không giống phân bình thường, tình trạng ngày càng nặng, nhiều lần phát cấp tính thì hầu hết sẽ chuyển thành mạn tính. - Trùng Amíp: Đại tiện hcfn 10 lần một ngày. Trong phân có lẫn máu nhạt và một ít mủ, triệu chứng toàn thân ít và nhẹ thường là mạn tính, một vài trường hợp phát tác cấp tính. - Viêm kết tràng có tính lở loét không khác biệt; Đại tiện ngày trên 10 lần, trong phân có mủ, máu và chất phân, triệu chứng toàn thân không thống nhất. Cũng có thể là khá nặng, bệnh sẽ phát tác nhiều lần dưới dạng mạn tính. Mấy loại biến đổi nửa đi ngoài của ruột - Lần một: Thường thấy ở người già và thanh niên, ngoài các nguyên nhân chính gây bệnh và triệu chứng kết hạch toàn thân, thường có hiện tượng đi ngoài mạn tính, hay .xuất hiện sau khi ăn, có lúc còn có thê thay bằng việc đi ngoài nhiều lần. Viêm kết ruột nổi u: Có thể có triệu chứng giống như viêm ruột thừa cấp tính, thường có biểu hiện nhỏ bắt đần bị trĩ hoặc tắc ruột, bệnh mạn tính, có thể là chậm hoặc tương đối chậm. Khi đi ngoài thường đau xung quanh rốn hoặc bên phải ở bụng dưới, thưòng mỗi ngày đi ngoài từ 3 - 6 lần, phân mềm, hoặc gần giống chất lỏng, rất ít khi có lẫn máu và mủ, ít khi thấy từ cấp tính chuyển sang nặng. - Viêm ruột non hoại tử cấp tính: Bệnh này thuộc về đi ngoài cấp tính nên không phải giới thiệu thêm. 64

BỆNH DẠ DÀY ở NGƯỜI GIÀ, PHƯƠNG PHÁP...

+ Bệnh di ngoài do viêm m ột Thường thấy ở bệnh ung thư kết tràng ruột, triệu chứng thường thấy là sự thay đổi về thói quen đi ngoài do ung thư kết tràng ruột bên phải, hơn nữa cũng có thể là biểu hiện lâm sàng xuất hiện lần đầu. Trong phân không thấy rõ máu hay mủ, nhưng triệu chứng rõ nhất là ra máu mạn tính hoặc thiếu máu. Ung thư ruột thừa thường dẫn đến việc sưng to. ưng thư kết tràng ruột thường có biểu hiện là tắc ruột hoặc đi ngoài nhiều lần. Ung thư trực tràng có biểu hiện chính là đi ngoài, thường thấy là đi ngoài ra máu và từ cấp tính dẫn đến bệnh nặng. + Đi ngoài có tính bùi tiết - Thải ra nhiều phân có dạng như nước, mỗi ngày số lần lại tăng lên. ' Áp lực thẩm thấu của phân hầu như đều do chất điện giải hình thành. - Thường không có dịch mủ - ít khi đau bụng - Sau khi ngừng ăn uống (kiêng ăn uống) vẫn bị đi ngoài. + Có tính truyền nhiễm Bao gồm dịch tả, đi ngoài do vi khuẩn ở ruột già, đi ngoài do ăn uống trúng độc cho nên bị phát bệnh cấp tính, một số sẽ có tính hạn chế, thông qua điều trị có thể khỏi hẳn, không thuộc phạm vi của bệnh đi ngoài mạn tính. 65

HÀ LINH

+

Không có tính láy lan:

Có tính bài tiết hay thể dịch. - Loét tuyến tuy: Đặc điểm của bệnh là đi ngoài nghiêm trọng hoặc đi ngoài ra mỡ, là loại viêm loét không điển hình về vị trí. Hơn nữa sau khi làm phẫu thuật viêm loét sẽ xuất hiện triệu chứng tái phát rất nhanh, lượng acid trong dạ dày bài tiết ra rất cao. - Dịch tả tuyến tuy: Do đi ngoài với lượng nước lớn và sự mất đi của các chất điện giải, thường bị trúng độc do lượng kali quá thấp và sự trao đổi acid. - Các loại ung thư: Trong quá trình đau bụng, đi ngoài thể hiện ở cấp độ mạn tính. Khi ung thư di căn vào các cơ quan nội tạng như gan có thể xuất hiện những triệu chứng ung thư sau; Khi phát bệnh, có các biểu hiện như đỏ lên do có quá nhiều máu, có thể còn có màu tím cam. + Đi ngoài có tính thẩm thấu - Áp lực thẩm thấu của các chất trong khoang bụng tăng lên. - Trong phân có thể chứa các chất chưa được tiêu hóa hoặc chưa được phân giải hay một số chất lên men hoặc thối rữa trong ruột. - Sau khi ngừng ăn có thể khiến bệnh đi ngoài được thuyên giảm và có thể chữa khỏi. + Đi ngoài do rối loạn hấp thụ Đi ngoài này chỉ có việc tìm ra các chất có liên quan đến nguyên nhân gây bệnh thì lập tức có thể ngăn chặn đi ngoài

L

66

BỆNH DẠ DÀY ở NGƯỜI GIÀ, PHƯƠNG PHÁP...

bằng cách không ăn loại ihức ăn ấy nữa, do đó biểu hiện lâm sàng không khó phân biệt lắm và cũng không cần đề cập nữa. + Đi ngoài do rối loạn chức năn^ vận chuyển ruột Triệu chứng do kết tràng ruột tạo ra: Mỗi ngày đi ngoài nhiều lần thường là sau khi ăn (đặc biệt là sau khi ăn sáng). Trong phân có thể có các chất dính kết, nhưng không có mủ, máu, có lúc đau bụng, phát tác nhiều lần, thường liên quan đến hoàn cảnh sống hoặc tinh thần, triệu chứng này thường xuất hiện ở các nữ thanh niên. + Triệu chứng cơ thể - Trướng bụng: Khí trong đường ruột tăng, một số đoạn bị tắc, các phần tử va đập vào nhau tạo thành âm thanh hỗn độn. Ngoài nước ở trong bụng ra, còn có đi ngoài dịch dưỡng ở người lớn. - Khối u: Đây là triệu chứng của chứng bệnh viêm nhiễm hay khối u, có thể di chuyển được là khối u ở ruột non của người. Những khối u do viêm nhiễm có chất dính nên khó di chuyển. - Kiểm tra hậu môn: Có thể kiểm tra bằng cách ấn xuống thấy đau và tiết ra các chất dịch kết dính hay máu lẫn mủ. Đây là sự biến đổi của viêm trực tràng hay viêm loét tràng ruột. Khi phát hiện khối u cứng mà có máu thì có thể là ung thư trực tràng. - Những biểu hiện: Những phát hiện do kiểm tra da, khớp, gan‘có thề trợ giúp cho việc chuẩn đoán bệnh. 67

HẢ LINH

6. Triệu chứng của bệnh táo bón mạn tính

Từ 2 - 3 ngày hoặc 1 tuần mà không đi ngoài được; hoặc bụng đau, nhưng lại khó đi đại tiện, phải đi trong thời gian dài, hoặc không đi ra phân được. Nếu đi ra phân thì phân khô. Cũng có trường hợp do hậu môn bị rách mà phân có kèm theo máu, có trường hợp là dịch dính hỗn tạp, phân không cứng mà dính, không thoải mái. + T h ế chứng Sờ tay lên bụng dưới thấy những khối cứng, những khối cứng này chính là phân và nước tiểu. + Chứng bệnh thường gặp - Bệnh quanh hậu môn: Những người bí tiện trong thời gian dài sẽ dẫn đến hậu môn bị rách, trĩ, làm cho hậu môn bị đau, đại tiện ra máu. - Viêm kết tràng có u thịt - Kết tràng khê thất. - Bệnh biến kết tràng sắc đen. Do trong thời gian dài uống thuốc chống tiêu chảy. II. C H Ẩ N Đ O Á N BỆNH 1. Chẩn đoán bệnh theo phương pháp Tây y

1.1. Cách chẩn đoán bệnh Thứ nhất là dựa vào chẩn đoán ban đầu của bác sĩ mà 68

BỆNH DẠ DÀY ở NGƯỜI GIÀ, PHƯƠNG PHÁP...

đưa ra các cách kiểm tra để chứng thực bệnh. Chẩn đoán ban đầu của bác sĩ thường thông qua những gì thu được ở ba loại kiểm tra thông dụng nhất là xét nghiệm máu, phân, nước tiểu. Ngoài ra còn có thể hỏi qua về tình trạng bệnh. Thực ra, chẩn đoán của bác sĩ rất quan trọng, mức độ chất lượng chẩn đoán thường phản ánh trình độ y thuật của một bác sĩ, đồng thời người bệnh đưa ra chính xác được biểu hiện của bệnh lý, cũng có liên quan trực tiếp đến tính chính xác về chẩn đoán ban đầu, từ đó bác sĩ có thể đưa ra phương hướng kiểm tra chính xác. Vì vậy, khi khám bệnh cần cung cấp cho bác sĩ những tài liệu về bệnh lý một cách tường tận và chính xác. Nếu những triệu chứng đó có liên quan đến những chỗ kín thì cũng không nên ngại bác sĩ mà không nói ra. Căn cứ vào kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ tiếp tục đưa ra những phương pháp kiểm tra đặc biệt. Thường là dễ trước khó sau, ban đầu là những phương pháp không gây đau đớn (như siêu âm, chụp X quang đường tiêu hóa), sau đó mới tiến hành các phương pháp kiểm tra gây ra cảm giác đau đớn (nội soi, tạo ảnh động mạch). Thứ hai là một vài chẩn đoán giám định phân biệt các triệu chứng tiêu hóa như bệnh đường ruột, tuyến tụy, đại tràng... gây ra các triệu chứng tiêu hóa kém. Nếu không tính đến toàn bộ các nguyên nhân có khả năng gây bệnh, thì không thể chẩn đoán được chính xác nguyên nhân gây bệnh, vì thế việc chữa trị sẽ không được như ý. 69

HÀ LINH

1.2. Các phương pháp chẩn đoán + Soi dạ dày Phương pháp kiểm tra tốt nhất đối với bệnh loét cơ quan tiêu hóa và viêm dạ dày mạn tính là soi dạ dày cùng với kiểm tra bệnh lý các cơ quan ở dưới, nếu như không có nguyên nhân nào đặc biệt thì nên chọn cách soi dạ dày, cũng có thể áp đụng phương pháp kiểm tra đường tiêu hóa, tính chính xác của nó không bằng phương pháp soi dạ dày, và thời gian tiến hành kiểm tra so với nội soi dạ dày là lâu hơn. Ngoài ra, còn có một số ít bệnh viện dùng phương pháp siêu âm hoặc kiểm tra CT nhưng lại khá đắt, hơn nữa mức độ rõ ràng lại không bằng nội soi dạ dày. + Kiểm tra tổ chức bệnh lý Kiểm tra tổ chức bệnh lý trong chẩn đoán bệnh loét và viêm dạ dày mạn tính có một ý nghĩa vô cùng quan trọng, loét tá tràng thường không có tai biến. Vì vậy bác sĩ nội soi dạ dày sau khi phát hiện thấy loét tá tràng, thì thường không làm kiểm tra tổ chức bệnh lý. Nhưng viêm dạ dày lại có khả năng chuyển thành ác tính. Mặc dù bác sĩ nội soi dạ dày có kinh nghiệm, căn cứ vào độ to nhỏ của chỗ loét dạ dày, hình dạng chỗ loét... để giám định phân biệt viêm dạ dày lành tính, ác tính. Đây vẫn là một vấn đề mà các bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa trên toàn thế giới đang nghiên cứu thảo luận. Kiểm tra sản phẩm tổ chức bệnh lý là một trong những phương pháp khám bệnh phân biệt quan trọng. 70 L

BỆNH DẠ DÀY ở NGƯỜI GIÀ, PHƯƠNG PHÁP...

Bằng việc kiểm tra có thể biết có bị khô niêm mạc dạ dày hay không và mức độ ra sao... Kiểm tra sản phẩm tổ chức là thông qua việc tiến hành nội soi dạ dày. Căn cứ vào những phán đoán mức độ bệnh, lấy 2 - 6 tổ chức bệnh lý làm vật xét nghiệm. Bình thường, những người làm kiểm tra nội soi dạ dày cho rằng cơ bản là lành tính, nếu nghi ngờ có khả năng bệnh chuyển thành ác tính, thì phải cần lấy 4 - 6 tổ chức bệnh lý để kiểm tra số lần kiểm tra' nhiều thì khả năng sai sót trong chẩn đoán sẽ ít, sau đó xác định tính chất vật xét nghiệm qua kính hiển vi. + Kiểm tra HP môn vị Kiểm tra nhiễm HP, cách xét nghiệm nhanh nước tiểu, phương pháp nhuộm màu, phương pháp phản ứng chất xúc tác hỗn hợp (PCR) phương pháp nuôi cấy vi khuẩn, phương pháp kiểm tra kháng thể huyết thanh, phương pháp phóng xạ '"'c hoặc ‘^C... Phương pháp xét nghiệm nhanh nước tiểu, phương pháp đo lường, xác định miễn dịch hấp thụ gần chất xúc tác có liên quan, nuôi cấy vi khuẩn nhất thiết phải thông qua việc kiểm tra.nội soi dạ dày để lấy ra tiêu bản niêm mạc dạ dày mới có thể tiến hành thử nghiệm như trên, phương pháp này mang tính gây tổn thương. Phương pháp xét nghiệm nhanh nước tiểu: Cách này là cách đơn giản nhất, nó lợi dụng trong khuẩn thể HP có chứa khá nhiều loại dịch này có thể chuyển hóa urê trong 71

HÀ LINH

dạ dày thành amoniac và CO2 Amoniac là dạng vật chất có tính kiềm, có thể khiến phenol phthalein chuyển sang màu hồng, khi thao lác chỉ cần lấy 1 - 2 tổ chức niêm mạc dạ dày cho vào hộp thí nghiệm chứa urê và phenol phthalein, 5 - 1 0 phút sau căn cứ vào màu sắc có biến đổi hay không để đưa ra được kết quả phán đoán. Do thao tác đơn giản, kết quả trực quan nên phương pháp này được sử dụng rộng rãi. Nhưng hạn chế của phương pháp này là trong niêm mạc dạ dày còn có chứa vi khuẩn của dịch urê, vì vậy bản thí nghiệm có thể là dương tính giả. + Kiểm tra phần mô và nuôi cấy vi khuẩn Nuôi cấy vi khuẩn là sử dụng tổ chức sản phẩm kiểm tra tiến hành nuôi dưỡng HP. Hai phương pháp này tuy có giá trị chẩn đoán đáng tin cậy, nhưng phương pháp kiểm tra khá phức tạp, đặc biệt là việc nuôi cấy vi khuẩn lại càng khó như khuẩn hình que có trong niêm mạc dạ dày không chỉ có một loại HP. Vì vậy, hai phương pháp này có một số cho kết quả dương tính giả. + Phương pháp tổ hợp phản ứng chất xúc tác mạnh (PCR) Các phương pháp kiểm tra mới đang được phát triển trong vòng 10 - 20 nãm trở lại đây. Tỷ lệ hiệu quả kiểm tra đối với HP rất cao, nội dung phương pháp PCR có thể tăng số lượng kiểm tra lên gấp triệu lần. Vì vậy, trên Iv thuyết, chỉ cần một DNA của vi khuẩn tổn tại có thể dùng phương pháp PCR để kiểm tra. Đồng thời áp dụng phương pháp PCR 72

BỆNH DẠ DÀY ở NGƯỜI GIÀ, PHƯƠNG PHÁP...

còn có thể ít nhiều đưa ra được phán đoán đối với HP độc tính. Nhưng do phương pháp PCR quá mẫn cảm, vì vậy tỷ lệ dương tính giả cũng tăng cao. Ngoài ra. Phương pháp PCR cần có máy móc cùng với thao tác kỹ thuật và điều kiện thao tác, nên phạm vi ứng dụng của nó cũng bị hạn chế. + Kiểm tra huyết thanh Cũng là một phương pháp kiểm tra khá hiệu quả, chỉ cần kiểm định xem trong máu người bệnh có tồn tại kháng thể kháng lại HP không, nếu kháng thể là dương tính, mà không trải qua điều trị kháng HP thì nên nhận định rằng bệnh nhân đã nhiễm HP. Vì không qua điều trị, HP trong dạ dày thông thường không thể tự biến mất, nhưng do sau khi vi khuẩn mất đi, kháng thể huyết thanh còn có thể tồn tại trong một khoảng thời gian dài. Vì vậy kiểm tra huyết thanh cơ bản không thể dùng vào việc phúc tra lại hiệu quả sau khi chữa trị. + Thử nghiệm các hạt khí có tính phóng xạ Cũng là áp dụng đặc tính HP có thể phân giải urè để thí nghiệm đối với người bệnh. Phương pháp này không gây đau đớn mà lại đơn giản, nên dễ được tiếp nhận. Phương pháp có thể dùng vào việc chẩn đoán nhiễm HP, lại có thể dùng để phán đoán kết quả chữa trị HP. Hơn nữa mức độ tin tưởng vào kết quả kiểm tra cũng rất cao. Nhưng đối với những người trực tiếp làm kiểm tra có hai hạn chế: Thứ nhất phải có máy móc, thứ hai là các hạt phóng xạ bị ô 73

HÀ LINH

nhiễm, trong đó ‘’c tuy không có hạt phóng xạ nào ô nhiễm, nhưng kiểm tra bằng máy móc khá tốn kém mà trình độ phổ cập tương đối thấp. + Xét nghiệm phân và nước tiểu HP sống ký sinh trên niêm mạc dạ dày, do sự thay đổi liên tục của các tế bào trong niêm mạc dạ dày, HP cũng theo những tế bào chết đó đi xuống ruột. Vì thế phương pháp xét nghiệm HP trong phân và nước tiểu đã được đưa ra, phương pháp này có ưu điểm dễ dàng thu được mẫu, tốc độ nhanh, có triển vọng ứng dụng. + Kiểm tra đặc biệt Sự hóa sinh ruột có liên quan đến sự phát sinh ung thư dạ dằy. Sự hóa sinh ruột có những loại hình không giống nhau, có một số loại hình có quan hệ tương đối mật thiết với ung thư dạ dày? Vì thế, khi kiểm tra dạ dày, nếu sản phẩm kiểm tra bệnh lý cho thấy có sự hóa sinh ruột, tốt nhất nên tiến hành phân loại, ở một số bệnh viện đã tiến hành phân chia loại hình hóa sinh ruột. Trong các báo cáo về bệnh lý mà họ viết có một số miêu tả tương đối đặc biệt, căn cứ theo sự hóa sinh ruột, phân ra thành các tính năng hoàn toàn và không hoàn toàn. Căn cứ theo đặc điểm của sự hóa sinh ruột, phân ra thành loại hình ruột già và loại hình ruột non. Hai bộ phận này sau khi tổ hợp lại, hợp thành loại hình ruột non không hoàn toàn, loại hình ruột già không hoàn toàn. Đối với bệnh lý sau khi tổ chức 74

BỆNH DẠ DÀY ở NGƯỜI GIÀ, PHƯƠNG PHÁP.,.

nhuộm màu. Kết quả nhuộm màu không giống nhau biểu thị hàm ý không giống nhau, như AB (+) biểu thị có hóa sinh ruột, (-) là không có hóa sinh, PAS (+) biểu thị tính không hoàn toàn, (-) biểu thị tính hoàn toàn, HID (+) biểu thị loại hình ruột già, (-) là loại hình ruột non. Bốn loại hình kể trên do một vài dấu hiệu tổ chức sau biểu thị: Loại hình ruột non không hoàn toàn: AB (+), PAS (+), AB (+), HID (-). Loại hình ruột già không hoàn toàn: AB (+), PAS (+), AB (+), HID (+). Loại hình ruột non hoàn toàn: AB (+), PAS (-), AB (+), HID (-). Loại hình ruột già hoàn toàn: AB (+), PAS (-), AB (+), HID (+). Ngoài ra, còn cần làm kiểm tra các tổ chức miễn dịch hóa học đối với các loại hình hóa sinh ruột có quan hệ tương đối mật thiết với ung thư dạ dày. Từ đó quan sát khuynh hướng phát triển u củá hóa sinh ruột. Những kiểm tra này không phải bệnh viện nào cũng có, trước khi kiểm tra người bệnh nên tìm hiểu kỹ. Hiện nay có người thấy dương tính (+) thì sợ, dường như bác sĩ vừa nói dương tính, thì chính là đại danh từ của ung thư. Kỳ thực thì không phải như vậy, ví dụ như trong báo cáo về dạ dày có HP (+), điều này chỉ cho thấy rằng người bệnh nhiễm khuẩn hình que ở môn vị, một chuỗi các dấu hiệu (+) ở trên, cũng chỉ 75

HÀ LINH

là dùng để phân loại kết quả nhiễm sắc nào đấy của hóa sinh ruột mà thôi, vì thế không cần phải quá lo lắng. 1.3. Phán đoán kết quả kiểm tra + Kiểm tra dạ dày Kiểm tra dạ dày là thao tác của người trực tiếp dùng mắt thường tiến hành quan sát đối với người nhiễm bệnh. VI thế kết quả kiểm tra khá chính xác. Phương pháp kiểm tra này được ứng dụng rộng rãi. Ngày nay sự kiểm tra dạ dày phần lớn đưa vào máy vi tính, nên ảnh của máy vi tính về dạ dày có thể điều chỉnh to nhỏ, hơn nữa máy vi tính hiển thị hình ảnh dáy dạ dày trên màn hình nên nhiều người có thể cùng quan sát, giảm đi thao tác đem lại những phán đoán chủ quan. Sự kiểm tra dạ dày cũng có tính hạn chế nhất định, tuy sự thông thạo kỹ thuật của người thao tác và khả năng phán đoán qua ảnh của người quan sát, sự xác nhận đối với các hình ảnh điển hình thì không có vấn đề gì. Nhưng đối với một số bệnh ít gặp hoặc các ổ bệnh quá nhỏ thì sự trắc nghiệm ban đầu dễ dàng nhầm lẫn, những người đi sau có thể dễ dàng quên sót. Ngoài ra kiểm tra dạ dày chỉ có thể nhìn thấy sự thay đổi bệnh ở niêm mạc dạ dày, nhưng đối với sự biến đổi bệnh dưới niêm mạc thì không thể phán đoán, khi đó phải siêu âm dạ dày, chụp X-quang (đường tiêu hóa trên) đối với sự biến đổi bệnh lý của niêm mạc dạ dày. 76 L

BỆNH DA DÀY ở NGƯỜI GIÀ, PHƯƠNG PHÁP...

+ Kiểm tru sún phẩm tổ chức hệiìlì lý Cho dù chúng ta có lấy kết quả kiểm tra bệnh lý làm “tiêu chuẩn vàng” đi chăng nữa. Nhưng đối với việc kiểm tra bệnh lý phán đoán chính xác của hình ảnh trông thấy cũng là một điểm khó. Giống với kiểm tra dạ dày, hình ảnh thay đổi bệnh lý điển hình cũng không khó phán đoán. Nhưng đối với những hình ảnh có sự nghi ngờ về phán đoán thì lại là một đề tài khó. + Sự kiểm định HP Một bác sĩ khi làm kiểm tra HP, thường thường đồng thời sử dụng cả hai phương pháp trên đc tiến hành kiểm định HP, nếu cả hai phương pháp đều cho kết quả dương tính, thì nhiễm HP có khả năng là chẩn đoán đúng. Nếu trong hai phương pháp chỉ cho một kết quả dương tính, phải dùng phương pháp khác để kiểm tra phụ lại, để có thể khẳng định hoặc phủ định. Cũng có thể căn cứ theo bệnh tật của bệnh nhân để tổng hợp suy xét, nếu người bệnh bị viêm dạ dày mạn tính, chỉ có một phương pháp cho kết quả dương tính HP. Cũng có thể làm người bệnh HP dương tính tiến hành điều trị để chữa trị tận gốc HP. + Kiểm tra miễn dịch hoặc kiểm tra chất xúc tác nhuộm sắc Kết quả của loại kiểm tra này chỉ đưa ra một loại hình khả năng có tính khuynh hướng. Cho dù loại u nào đó cho dấu hiệu dương tính, cũng không nói rõ là u bướu. Tiến hành loại kiểm tra này ngoài một nghiên cứu thảo luận 77

HÀ LINH

khuynh hướng phát triển của bệnh có thể tạo ra một căn cứ phán đoán đầy đủ và hiệu quả của việc chữa trị sau này. 2. Chẩn đoán phân biệt với các bệnh khác

ơ trên đã nói qua, triệu chứng và bệnh có thế không đi liền với nhau. Vì thế cho dù đã phát hiện ra viêm dạ dày mạn tính hoặc loét dạ dày, cũng không nên nghĩ rằng chẩn đoán như vậy là đã đúng. Nếu điều kiện cho phép, nên tiến hành kiểm tra chức năng gan, đối với hệ thống gan, đường mật, tuyến tụy... cũng nên sử dụng siêu âm kiểm tra. Chúng tôi đã từng gặp một bệnh nhân, anh ta đại tiện ra phân đen 2 - 3 ngày, sau khi kiểm tra dạ dày phát hiện tá tràng có một chỗ loét lớn nhưng biểu hiện trên chỗ loét lại không có máu tươi và vảy máu. Nên nguyên nhân gây ra phân đen không phải do tá tràng bị loét. Ngoài chỗ .loát, người ta còn phát hiện trên niêm mạc dạ dày có một điểm xuất huyết rõ rệt. Vì thế nguyên nhân gây bệnh thực sự có thể là sự biến đổi bệnh niêm mạc dạ dày cấp tính. 2.1. Bệnh tiểu đường Không ít bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường có cảm giác chướng bụng. Số bệnh nhàn này được phát hiện là mắc bệnh tiểu đường, không phải là đo uống nhiều, ăn nhiều, đi tiểu nhiều, thể trọng giảm sút, mà có cảm giác bụng trướng. Khi kiểm tra lượng đường trong máu mới biết nguyên nhân gây trướng bụng là do bệnh biến đưòng vì thế làm trắc nghiệm đường trong máu và lượng đường trong nước tiểu là rất cần thiết. 78

BỆNH DẠ DÀY ở NGƯỜI GIÀ, PHƯƠNG PHÁP...

2.2. Viêm tuyến tụy mạn tính Viêm tuyến tụy fnạn tính không phải hoàn toàn là sự biến đổi trực tiếp từ viêm tuyến tụy cấp tính sang. Nó có quan hệ tới các loại nhân tố của cơ thể con người như sự miễn dịch bất thường... Thời kỳ đầu của viêm tuyến tụy mạn tính. Cho dù là đã có sự phá hoại tế bào tuyến tụy, nhưng tuyến tụy tồn tại một cơ chế thay thế chức năng, đối với sự tổn hại tuyến tụy trong một phạm vi nhất định. Nó có thể thay thế chức năng của cơ chế bổ khuyết. Vì thế nó không tạo thành sự tiêu hóa không tốt và bệnh tiểu đường ở người bệnh nhưng đến thời kỳ giữa hay cuối tế bào tuyến tụy bị phá hoại quá nhiều, vượt qua cả thời gian phạm vi thay thế của nó. Tuyến tụy mất đi chức nãng làm thay đổi các men tiêu hóa và insulin... mà tuyến tụy tiết ra không đủ duy trì chức năng bình thường của cơ thể, có thể do tiêu hóa kém ..., xuất hiện sự trướng bụng, tiêu chảy, thậm chí còn có triệu chứng đau bụng. Lúc đó, ngoài việc chức năng bài tiết của tuyến tụy bị hạ thấp ra. Ngoại hình của tuyến tụy và hình dạng của ống tụy... cũng có sự thay đổi. Căn cứ theo những sự thay đổi nói trên, trên lâm sàng có thể áp dụng các phương pháp như siêu âm, CT, tạo ảnh đi ngược chiều ống mật tụy (ERCP) hoặc tạo ảnh ống tụy mật cộng hưởng từ (MRCP)... để chẩn đoán chính xác. 2.3. Viêm gan mạn tính Viêm gan mạn tính thường thường có các triệu chứng mệt mỏi, hết sức lực, vàng mắt, sốt, nôn mửa... rất dễ phát 79

HÀ LINH

hiện. Nhưng có một số loại hình viêm gan, như viêm gan B, biểu hiện lâm sàng của nó lại không kịch liệt mạnh mẽ, không bị vàng mắt, sốt, sự mệt mỏi mất sức cũng không biểu hiện rõ ràng, có thể chỉ có biểu hiện là trướng bụng mà thôi. Những triệu chứng nhỏ bé này có lúc sẽ bị bỏ qua, nhưng khi lao động mệt sẽ lại xuất hiện nhiều lần. Vì thế trướng bụng nhiều lần không khỏi, có thể đi kiểm tra chức năng gan. 3.

Chẩn đoán bệnh theo phưong pháp Đông y -

phương pháp kiểm tra vọng thiệt

3.1. Thế nào là vọng thiệt chẩn bệnh ? Vọng thiệt chính là xem lưỡi, quan sát lưỡi. Vọng thiệt chẩn bệnh đã có hơn mấy ngàn năm lịch sử. Thực tiễn chứng minh nó là một phương pháp tương đối tốt trong Đông y. Đối với Tây y, phương pháp này cũng có giá trị nhất định. Lưỡi là khí quan của hệ thống tiêu hóa cho nên bệnh về đường tiêu hóa thường phản ánh ở lưỡi. Khi khám lưỡi phải tiến hành một cách tự nhiên. Bệnh nhân phối hợp tự nhiên, đưa đầu lưỡi ra trước sau đó xem các biểu hiện của lưỡi. Lưỡi bình thường có màu hồng, ướt, hoạt động tự nhiên khi bị bệnh lưỡi sẽ biến sắc. Lưỡi màu trắng nhạt: Phần lớn là huyết hư hoặc khí huyết lưỡi hư hoặc âm hư lưỡi có màu đỏ phần nhiều là nóng. Màu đỏ tía: Đậm hơn màu đỏ, thường thấy với người bệnh khi nhiệt cao. Hình thái của 80

BỆNH DẠ DÀY ở NGƯỜI GIÀ, PHƯƠNG PHÁP...

lưỡi: Thân lưỡi lo, bên lưỡi có vết răng phần lớn là bổ tỳ thận dương dư, biếu hiện tiêu hóa không tốt. Thân lưỡi nhỏ nhưng rộng, lưỡi màu trắng nhạt là do khí huyết không đủ, nếu lưỡi phổng có màu đỏ tía, là do dương hư hảo vương, lưỡi khô có vệt vằn là do nhiệt phát. 3.2. Phổi hợp kiểm tra hộ phận bụng Bác sĩ đối với kiểm tra bộ phận bụng là kiểm tra toàn bộ các bộ phận quan trọng toàn thân. Đối với các bệnh về tiêu hóa, đặc biệt là dạ dày mà nói nó là một phương diện trọng yếu - phương pháp chẩn đoán thực nghiệm không thể thiếu của bác sĩ làm chẩn đoán. Đối với kiểm tra bộ phận này gồm có. Nhìn để chẩn đoán, sờ để chẩn đoán, nghe để chẩn đoán và gõ để chẩn đoán. Đối với nhìn, phải quan sát hình dạng bên ngoài của bộ phận bụng. Đối với sờ để chẩn đoán dùng tay sờ lên vị trí bên ngoài của bụng. Đối với gõ để chẩn đoán là dùng tay gõ lên phần bụng để nghe tiếp. Đối với nghe bệnh cũng thông qua nghe âm của các cơ quan để chẩn đoán. Bác sĩ có kinh nghiệm lâu năm qua các khâu kiểm tra có thể đưa ra chẩn đoán sơ bô.

81

Cìuứyng ha

PHÒNG VÀ TRỊ CÁC BỆNH DẠ DÀY THƯỜNG g Ặ p I. CHỮA TRỊ THEO PHƯƠNG PHÁP TÂY Y Niêm mạc dạ dày của con người có tốc độ đổi mới rất nhanh. Các tư liệu nghiên cứu cho thấy, trong khoảng thời gian hai ngày, niêm mạc dạ dày có thể đổi mới một lần. Đó là vì niêm mạc dạ dày phải tiếp xúc với lượng lớn thức ãn và nước uống có chất độc hại, mất vệ sinh. Cùng với việc nghiền nát thức ăn, niêm mạc dạ dày bị tổn thương rất lớn, chỉ có thông qua quá trình đổi mới tốc độ nhanh thì mới duy trì được sự hoàn chỉnh của niêm mạc dạ dày. Như đã nói ở phần trên dạ dày của một người bất kỳ dù ít dù nhiều đều bị viêm. Đối với bệnh viêm này, cách nhìn của giới học thuật phương Đông là giống nhau. Khi học giả phương Đông tiến hành kiểm tra dạ dày với những người có triệu chứng, nếu phát hiện thấy có bị loét đường tiêu hóa thì kết luận là bị viêm dạ dày. Nếu không bị loét hay hầu như không có 82

BỆNH DẠ DÀY ở NGƯỜI GIÀ, PHƯƠNG PHÁP...

kết quả gì về niêm mạc dạ dày thì không có biểu hiện của bệnh viêm. Nhưng các học giả phương Tây lại đưa ra báo cáo là có bệnh viêm không rõ triệu chứng của niêm mạc dạ dày. Vì vậy, nếu không có triệu chứne gì cụ thể thì cũng không cần thiết phải tiến hành chữa trị đặc biệt đối với bệnh viêm dạ dày mạn tính. Bệnh viêm dạ dày không nhất định là phải có triệu chứng biểu hiện. Nếu như có biểu hiện triệu chứng mà những triệu chứng đó gây ảuh hưởng đến cuộc sống và công việc thì nên tiến hành chữa trị. Việc điều trị này thường nhằm vào các Iriộu chứng. Nếu triệu chứng của người bệnh là trướng bụng, sau khi làm kiểm tra nội soi dạ dày chẩn đoán là một loại viêm dạ dày mạn tính, ngoài chứng viêm ra thì rối loạn hoạt động của dạ dày cũng là một nguyên nhân. Vì vậy ngoài việc sử dụng thuốc bảo vệ niêm mạc thì còn phải tăng cường thêm thuốc kích hoạt dạ dày như : Motilium hoặc Cimeiidine. Nếu bệnh nhân mắc bệnh viêm dạ dày mạn tính có triệu chứng cùng với cảm giác nóng ruột thì nên dùng kháng Histamin thế hệ H2 và PPI, làm giảm sự gia tăng của acid dạ dày. Đồng thời cũng phải dùng thêm thuốc kích hoạt dạ dày, làm cho acid dạ dày bài tiết xuống dưới... 1. Thuốc tiêu hóa

Bệnh loét đường tiêu hóa và viêm dạ dày mạn tính ngoài những phương pháp chữa trị đã nêu ở trên, còn có thể dùng: 83

HÀ LINH

Thuốc trung hòa acid dạ dày: Bệnh loét đường tiêu hóa tại sao lại gây đau? Nguyên nhân chủ yếu là do sự kích thích của acid dạ dày với bề mặt chỗ loét. Đã từ rất lâu, thuốc dạ dày dạng bột được dùng phổ biến để điều trị bệnh đau dạ dày. Thuốc đau dạ dày dạng bột có thành phần hóa học là Sodium Bicarbonate và Sodium acid Carbonate. Nó có thể nhanh chóng trung hòa acid dạ dày, có tác dụng giảm đau. Nhưng do thuốc dạ dày dạng bột lại trung hòa acid sau khi uống thì độ acid'trong khoang dạ dày giảm. Lúc đó cơ chế hiệu ứng ngược của cơ thể con người sẽ hoạt động tăng cường tiết ra acid dạ dày để duy trì độ chua thích hợp trong khoang dạ dày. Đôi khi nồng độ acid dạ dày được tăng thêm thậm chí còn có thể vượt qua mức độ ban đầu, làm cho triệu chứng nặng thêm. Vì vậy thuốc dạ dày dạng bột có tác dụng phụ rất lớn, nên ít được sử dụng. Hiện nay thuốc trung hòa acid dạ dày được sử dụng khi mắc bệnh có Roter, Talcid.., dùng nhiều nhất là Talcid. Các loại thuốc này đa số cũng có mục đích để trung hòa acid dạ dày. Nhưng do các loại thuốc này đều là thuốc có tính kiềm yếu, nên sự thay đổi của acid dạ dày còn lại cũng không rõ ràng. Acid dạ dày tiết ra nhiều nhất là 1 - 2 giờ sau khi ăn. Vì vậy, dùng loại thuốc này sau khi ăn xong khoảng 1 - 2 giờ là tốt nhất. Ngoài ra, Talcid còn có thể thấm hút được dịch thể mật, bảo vệ niêm mạc dạ dày tránh sự xâm hại của dịch thể mật. Đây cũng có thể coi đó là một trong những loại thuốc bảo vệ niêm mạc. 84

BỆNH DẠ DÀY ở NGƯỜI GIÀ, PHƯƠNG PHÁP... 2. Kiểm tra sản sinh dị hình và cách chữa trị

Bệnh loét đường tiêu hóa và viêm dạ dày mạn tính thường bắt gặp sản sinh dị hình. Tiến hành kiểm tra và điều trị đối với một số tình hình bệnh lý này là rất cần thiết. Sản sinh dị hình: Sản sinh dị hình là trạng thái bệnh lý khác thường trong quá trình thay đổi của tế bào. Nó có thể chuyển biến thành tế bào ung thư. Vì vậy nó được coi là một loại biến chứng trước khi mắc bệnh ung thư. Mức độ sản sinh dị hình có thể phân chia thành ba loại: Nhẹ, trung bình và nặng. Những biến chứng ung thư của việc sản sinh dị hình ở mức độ nặng có thể là rất lớn, việc phán đoán mức độ sản sinh hoặc quá trình sản sinh là rất khó. Dưới con mắt nhìn nhận của bác sĩ, phán đoán những sản sinh dị hình khác thường là không khó. Nhưng ở những giới hạn khác nhau, thì sẽ không dễ dàng như thế. Ví dụ, những chuyên gia về các bệnh lý khác nhau có những phán đoán về việc sản sinh dị hình là không giống nhau. Một chuyên gia cho rằng, có sản sinh dị hình ở mức độ nhẹ. Một chuyên gia khác đối với cùng một loại bệnh lại cho rằng không có sản sinh dị hình. Đồng thời, một chuyên gia cho rằng sản sinh dị hình ở mức độ nặng nhưng một chuyên gia khác lại cho rằng đó là ung thư giai đoạn đầu. Vì vậy, do khó khăn của việc phân định giữa sản sinh dị hình mức độ nặng và ung thư giai đoạn đầu. ở Trung Quốc hoặc Nhật Bản, các bác sĩ điều trị thường có cách phân biệt giữa sản sinh dị hình 85

HÀ LINH

mức độ nặng và ung thư thời kỳ đầu. Sản sinh dị hình mức độ nhẹ và trung bình có thể dùng thuốc có chứa vitamin E, vitamin nhưng sản sinh dị hình ở mức độ nặng ban đầu phải làm phẫu thuật. Nếu do một lý do nào đó ngay lập tức không thể làm phẫu thuật thì nhất thiết phải làm nội soi dạ dày. 3.

Thời gian kiểm tra định kỳ của bệnh loét đường

tiêu hóa và viêm dạ dày mạn tính

3.1. Thời gian kiểm tra định kỳ bệnh viêm loét đường tiêu hóa + Tá tràng: Loét tá tràng bình thường không được coi là có khuynh hướng chuyển thành ác tính. Vì vậy sau khi trải qua điều trị có thể không cần phải kiểm tra lại. Nhưng đối với một số chỗ loét rộng, chỗ loét khá sâu hoặc sau khi điều trị khoảng một tháng mà hiệu quả không rõ rệt thì lại phải tiến hành kiểm tra nội soi để đưa ra được nhận xét về hiệu quả chữa trị. + Loét dạ dày; Không giống như loét tá tràng là có khả năng chỗ loét chuyển biến thành ung thư. Tỷ lệ chuyển thành ung là rất nhỏ (dưới 1%). Vì vậy sau ba tháng điều trị loét dạ dày cần phải tiến hành kiểm tra bằng nội soi. 3.2. Thời gian kiểm tra viêm dạ dày mạn tính Nếu viêm dạ dày mạn tính không giảm hoặc bị sản sinh dị hình, có thể cần kiểm tra lại ngay lập tức, nhưng có thể kiểm tra lại sau khoảng thời gian điều trị một năm. Một là 86

BỆNH DẠ DÀY ở NGƯỜI GIÀ, PHƯƠNG PHÁP.,.

để kiểm tra hiệu quả điều trị, hai là nếu như không có hiệu quả có thể xem đổi sang loại thuốc khác hoặc là kiểm tra sự thay đổi của bệnh tình. Nếu như xuất hiện các biểu hiện xấu thì từ ba đến sáu tháng sau phải đi kiểm tra. Nhưng với bất cứ phương pháp kiểm tra nào cũng không hoàn toàn đáng tin cậy. Lần kiểm tra đầu tiên cho thấy viêm dạ dày mạn tính nếu sau khi điều trị hiệu quả không tốt, hoặc xuất hiện hiện tượng giảm cân, sức lực giảm sút, thì nên đi kiểm tra lại bằng nội soi dạ dày. 4. Điếu trị loét đường tiêu hóa có nhiễm HP

Phương pháp điều trị của các bệnh không giống nhau nên cách chữa cho một loại bệnh hoặc một triệu chứng cũng khác nhau. Điều trị bệnh loét chức năng tiêu hóa có hai mục đích: Thứ nhất là loại bỏ các triệu chứng và làm cho vết loét liền lại, thứ hai là đề phòng tái phát. Căn cứ vào dấu hiệu nhiễm hay không nhiễm HP mà có cách chữa trị khác nhau. 4.1. Điều trị loét chức năng tiêu hóa có nhiễm HP Có người nói rằng “chỗ loét có thể khỏi nhưng bệnh loét thì không thể khỏi”, ý muốn nói; nếu đó là một ổ bệnh, sau khi qua chữa trị có thể lành lại, nhưng nếu đó là một loại bệnh tồn tại đương nhiên, một khi có bất kỳ nguyên nhân nào đó tác động thì chỗ loét lại có thể bị tái phát. Đây gần giống như khi bị “cước” vào mùa đông. Mặc dù sau khi thời tiết trở nên ấm áp, chỗ cước sẽ lành lại, 87

HÀ LINH

nhưng cứ khi mùa đông bắt đầu thì người đó lại rất dễ bị cước trở lại. Hiện nay người ta cho rằng viêm dạ dày mạn tính thường là do nhiễm HP. Tần suất nhiễm HP là 50% dù nhiễm khuẩn này thường gặp ở những người không có triệu chứng. Nhưng người ta cho rằng HP giữ vai trò sinh bệnh. Căn cứ vào những tài liệu hiện có tỷ lệ phát sau khi loại bỏ HP có thể giảm đáng kể, nhưng tỷ lệ giảm là bao nhiêu thì có nhiều cách nói khác nhau. Vậy nguyên nhân của nó là gì thì ngay lập tức không thể khẳng định được. Đối với bệnh loét chức năng tiêu hóa mà bị chảy máu, sau khi loại bỏ HP, tỷ lệ bị chảy máu lại chỉ có khoảng 10%, nhưng đối với những người không điều trị loại bỏ HP thì tỷ lệ đạt đến trên 30%. Vì vậy, khi bị loét chức năng tiêu hóa có nhiễm HP thì nhất thiết phải điều ưị loại bỏ HP. Nhiều thử nghiệm dùng Bismuth (Denol) để điều trị và đã chọ kết quả tốt. Có rất nhiều loại thuốc có tác dụng điều trị đối vói HP, căn cứ vào những tác dụng khác nhau những loại thuốc này được phân ra thành các loại: Trong thuốc điều trị viêm loét có thuốc Omeprazol, Losec Takepron, Lansoprazone có tính kháng khuẩn thấp; nhóm thuốc Ranitidine, Cimetidine, Sucralíate, Ulcerlmin, Ulcerban... có tác dụng kháng khuẩn không rõ rệt. Bản thân các loại thuốc như Om eprazol... có tính kháng khuẩn rất tốt nhưng do tác dụng của không ít kháng sinh kháng HP. Thuốc chỉ phát huy hiệu quả tốt nhất khi ở trong môi trường acid dạ dày thấp, vì vậy khi 88

BỆNH DẠ DÀY ở NGƯỜI GIÀ, PHƯƠNG PHÁP...

điều Irị loại bỏ HP, loại thuốc này là không thể thiếu. Đương nhiên Cimetidine, Ranitidine cũng có tác dụng kìm chế vị toan tiết ra, nhưng hiệu quả không thể bằng với Omeprazol... Phương án chữa trị thường dùng khi bắt đầu mắc bệnh là: Khi thành phần thuốc PPI cơ bản được kết hợp cùng với 2 - 3 chất kháng sinh. Trong PPI thường dùng có Omeprazol, Losec, Takepron, Lansoprazone, chất kháng sinh thường dùng Erythromycin và Amoxycillin, hoặc Erythromycin với Metronidazone quá trình điều trị từ 7 - 10 ngày. Có độc giả có thể nói rằng, dự tính kháng khuẩn của PPI rất thấp, vậy vì sao còn lấy nó làm loại thuốc cơ bản tiêu diệt HP? Trong niêm mạc dạ dày có một loại tế bào tiết ra acid muối làm cho bên trong khoang dạ dày hình thành một môi trường acid. Môi trường này có ảnh hưởng xấu đến khả năng phát huy tính kháng khuẩn của chất kháng sinh và tính ổn định của bản thân loại thuốc đó. Ví dụ như thuốc Amoxycillin (Amoxy) thường dùng để tiêu diệt HP. Kháng khuẩn trong môi trường trung tính mạnh hơn trong môi trường acid gấp 10 lần, mà tính kháng khuẩn của Erythromycin trong môi trường trung tính so với trong môi trường acid thậm chí lên đến 100 lần. Độc giả còn có thể hỏi: Thuốc Cimetidine cũng có thể hạn chế tiết ra acid dạ dày. Hơn nữa giá thành khá hợp lý, tại sao không dùng thuốc Cimetidine, mà lại dùng thuốc PPI khá là đắt? Hiệu quả hạn chế acid dạ dày của PPI so 89

HÀ LINH

với loại thuốc Cimetidine tốt hơn nhiều, lượng dùng thuốc Cimetidine lại nhiều, cũng khó có thể làm cho độ acid trong dạ dày giảm được, mà PPI lại có thể đạt được mục tiêu là hoàn toàn hạn chế được acid dạ dày. Sau khi loại bỏ HP, có cần chữa trị chỗ loét đó không? Chỗ loét nông có thể dùng thuốc bảo vệ niêm mạc trong một thời gian, như Sucralíate vừa có thể trung hòa acid dạ dày, lại vừa có thể hút bám dịch thể mật. Nếu như chỗ loét khá sâu, rộng, thì lại phải cần đến một loại thuốc ức chế acid dạ dày tiết ra trong một thời gian. 4.2. Điều trị loét đường tiêu hóa không bị nhiễm HP Theo cách nói “không có acid thì không bị loét”, thì loại này lại áp dụng phương pháp chữa trị ức chế acid dạ dày kinh điển, ức chế acid dạ dày thường dùng thuốc kháng Histamin thế hệ (tiếng Anh viết tắt là H2RA) và PPI, loại thứ hai như ở trên đã giới thiệu. Nhưng loại thứ nhất thường dùng lại có Cimetidine, Ranitidine... Điều trị chia làm hai giai đoạn: Giai đoạn chữa trị và giai đoạn duy trì: + Giai đoạn chữa trị: Thường kéo dài 2 - 3 tháng, dùng thuốc kháng thể Histamin thế hệ H2 (Cimetidine), mỗi lần một viên vào buổi sáng và tối. Nếu dùng PPI (Omeprazol), mỗi lần một viên, ngày từ 1 - 2 lần. Chỉ cần chữa trị có hiệu quả, thì hầu như những chỗ loét có thể liền lại trong khoảng từ 2 - 3 tháng. Nếu như các triệu chứng đã dịu đi, nhất là 90

BỆNH DẠ DÀY ở NGƯỜI GIÀ, PHƯƠNG PHÁP...

khi nội soi mà thấy vết loét về cơ bản đã liền lại được thì có thể tiến hành giai đoạn tiếp theo là duy trì điều trị. + Giai đoạn duy trì điều trị: Vẫn dùng kháng Histamin thế hệ H2 và PPI, bình quân mỗi lần một viên, mỗi ngày một lần. Cả giai đoạn chữa trị và giai đoạn duy trì điều trị tổng cộng đến 9 tháng. Khi sử dụng phương pháp này tỷ lệ chỗ loét tái phát khá thấp, chỉ khoảng 20%. Nếu không thể tiếp nhận các phương pháp chữa trị. Vậy thì trong vòng một năm tỷ lệ chỗ loét bị tái phát có thể đạt đến 100%. ở đây cũng nói thêm rằng nguyên nhân phát bệnh chủ yếu có liên quan đến nồng độ acid dạ dày cao, đặc biệt là vào ban đêm, ban ngày sau khi ăn. Mặc dù acid dạ dày được tiết ra khá nhiều, nhưng do tính chất trung hòa của thức ăn, nên nồng độ còn lại của acid dạ dày không cao lắm. Vào ban đêm mặc dù lượng acid dạ dày tiết ra không cao hơn so với khi ăn xong. Nhưng do ban đêm trong dạ dày không có thức ăn, nên nồng độ tuyệt đối của acid dạ dày rất cao. Khi dùng thuốc kháng Histamin thế hệ H2 chữa trị chỗ loét này thì có thể thay đổi thời gian uống thuốc vào buổi sáng và tối, có thể uống một lần hai viên trước khi di ngủ. Sự thay đổi này có hiệu quả ức chế khá tốt đối với việc acid dạ dày tiết ra nhiều vào ban đêm, không thay đổi quá trình điều trị, phương pháp này khá thích hợp với những công việc bận rộn, hoặc đối với những người thường xuyên quên uống thuốc. 91

HÀ LINH

II. PH Ò N G VÀ TRỊ BỆNH THEO PH Ư Ơ NG PH Á P ĐÔNG Y 1. Phương pháp trị bệnh viêm dạ dày cấp tính

1.1. Tử vị hương nhu ấm Thành phần: Hương nhu lOg, hậu phác (nước gừng) 5g, biển đậu (sao) 5g, hoàng liên 3g. Cách dùng; sắc làm 2 lần, để nguội uống. Mỗi ngày dùng 2 thang. Công hiệu: Tán nhiệt hòa tì. Chủ trị: Cảm, nhiệt khí, da nóng, đầu đau nặng, ra mồ hôi, chân tay mỏi hoặc nóng khát, thổ tả. Chú ý: - Bệnh này lấy các triệu chứng da nóng, đầu đau nặng, chân tay mỏi, mạch sổ làm trọng tâm phân tích khảo chứng. - Phương thuốc này chữa trị viêm vị tràng cấp tính. 1.2. Đại hoàng cam thảo thang Thành phần: Đại hoàng 12g, cam thảo 13g. Cách dùng: sắc làm 2 lần uống, mỗi ngày dùng 2 thang. ■Công hiệu: Thanh nhiệt, thông, giảm, cầm thổ. Chủ trị: Thổ tả, bệnh thường biểu hiện: Cứ ăn vào là nôn ra, mật nôn ra chua, đại tiện phân khô, táo bón, rêu lưỡi vàng, mạch hoạt thực. 92

BỆNH DẠ DÀY ở NGƯỜI GIÀ, PHƯƠNG PHÁP...

Chú ý: - Bệnh này lấy việc chủ trị các triệu chứng nôn mửa, mạch hoạt thực làm trọng tâm phân tích khảo chứng. - Bệnh này do dạ dày nóng gây ra, vì thế người bệnh có biểu hiện đi đại tiện phân khô hoặc miệng hôi, thích những đồ lạnh... - Phương thuốc này chữa trị viêm dạ dày cấp tính 1.3. Chỉ thực đạo trợ viên Thành phần: Đại hoàng 30g, chỉ thực 15g, hoàng cầm lOg, hoàng liên lOg, thần khúc 15g, bạch truật lOg, phục linh lOg, bạch tả 6g. Cách dùng: Chế thành viên nhỏ, mỗi lần dùng lOg, mỗi ngày dùng ba lần, với nước sôi ấm hoặc 1/3 lượng các vị thuốc trên, sắc thuốc uống làm 2 lần, mỗi ngày dùng 2 thang. Công hiệu: Tiêu tích thực trệ, thanh lợi, thấp nhiệt. Chủ trị: Tích tụ bên trong, sinh thấp ôn nhiệt. Bệnh thường biểu hiện là khoang ngực tức, có khối u cứng, bị kiết lị, hoặc tiêu chảy xong bụng đau, hoặc táo bón, nước tiểu có màu vàng, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng nhờn, mạch trầm thực. Chú ý: - Căn bệnh này lấy việc biểu hiện kiết lị, khoang ngực tức, có khối cứng, rêu lưỡi, vàng nhờn, mạch trầm thực làm trọng tâm để phân tích khảo chứng. - Phương thuốc này do tam hoàng tả tâm thang (chủ 93

HÀ LINH

yếu là đại hoàng) cùng với chỉ thuật thang thêm gia giảm mà thành. Phương thuốc này dùng để thanh vị nhiệt, thực trộ, lợi thuỷ thấp, để sơ đạo vị tràng tích trệ. - Phương thuốc này dùng để chữa trị viêm vị tràng cấp tính, kiết lị sinh vi khuẩn. 1.4. Cam thảo tả tâm thang Thành phần: Chích cam thảo 12g, hoàng cầm 9g, gừng khô 9g, pháp bạch hạ 12g, táo 4g, hoàng liên 3g, nhân sâm 9g. Cách dùng: sắc thuốc làm 2 lần, uống làm 2 lần, mỗi ngày dùng 2 thang. Công hiệu: Hạ nghịch hòa vị, trừ kết tiêu khảo chứng. Chủ trị: Dưới tim có khối u cứng (tì vị bất hòa). Bệnh thường biểu hiện là ho khan, dưới tim có rất nhiều khối u cứng; trong lòng buồn rầu bất an, số lần đi kiết lị trong ngày nhiều, đổ ăn trong dạ dày chưa được tiêu hóa hết, bụng sôi, sắc lưỡi nhạt, rêu lưỡi vàng, mạch căng sổ, sờ vào thấy đập yếu. Chú ý: - Chứng bệnh này lấy các biểu hiện là có khối u cứng, nôn khô, bụng sôi, kiết lỵ, trong lòng buồn chán, mạch sổ mà hư để làm trọng tâm phân tích khảo chứng. - Bệnh này do tì khí hư hàn, tâm khí hư, vị tràng ôn nhiệt gây nên. 94

BỆNH DẠ DÀY ỏ NGƯỜI GIÀ, PHƯƠNG PHÁP...

- Phương thuốc này có thể dùng để điều trị viêm vị tràng cấp lính. 1.5. Hoàng liên tiêu khôi cứu viêm Thành phần: Trạch tả 6g, gừng vàng 6g, gừng khô 6g, chích cam thảo 9g, phục linh 9g, bạch truật 14g, trần bì 15g, trừ linh 15g, chí thực 21g, bán hạ 27g, hoàng liên 30g, hoàng cầm 60g. Cách dùng: Làm thành viên nhỏ, mỗi ngày uống lOg, mỗi ngày uống ba lần; hoặc lấy 1/6 lượng các vị thuốc trên, sắc thuốc uống làm 2 lần, mỗi ngày dùng 2 thang. Công hiệu: Thanh nhiệt lợi thấp, hành khí tiêu khối cứng. Chủ trị: Thấp nhiệt trung âm, khí cơ che lấp chỗ ngưng trệ. Bệnh thường biểu hiện dưới tim đầy những khối cứng, buồn phiền, nóng, bất an. Chú ý: - Bệnh này lấy các triệu chứng dưới tim đầy khối cứng, buồn phiền, nhiệt, nóng, thở hổn hển, rêu lưỡi vàng nhờn, mạch số làm trọng tâm để phân biệt khảo chứng. viêm tròn, vàng

Phương thuốc này dùng để chữa viêm dạ dày cấp tính, ruột cấp tính, loét dạ dày, loét tá tràng chỗ có hình viêm nang mật cấp tính, bệnh mật đá, viêm gan da truyền nhiễm cấp tính.

1.6. Phụ tử tả tâm thang Thành phần: Đại hoàng 9g, hoàng liên 5g, hoàng cầm 5g, phụ tử 5g. 95

HÀ LINH

Cách dùng: sắc phụ tử lấy nửa bát nước thuốc. Khi phân ra nửa o; Bên trong bị nhiệt, tiêu chảy; bệnh này có biểu hiện là thân nhiệt cao, không sợ lạnh, tiêu chảy, bụng đau, miệng đắng, lưỡi đỏ, rêu lưỡi màu vàng nhạt, mạch tỉ số. Chú ỷ: + Bệnh này lấy các triệu chứng phát nhiệt, tiêu chảy, sắc lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng mạch sổ làm trọng điểm để phân tích khảo chứng. - Phương thuốc này chữa bệnh kiết lị, nhưng lượng thang lớn, viêm tràng vị cấp tính, bệnh kiết lị do vi khuẩn, bệnh lị amíp. 1.7. Cầm bách hợp tễ Thành phân: Hoàng cầm lOOOg, hoàng bách lOOOg, Cát căn lOOOg, cau lOOOg, mộc hương 600g, bạch đầu ông 1500g, thái bì 300g, mã xử kiện 3000g. Cách dùng: sắc thật đặc, cho thêm phòng hư tễ. Người lớn mỗi lần uống lOOml, mỗi ngày dùng ba lần. Công hiện: Thanh nhiệt giải độc, táo thấp cầm tả. Chủ trị: Tiêu chảy (viêm tràng vị cấp tính). Bệnh thường có biểu hiện là liêu chảy, phân dạng nước, bụng đau, nôn oẹ, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng nhờn, mạch huyền số. Clĩíi ý: Bệnh này thấy các triệu chứng tiêu chảy, bụng đau, buồn nôn, rêu lưỡi vàng nhờn, mạch huyền sổ làm trọng điểm giải thích khảo chứng. 96

BỆNH DẠ DÀY ở NGƯỜI GIÀ, PHƯƠNG PHÁP...

1.8. Quả cau , Thánh phần: Nhàn sâm 9g, trần bì 3g, mạch nha 12g, thần khuê 9g, ngô thưa dũ 3g, hậu phác 6g, cau 9g. Cách dùng: Sắc thuốc làm 2 lần, mỗi ngày dùng 2 thang. Công hiệu: Kành khí hóa trệ, kiện tì bổ khí. Chủ trị: Khối cứng do tì vị hư hàn. Bệnh thường biểu hiện là ăn ít, mệt mỏi, trong lòng lo buồn bất an, sắc lưỡi nhạt, bên cạnh có viết răng rêu lưỡi trắng, mạch hoàn nhược. Chú ỷ: - Bệnh này lấy các biểu hiện ăn ít, bụng đầy khối cứng, sắc lưỡi nhạt, mạch yếu làm trọng điểm phân tích khảo chứng. - Vị thuốc này là dị công tản khứ cam thảo, cau, ngô thù du, hậu phác, thần khúc, mạch nha. - Phương thuốc này điều trị bệnh chức phận thần kinh vị tràng, viêm dạ dày cấp mạn tính. 1.9. Thiêu ti tản Thành phần: Gừng khô 3g (cho vào sau), sa nhân 3g (cho vào sau), thần khúc 9g, mạch nha 9g, quýt đỏ 6g, chích cam thảo 6g. Cách dùng: Nghiền nhỏ, mỗi lần uống 9g, mỗi ngày uống ba lần, cho 1 ít muối nóng vào, sắc uống, sắc làm 2 lần uống, mỗi ngày dùng 2 thang. 97

HÀ LINH

Công hiệu: ô n trung tiêu trệ, hành khí tan u. Chủ trị: Thức ăn trong dạ dày lạnh và tích tụ khô lại. Bệnh thường biểu hiện là khoang bụng trương, lạnh, đau. Chú ỷ: - Chứng bệnh này lấy biểu .hiện khoang bụng trướng, lạnh, đau, bộ lưỡi trắng nhờn làm trọng tâm phân tích khảo chứng. - Phương thuốc này dùng để chữa trị tiêu hóa không tốt, viêm vị tràng cấp tính. I.IO. Tam hoàng chủ thuật viêm Thành phần: Hoàng cầm 60g, hoàng liên 30g, đại hoàng 30g, thần khúc 30g, vỏ quýt 30g, bạch truật 30g, chỉ thực 15g. Cách dùng: Chế thành viên nhỏ, mỗi lần dùng lOg, mỗi ngày dùng ba lần; hoặc lấy 1/10 các vị thuốc trên sắc thuốc uống ngày sắc làm 2 lần, uống làm 2 lần, mỗi ngày dùng 2 thang. Công hiệu: Tiêu thực hóa tính, thanh nhiệt táo thấp. Chủ trị: Thương thực nhục tích, ôn thấp sinh nhiệt. Bệnh thường biểu hiện là tiêu chảy, bụng đau hoặc bí tiện, rêu lưỡi vàng nhờn, mạch trầm thực. Chú ý: - Bệnh này lấy các biểu hiện tiêu chảy, bụng đau, rêu lưỡi nhờn, mạch thực làm trọng tâm phân tích khảo chứng - Phương thuốc này là tam hoàng, tả tâm thang cùng 98

BỆNH DẠ DÀY ở NGƯỜI GIÀ, PHƯƠNG PHÁP...

với chỉ thuật thang (chỉ xác 20g, bạch truật 6g thêm thần khué, vỏ quýt). - Phương thuốc này dùng để chữa tiêu hóa không tốt, viêm vị tràng'cấp tính. I . ỉ l . Quất hán chỉ thuật viên Thành phần:

vỏ quất,

chỉ thực, bán hạ mỗi loại 30g,

bạch truật 60g. Cách dùng: Chế thành viên nhỏ, mỗi lần uống lOg, mỗi ngày dùng ba lần; hoặc lấy 1/5 lượng các vị thuốc trèn sắc làm 2 lần, uống làm 2 lần, mỗi ngày dùng 2 thang. Công hiệu: Kiện tì tiêu hóa, táo thấp, hòa vị. Chủ trị: Tì hư tiêu hóa không tốt, thấp trệ, bụng khó chịu. Chú ý: + Bệnh này lấy các biểu hiện tiêu hóa không tốt, thấp trệ, bụng khó chịu, rêu lưỡi nhờn làm trọng tâm phân lích khảo chứng. + Phương thuốc này trị tiêu hóa không tốt, chữa viêm vị tràng mạn tính. 1.12. Hương san chỉ thuật viêm Thành phẩn: Sa nhân, mộc hương, mỗi loại 15g, chỉ thực 30g, bạch truật 60g. Cách dùng: Chế thành viên nhỏ, mỗi lần uống lOg, mỗi ngày dùng ba lần, hoặc lấy 1/5 lượng thuốc trên sắc 9y

HÀ LINH

làm 2 lần, uống làm 2 lần, mỗi ngày dùng 2 tbang. Công hiệu: Kiện tì, trệ giải khối cứng, lý khí, khai vị. Chủ trị: Ti hư thực ít, hoặc ăn nhưng không tiêu, khó chịu. Chú ý: - Bệnh này lấy các biểu hiện chủ yếu là ăn ít, khó chịu, đau, rêu lưỡi nhờn làm trọng tâm phân tích khảo chứng. - Vị thuốc này chữa trị chứng tiêu hóa không tốt, bệnh chức phận thần kinh dạ dày, viêm tràng vị cấp tính. 1.13. Khúc nghiệt viêm Thành phần: Thần khúc, mạch nghiệt mỗi loại 30g, hoàng liên 15g, gừng tươi 30g. Cách dùng: Chế thành viên nhỏ, mỗi lần uống lOg, mỗi ngày dùng ba lần, hoặc lấy 1/5 lượng các vị thuốc trên sắc làm 2 lần, mỗi ngày dùng 2 thang. Công hiệu: Tiêu thực, hòa vị, hóa trệ, trừ trướng. Chủ trị: Uống quá nhiều rượu thành nghiện. Bệnh thường biểu hiện là đau bụng, hai bên sườn bị đau, đi đại tiện xong tích bọt. - Chứng này lấy các biểu hiện đau bụng, sườn đau, đi đại tiện xong tích bọt, rêu lưỡi nhờn làm trọng tâm để phân tích khảo chứng. - Phương thuốc này chữa trị tiêu hóa không tốt, viêm vị tràng cấp mạn tính. 100

BỆNH DẠ DÀY ở NGƯỜI GIÀ, PHƯƠNG PHÁP...

1.14. Cốc thần viêm Thành phần: Nhân sâm, sa nhân, hương phụ, tam lăng, nga truật, thanh bì, trần bì, thần khúc, mạch nha, chỉ xác mỗi loại 3g. Cách dùng: Chế thành viên nhỏ, mỗi lần dùng lOg, mỗi ngày dùng ba lần; hoặc lấy các vị thuốc trên sắc làm 2 lần uống, mỗi ngày dùng 2 thang. Công hiệu: Thông khí, tan tích, tiêu thực, hòa trung. Chủ trị: Trung hư thực tích, khí cơ ức trệ. Chứng bệnh này có biểu hiện: Sườn đau, bụng trướng, không muốn ăn uống, Ợ chua, đại tiện lỏng, tinh thần m ệt'm ỏi, rêu lưỡi trắng nhờn, mạch tỉ hoạt. Chú ý: - Bệnh hày lấy các biểu hiện: Tinh thần mệt mỏi, rêu lưỡi trắng nhờn, tiêu hóa kém, làm trọng tâm phân biệt khảo chứng. - Phương thuốc này dùng chữa trị tiêu hóa không tốt, viêm tràng vị cấp tính. 1.15. Tam lăng viêm Thành phần: Tam lăng, mộc hương, thần khúc, trần bì, bán hạ, mỗi loại 30g, đinh hương, quan quế mỗi loại 15g, gừng tươi 30g. Cách dùng: Chế thành viên nhỏ, mỗi lần dùng 5g, mỗi ngày dùng ba lần; hoặc lấy 1/10 các vị thuốc trên sắc làm 2 101

HÀ LINH

lần uống, mỗi ngày dùng 2 thang. CônỊị hiệu: Tiêu thực hóa trệ, hòa vị giảm nghịch. Chủ trị: Tiêu nhi đình tích; bệnh thường biểu hiện: bụng trướng, nôn oẹ, ợ khí, không muốn ăn. Chú ý: - Bệnh này lấy các biểu hiện bụng trương, ợ khí, chán ăn làm trọng tâm để phân tích khảo chứng. - Phương thuốc này chữa trị cho trẻ em tiêu hóa không tốt, viêm dạ dày cấp tính, viêm ruột cấp tính. 1.16. Lục hòa thang Thành phần: Hoắc hương 12g, bán hạ lOg, hạnh nhân 12g, nhân sâm 12g, bạch truật 12g, biển đậu 12g, xích phục linh 12g, sa nhân 15g, hậu phác 5g, mộc qua 9g, cam thảo 3g. Cách dùng: sắc thuốc làm 2 lần, mỗi ngày dùng 2 thang. ' Công hiệu: Kiện tì, hóa thấp, tiêu thực, hòa trung. Chủ trị: Mùa hè ăn uống không điều hòa, thấp thương tì vị, thổ tả, ngực, hoành cách mô đầy khối cứng rêu lưỡi màu trắng trơn. + Bệnh này thấy các biểu hiện bất chợt bị nôn oẹ, kiết lị, ngực, hoành cách mạc đầy khối cứng, rêu lưỡi màu trắng, trơn, làm trọng tâm phân tích khảo chứng. + Phương thuốc này chữa trị viêm vị tràng cấp tính, ngộ độc thức ăn. 102

BỆNH DẠ DÀY ở NGƯỜI GIÀ, PHƯƠNG PHÁP...

1.17. Đại hòa trung ẩm Thành phần: Chỉ thực 5g, trần bì, sơn tra, mạch nha, mỗi loại 5g, sa nhân 6g. Cách dùng: sắc thuốc uống làm 2 lần, mỗi ngày dùng 2 thang. Công hiệu: Hành khí, tiêu tích, đạo trệ. Chủ trị: Tích tụ đồ ăn trong dạ dày. Chú ý:- Bệnh này lấy các biểu hiện ợ chua, bụng đầy khối cứng, rêu lưỡi nhờn làm trọng tâm phân tích khảo chứng. - Phương thuốc này chữa trị tiêu hóa không tốt, viêm vị tràng cấp mạn tính. 1.18. Tam nhân thang Thành phần: Hạnh’ nhân 15g, chính hoạt thạch 18g, bách thông thảo 6g, bạch khấu nhân 6g, lá tre, hậu phác 6g, sinh dĩ nhân 12g, bán hạ 15g. Cách dùng: sắc thuốc làm 2 lần uống mỗi ngày dùng 2 thang. Công hiệu: Thanh lợi, thấp nhiệt, thông khí cơ. Chủ trị: Thấp ôn sơ khởi; bệnh thường biểu hiện đầu đau, rét lạnh, thân thể đau, sắc mặt vàng nhạt, ngực khó chịu, không đói, buổi chiều người nóng, rêu lưỡi màu trắng, chỉ khát, mạch huyền tế, trầm. 103

HÀ LINH

Chú ý: - Bệnh này lấy các triệu chứng tức ngực cảm thấy không đói, tiểu tiện ngắn, ít, mạch huyền tỉ làm trọng tâm phân tích khảo chứng. - Phương thuốc này chữa trị thương hàn ruột, viêm vị tràng cấp tính, viêm ống thận. 1.19. Hoàng cẩm hoạt thạch thang Thành phần: Hoàng cầm 9g, hoạt thạch 9g, phục linh bì 9g, đại phúc bì 6g, bạch khấu nhân 3g, thông thảo 3g, trư linh 9g. Cách dùng: sắc thuốc làm 2 lần uống, mỗi ngày dùng 2 thang. Công hiệu: Thanh nhiệt, lợi thấp. Chủ trị: Thấp ôn; bệnh thường biểu hiện là sốt cao, toàn thân đau đổ mồ hôi thì nhiệt hạ sau đó lại tiếp tục bị sốt, khát nhưng uống ít nước hoặc không khó, bựa lưỡi nhạt, vàng trơn. Chú ý: - Bệnh này lấy các biểu hiện sốt cao, đau toàn thân, đổ mồ hôi thì hạ sốt, tiếp tục bị sốt, khát nhưng uống ít nước, hoặc không khát, rêu lưỡi vàng trơn, làm trọng tâm phân tích khảo chứng. - Phương thuốc này dùng để chữa trị viêm ống thận cấp tính, thương hàn ruột, viêm vị tràng cấp tính. 104

í

BỆNH DẠ DÀY ở NGƯỜI GIÀ, PHƯƠNG PHÁP.,,

2.20. Hoắc phác hạ linh thang Thành phần: Đỗ hoắc hương 12g, chân xuyên phác 6g, khương bán hạ 9g, xích phục linh 18g, quang hạnh nhân 18g, sinh ý nhan 24g, bạch khấu nhân 4g, trư linh 9g, đạm hương thi 18g, trạch tả 9g. Cách dùng: sắc thuốc làm 2 lần, mỗi ngày dùng 2 thang. Công hiệu: Thanh lợi, thấp nhiệt, kiện tì, bổ khí. Chủ trị: Thấp ôn bệnh; bệnh thường biểu hiện là sợ lạnh, tinh thần mệt mỏi, lúc nào cũng muốn ngủ, đầu, mắt sưng không thể vận động thoải mái, thân nặng xoay chuyển khó khăn, cơ bắp chân tay đau, khó chịu, chân, đùi mỏi, ngực, hoành cách mạch chứa đầy khối cứng; khát nhưng uống ít nước, hoặc không khát; sốt vào buổi chiểu, tiểu tiện ít, nước tiểu vàng, đại tiện lỏng, thậm chí tiêu chảy, rêu lưỡi trắng nhờn, hoặc trắng trơn, dày. Chú ý: - Chứng bệnh này lấy các biểu hiện chân tary mỏi, đầu, mắt sưng đau chóng mật tức ngực, tiểu tiện chắt, miệng nhờn rêu lưỡi trắng trơn, mạch nhu hoãn làm trọng tâm phân tích khảo chứng. - Phương thuốc này chữa trị thương hàn, viêm vị tràng cấp tính. 2.

P h ư ơ n g p h á p trị b ệ n h v iê m d ạ d à y m ạn tín h

2.1. Mạch môn đông thang Thành phần: Mạch môn đông 30g, chế bán hạ, cam thảo 105

HÀ LINH

mỗi loại 4g, nhàn sâm, cánh mễ mỗi loại 6g, táo 12 quả. Cách dùng: Cho một thang nước vào các vị thuốc trên sắc lấy 500ml, chia dùng làm ba lần. Công hiệu: ích vị dưỡng âm, giáng nghịch hạ khí. Chủ trị: Phổi và dạ dày đều bị tổn thương, viêm hư hóa thượng, ho chảy nước dãi, khí ngược và đứt gãy, họng khô miệng khát, lưỡi khô, ít bựa, mạch sổ. Những triệu chứng này thường thấy ở những người âm hư như viên nhánh khí quản, nhánh khí quản khuếch trướng, dạ dày hệ tiêu hóa bị loét. 2.2. Vinh vị tán Thành phần: Tây dương sâm, trâm thạch hộc, bạch mộc nhĩ, nấm hương, linh chi, mỗi loại 60g. Gia giảm: Nếu tụ máu thì dùng thêm điền tam thất 6Ọg; nếu tì dương hư, tây dương sâm đổi thành hồng sâm 60g; nếu thiếu máu thì dùng thêm một bộ nhau. Cách dùng: Nghiền thành bột các vị thuốc trên, đựng vào giao nang. Mỗi lần dùng 3 đến 4 viên, dùng với' nước nguội, mỗi ngày dùng ba lần. Công hiệu: ích khí dưỡng ârri, vinh vị tản u. Clĩủ trị: Khí công lưỡng hư, viêm dạ dày mang ăn mòn, ngưng tụ huyết. 2.3. Bán hạ tả tám thang gia giảm Thành phần: Pháp bán hạ 12g, bạch trược 12g, xích thược 12g, gừng khô 5g, đương sâm 15g, bồ công anh 15g, 106

BỆNH DẠ DÀY ở NGƯỜI GIÀ, PHƯƠNG PHÁP...

hoàn liên 6g, sa nhân 6g, kì nội kim lOg, chỉ thược lOg, cam thảo 6g. Cách dùng: sắc thuốc uống, mỗi ngày dùng một thang. Công hiệu: Kiện tì hoàn vị, khai hết trừ u. Chủ trị: Viêm dạ dày mạn tính. 2.4. Dưỡng ám an vị thang Thành phần: Thạch hộc, ô mai nhục, đương quy, các loại đều 12g, bạch thược, bắc sa sâm, sơn tra, hoàng tinh, đạm thung dung, mỗi loại 15g, mạch nha, cốc nha, mỗi loại 30g, kê nội kim, cam thảo, mỗi loại 9g. Cách dùng: sắc các loại thuốc trên lấy 500 ml, chia làm ba lần uống trong một ngày, mỗi ngày dùng một thang. Mỗi quá trình chữa trị là 1 tháng, liên tục dùng trong 3 tháng. Công hiệu: Bổ âm, dưỡng vị. Chủ trị: Viêm dạ dày co rút mạn tính, có biểu hiện: Khoang dạ dày nhâm nhẩm đau, bụng trương, thường thấy sau khi ăn, ợ khí, ăn ít hoặc không muốn ăn, cơ thế suy nhược gầy yếu, tinh thần mệt mỏi, bí tiện hoặc đi phân lỏng; miệng khô hoặc đắng, lưỡi đỏ ít bựa, mạch tượng tỉ huyền. 2 .5 .

Bán hạ tả tâm thang gia vị

Thành phẩn: Khương bán hạ, bạch thược, hương phụ, mỗi loại 12g, hoàng linh 9 - lOg, hoàng liên 6 - 9g, đảng sâm 12 - 15g, hoàng kỳ 15g, đơn sâm 15 - 20g, sa bạch 107

HÀ LINH

trược 12 - 15g, tam thất (dạng bột pha uống) 6 - 9g, gừng khô 6 - 9g, chích cam thảo 9g, táo 3 quả. Cách dùng: sắc thuốc uống, mỗi ngày dùng một thang, 20 ngày là một quá trình chữa trị. Trong thời gian uống thuốc này, thì phải dùng các vị thuốc chữa viêm dạ dày khác. Gia giảm: Nếu đau thì cho thêm huyền hồ 9 - 12g, nếu thiếu chua thì cho thêm hải bao trứng bọ ngựa 12g, tiêu hóa không tốt thì cho thêm pháo kê nội kim 12g; kiểm tra bệnh lý trên trên ruột hóa sinh hoặc sinh không mang tính điển hình thì dùng thêm bán chi liên 30g. Công hiệu: Bổ trung, phụ chính, điều hòa hàn nhiệt. Chừtrị: Viêm dạ dày mạn tính 2.6. B ổ trung ích khí thang Thành phần: Hoàng kỳ nướng 15g, đảng sâm, .sa bạch thược mỗi loại lOg, trần bì 3g, cam thảo nướng, đương quy, thăng ma nướng, sài hồ sao mỗi loại 6g. Gia giảm: Bệnh có kèm theo thiếu chua thì cho thêm tả kim viên 6g, nếu có cả ợ khí thì chế bán hạ lOg; nếu đi đại tiện lỏng thì cho thêm phục linh lOg, hoài ,sơn dược lOg. Nếu có táo bón thì cho thêm đại hoàng tố 6g; nếu dạ dày bị đau thì cho thêm bạch thược tươi 15g. Cách dùng: Mỗi ngày dùng một thang, sắc thuốc uống hai lần, một quá trình điều trị là 15 ngày, thường dùng 1 đến 2 quá trình điều trị. Công hiệu: Bổ trung, ích khí, thăng dương, giảm trọc. 108

BỆNH DẠ DÀY ở NGƯỜI GIÀ, PHƯƠNG PHÁP...

Chủ trị: Viêm dạ dày do tràn dịch mật. Khoang dạ dày đau âm ỉ, có lúc đau như lửa đốt, nhưng sau. khi dùng bữa thì bụng lại trương khó chịu, ợ khí, thân thể suy nhược yếu ớt, gầy, lưỡi nhạt bợ lưỡi trắng mỏng, mạch tỉ nhược; nếu bị soi dạ dày thấy viêm dạ dày nước mật chảy ngược lại. 2.7. Sài hồ sơ gan tản gia vị Thành phần: Sài hồ lOg, thược dược 15g, dư xác 15g, xuyên khung lOg, hương phụ 15g, cam thảo nướng lOg, trần bì lOg, tam thất sâm 3g (nghiền nát, hòa uống). Giơ giảm: Nếu đau kịch liệt thì cho thân kim linh tứ tản; khí trệ thì cho chỉ thực lOg, hậu phác 15g; nếu có cả nôn oẹ thì cho thêm trúc nhự 15g, bán hạ lOg, nếu tì hư thực trệ thì cho thêm kê nội kim 20g, tiêu tam tiên, mỗi loại 15g; ợ chua thì cho thêm ô tặc cốt 20g. Cách dùng: sắc thuốc uống, mỗi ngày dùng một thang, 7 thang là một quá trình. Công hiệu: Hoạt huyết, hóa u, thông khí giảm đau. Chủ trị: Viêm dạ dày mạn tính; có các biểu hiện: Tinh thần mệt mỏi, sắc mặt vàng khô, khoang dạ dày trương đau, miệng khô, ợ chua, mỗi lần tức giận thì bệnh càng nặng, rêu lưỡi trắng dày, mạch trầm huyền. 2.8. Đại hoàng phụ tử thang gia vị Thành phần: Đại hoàng 9g, chế phụ tử 6g, tế tân 2g, đại giả thạch 30g (sắc trước), tuyên phục hoa lOg (gói), sa 109

HÀ LINH

nhân 6g (cho vào sau), hương phụ 12g. Cách dùng: Mỗi ngày dùng một thang, sắc thuốc uống, chia làm hai lần. Công hiệu: Đại hàn tà tản, giảm khí bẩn, thông phú khí, trung tiêu an. Chủ trị: Viêm dạ dày nước mật chảy ngược lại. sắc mặt u ám, tinh thần mệt mỏi, sợ rét, chân tay lạnh, nôn mửa, ăn ít, lưỡi đỏ, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch huyền căng. 2.9. Đơn thược thang Thành phần: Đơn bì, bạch thược. Gia giảm: Đau thì cho nguyên hồ, đài ô, xuyên luyện tử; bụng trướng ợ khí, thì cho phật thủ, phúc bì, chỉ xác; miệng đắng thì cho xuyên phác, miên trần, mạch nha... Cách dùng: Mỗi ngày dùng một thang, sắc thuốc uống, mỗi ngày sắc hai lần, khoảng 300ml, chia làm hai lần để uống, liên tục dùng trong 1 tháng. Trong khi uống thuốc này thì không được dùng các loại thuốc tây khác, không được hút thuốc, uống rượu, không được ăn những thức ăn lạnh, sống. Công hiệu: Tẩm bổ can thận, thanh nhiệt tiêu thấp. Chủ trị: Viêm dạ dày mạn tính ở người già. 2.10. Đơn sám ấm giám vị Thành phần: Đơn sâm, tam thất, đàn hương, sa nhân, đảng sâm, sa sâm, bạch hoa xà thiệt thảo, cam thảo. 110 L

BỆNH DẠ DÀY ở NGƯỜI GIÀ, PHƯƠNG PHÁP...

Cách dùng: sắc thuốc uống, mỗi ngày uống 25ml, mỗi ngày uống 2 đến ba lần, điều trị trong 1 tháng, mỗi ngày dùng một thang. Gia giảm: Can uất thì cho sài hồ, thanh bì; cảm thấp thì cho thêm hoắc hương lan, khối nhân. Nếu dạ dày nóng thì cho thêm hoàng liên; hàn nặng thì cho thêm gừng khô, tất bọt, gừng hương; âm hư thì cho thêm thạch hộc, mạch đông; khí hư nặng thì cho thêm hoàng kỳ; thực trệ thì cho thêm tiêu san tiên, sa cốc, mạch nha; đau dạ dày nặng thì cho thêm nguyên hồ; ợ khí thì cho thêm trầm hương; đi đại tiện lỏng thì cho thêm thương truật; bí tiện thì cho thêm hỏa ma nhân. Công hiệu: Kiện tì, hòa vị, hoạt huyết, hóa u. Chủ trị: Viêm dạ dày mạn tính có các biểu hiện: Khoang dạ dày đau nhâm nhẩm, đau như lửa đốt rất khó chịu, hỗn tạp, ợ khí, không muốn ăn gì, miệng khô khát nước, lòng bàn tay bàn chân nóng ran, mệt mỏi, táo bón, lưỡi đỏ thẫm ít bựa, có vết nứt, có vết tụ. 2.11. Sài hồ hậu phác thang Thành phần: Sài hồ, chính hậu phác mỗi loại lOg, phục linh, vỏ quất, tử tô mỗi loại 8g, gừng tươi 12g, cau 5g. Cách dùng: sắc thuốc làm hai lần, uống làm 2 lần. Mỗi ngày dùng 2 thang. Công hiệu: Sơ can, thông khí, chữa trướng bụng. Chủ trị: Bụng trướng, không muốn ăn uống gì, ợ khí, 111

HÀ LINH

nôn oẹ... Chú ỷ: - Phương thuốc này lấy triệu chứng trướng bụng, ợ khí làm trọng điểm phân biệt. - Phương thuốc này dùng để trị viêm dạ dày mạn tính, viêm nang mật mạn tính 2.12. Bán hạ tả tám thang Thành phần: Pháp hạ 12g, hoàng cầm 9g, gừng khô 9g, nhân sâm 9g, chích cam thảo 9g, hoàng liên 3g, táo 4 quả. Cách dùng: sắc thuốc làm hai lần, mỗi ngày dùng 2 thang. Công hiệu: Hòa vị giáng nghịch trị u chữa đầy bụng. Chủ trị: Can khí ức kết, huyết ứ khí trệ (máu và khí tích tụ). Thường biểu hiện là đau 2 bên sườn, nóng lạnh đau xen, mạch huyền. Chú ý: Phương thuốc này lấy biểu hiện đau ngực, sườn đau, nóng, lạnh đan xen, mạch huyền làm trọng điểm để phân biệt. Phương thuốc này dùng để trị thần kinh giữa sườn bị đau, viêm xương sườn, viêm nang mật mạn tính, viêm dạ dày mạn tính. 2.13. Hóa gan tiên (thuốc sắc giải gan) Thành phần: Thanh bì, trần bì, thược dược, đơn bì, dành dành, trạch tả, bối mẫu mỗi loại lOg. 112

BỆNH DẠ DÀY ở NGƯỜI GIÀ, PHƯƠNG PHÁP...

Cách dùng: sắc thuốc làm hai lần, mỗi ngày dùng 2 thang, ngày uống hai lần. Công hiệu: Tích nhiệt hòa vị. Chủ trị: Khoang dạ dày đau, sợ đồ lạnh, miệng vừa khô vừa đắng, nuốt chua buồn phiền dễ cáu giận, bí đại tiện, không đi tiếu được lưỡi đỏ, rêu lưỡi màu vàng nhờn, mạch huyền số. Chú ỷ: : - Phương thuốc này lấy biểu hiện khoang dạ dày đau nhiệt, buồn phiền dễ cáu giận, bựa vàng, mạch số làm trọng điểm để phân biệt. - Phương thuốc này dùng để chữa trị viêm dạ dày mạn tính, viêm nang mật mạn tính. 2.14. Thanh gan hòa vị thang Thành phần: Sài hồ 9g, hoàng cầm 9g, uất kim 9g, chỉ xác 9g, xuyên luyện tử 9g, huyền hổ tố 9g, phật thủ 9g, lục ngọc mai 9g, bồ công anh 15g, thanh bì 9g, trần bì 9g. Cách dùng: sắc thuốc làm hai lần, uống hai lần, mỗi ngày dùng 2 thang. Công hiệu: Sơ can, hòa vị, thông khí, giảm đau. Chủ trị: Dạ dày đau, viêm dạ dày co rút mạn tính; thường thấy khoang dạ dày trương lên và đau, nhiều khối cứng, ợ khí; đau kèm theo ợ khí, thải khí giảm, linh thần thất thường nên bụng đau, miệng đắng, bợ lưỡi vàng, mạch huyền. 113

HÀ LINH

Chú ý: Vị thuốc này trị dạ dày trướng đau, tinh thần tình cảm không cân bằng, ợ khí, miệng đắng, rêu lưỡi vàng, mạch huyền. 2.15. Thư gan hòa vị thang (làm cho gan dễ chịu điều hòa dạ dày)



Thành phần: Sài hồ lOg, trần bì 6g, bạch thược 15g, chỉ xác lOg, hương phụ lOg, bạch cập lOg, huyền sâm lOg, bồ công anh lOg, sa nhân lOg (cho vào sau), chích thảo 6g. Cách dùng: sắc thuốc làm hai lần, uống làm hai lần, mỗi ngày dùng 2 thang. Công hiệu: Làm cho can dễ chịu, điều hòa dạ dày, thông khí giảm đau. Chủ trị: Khoang dạ dày bị đau (do viêm dạ dày, bệnh loét; bệnh thường biểu hiện là bụng trướng, nhiều khối cứng trong bụng, ợ khí nuốt chua, nôn oẹ, không muốn ăn uống sau khi ăn trướng bụng, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch huyền. Chú ý: Vị thuốc này lấy khoang dạ dày bị đau có kèm theo trướng bụng, ợ khí, lưỡi đỏ, bợ lưỡi trắng và khô, mạch huyền làm trọng điểm để phân tích khảo chứng. 2.16. Dành dành đại hoàng thang Thành phần: Dành dành 8g, đại hoàng 3g, chỉ thực 15g, đạm đậu thi 25g. Cách dùng: sắc thuốc làm hai lần, uống làm hai lần, mỗi ngày dùng 2 thang. 114

BỆNH DẠ DÀY ở NGƯỜI GIÀ, PHƯƠNG PHÁP...

Công hiệu: Thanh nhiệt trừ phiền kiêm hoàn hạ. Chủ trị: Bệnh vàng da vàng mắt, thường thấy là trong lòng buồn phiền hoặc đau nhiệt, ngực bụng đầy những khối cứng hoặc bí tiện, bợ lưỡi vàng hoặc kèm theo nhờn sổ. Chú ỷ: + Phương thuốc này lấy việc điều trị các triệu chứng trong lòng buồn phiền, có lúc buồn nôn, bụng ngực đầy khối cứng, đi tiểu tiện rắt, mạch sổ làm trọng điểm để khảo chứng hiệu quả. + Phương thuốc này gồm lục trung dành dành và đại hoàng phân thành lượng nhỏ, hai vị thuốc trên kết hợp với nhau có tác dụng tăng cường thanh nhiệt, đi tiểu dễ. Dùng cả với đậu thi, thì phương thuốc này càng có tác dụng tốt hơn, có tác dụng thanh nhiệt, giải sầu. - Phương thuốc này còn chữa viêm nang mật mạn tính hoặc viêm gan mạn tính, viêm dạ dày mạn tính. 2.17. Dành dành gừng khô thang Thành phần: Dành dành lOg, gừng khô 6g. Cách dùng: sắc làm hai lần uống làm hai lần, mỗi ngày* dùng 2 thang. Công hiệu: Thanh thương ôn trung, giải sầu. Chủ trị: Thương hàn, tâm tư buồn phiền, thân nhiệt bị giữ lại. 115

HÀ LINH

Chú ý: - Phương thuốc này lấy việc chủ trị các triệu chứng tâm tư buồn phiền, miệng chảy dãi làm trọng điểm để phân tích khảo chứng. - Phương thuốc này có khả năng chữa viêm dạ dày mạn tính. 2.18. Dành dành ô mai thang Thành phần: Dành dành, hoàng cầm, cam thảo, mỗi loại dùng 5g, sài hổ lOg, ô mai 15g. Cách dùng: sắc thuốc làm hai lần uống làm hai lần, mỗi ngày dùng 2 thang. Công hiệu: Thanh nhiệt giải sầu, hòa giải thiếu dương. Chủ trị: Tâm tư buồn phiền. Bệnh này thường thấy xuất hiện sau khi thương hàn, thì tà nhiều thanh ít, hư phiền mất ngủ, trong lòng lo buồn, khoang bụng đầy khối cứng, sờ vào thì lại thấy mềm, bụng sôi, nhung lại không muốn ăn, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng. Chú ý: - Phương thuốc này lấy viộc chủ trị các triệu chứng tâm tư buồn sầu, mất ngủ, bụng sôi như đói, nhưng lại không muốn ăn, rêu lưỡi vàng làm trọng tâm để phân tích khảo chứng. - Phương thuốc này chế biến từ tiểu sào hồ thang mà thành.^ Nó có tác dụng thanh mật nhiệt hòa giải thiếu dương, nhưng phương thuốc này lại chú trọng dùng ô mai 116 L

BỆNH DẠ DÀY ở NGƯỜI GIÀ, PHƯƠNG PHÁP...

để "hạ khí, trừ nhiệt, buồn phiền". - Phương thuốc này dùng để trị viêm nang mạn tính, viêm dạ dày. 2.19. Lý trung niên Thành phần: Nhân sâm 30g, bạch truật 30g, gừng khô 30g, chích cam thảo 30g. Cách dùng: Chế tiểu viên mỗi lần dùng lOg, mỗi ngày dùng ba lần. sắc làm hai lần, uống làm hai lần, mỗi ngày dùng 2 thang; lấy 1/3 các vị thuốc trên làm một thang. Công hiệu: ô n trung, giải hàn, bổ khí, kiện tì. Chủ trị: Ti vị hư hàn nên bụng đau, đi tả, nôn oẹ. Bệnh thường biểu hiện là không thoát nước, nôn oẹ; bụng đau âm ỉ, thích xoa bóp, bụng trướng nhưng lại không có gì và trúng hàn dịch tả; mất máu như : Thổ ra huyết, đi tiện ra huyết; ngực tê (do hàn) hư chứng, mệt mỏi yếu ớt, tứ chi lạnh; nếu là trẻ con thì co giật, sau khi mắc bệnh thì háy chảy nước rãi... Chú ý:

^

Phương thuốc này lấy việc chủ trị các chứng bụng đau, thích xoa bóp, tứ chi lạnh làm trọng tàm để phân tích khảo chứng. Cách dùng:

I

I ị '

+ Phương thuốc này nên uống lượng ít, uống nhiều lần; lòng đỏ trứng gà, mỗi ngày dùng ba đến bốn lần, buổi tối 117

HÀ LINH

uống hai lần, cả ngày và đêm là năm đến sáu lần. Uống đến khi trong bụng cảm thấy nhiệt, có thể tăng 3, 4 viên, mỗi lần uống lượng thuốc có nhiều hơn. + Phương thuốc này trị co giật, thổ tả thuộc chứng hư hàn. + Phương thuốc này có thể chữa trị viêm vị tràng cấp mạn tính, loét dạ dày và tá tràng, dạ dày khuếch trương, và trẻ nhỏ tiêu hóa không tốt, sơ cứng động mạch vành loại chứng hư hàn. 2.20. Quê chi nhân sám thang Thành phần: Gừng khô, nhân sâm, bạch truật, mỗi loại 9g, chích cam thảo 12g, cành quế 12g, (cho vào sau). Cách dùng: Sắc thuốc làm hai lần, uống hai lần, mỗi ngày dùng 2 thang. Công hiện: ô n lí giải biểu, ích khí tiêu khối. Chủ trị: Chứng tì vị hư hàn, cảm phong hàn. Bệnh thường thấy có các triệu chứng kiết lị, kiết lị không ngừng, nôn khô hoặc thấy phát nhiệt. Chú ỷ: - Phương thuốc này lấy việc chủ trị các chứng bệnh kiết lỵ lâu ngày, nôn khan làm trọng tám để phân tích khảo chứng. - Phương thuốc này là "lý tung viên" thêm cành quế. - Phương thuốc này có thể điều trị loét dạ dày, loét tá tràng phần tròn, viêm vị tràng mạn tính. 118

BỆNH DẠ DÀY ở NGƯỜI GIÀ, PHƯƠNG PHÁP...

2.21. Tam hổ chỉ thuật viên Thành phần: Bạch truật 30g, vỏ quýt 30g, hoàng bách 30g, chỉ thực 30g, triết bối mẫu 20g, sơn tra 15g, phục linh 15g, hương phụ 15g, hoàng cầm 15g, thần khúc 15g, hoàng liên 15g, mạch nha 9g, cam thảo 9g, kết cánh 6g, liên kiều 6g, sa nhân 3g. Cách dừng: Chế thành viên nhỏ, mỗi lần uống lOg, mỗi ngày uống ba lần, lấy 1/3 lượng các vị thuốc trên, sắc làm hai lần, uống làm hai lần, mỗi ngày đùng 2 thang. Công hiệu: Lý khí hòa trung, thanh nhiệt hóa đờm. Chã trị: Ti vị mất điều hòa, tiêu hóa không tốt, nhiệt, đờm nhiều, ho. Bệnh thường biểu hiện là khí ngược đầy ngực, ho, khí đứt quãng, đờm đặc, lưỡi đỏ, bợ lưỡi vàng nhờn, mạch sổ thực. Chú ý: + Phương thuốc này lấy việc chủ trị chứng ngực đầy khí, ho đờm đặc, bợ lưỡi vàng nhờn làm trọng tâm để phân tích khảo chứng. - Phương thuốc này có thể chữa viêm vị tràng mạn tính. 2.22. Hương san binh vị viên Thành phần: Thương truật lOg, hậu phác 8g, trần bì 8g, hương phụ 8g, sa nhân 4g, cam thảo 4g. Cách dùng: Chế thành viên nhỏ, mỗi lần dùng 5g, mỗi ngày dùng ba lần, uống với nước nóng; có thể sắc thuốc 119

HÀ LINH

uống, sắc hai lần, mỗi ngày dùng hai lần. Cóng hiện: Lý khí khoát trung, táo thấp kiện tì. Chủ trị: Ôn dương tì vị; bệnh thường biểu hiện là khoang bụng trướng lên. ãn ít, buồn nôn, bợ lưỡi nhờn, mạch trần. Chú ý: - Bệnh này lấy việc chủ trị các chứng bệnh khoang bụng trướng lên,‘ ăn ít, buồn nôn, bợ lưỡi nhờn, mạch trần làm trọng điểm phân tích khảo chứng. - Phương thuốc này chữa viêm dạ dày mạn tính, viêm dạ dày co rút, viêm ruột mạn tính. 2.23. Tứ ma thang Thành phần: Nhân sâm lOg, câu 15g, trầm hương 5g, ô dược lOg. Cách dùng: sắc thuốc làm hai lần, uống làm hai lần, mỗi ngày dùng 2 thang. Công hiệu: Thuận khí phụ trung, khoát trung giảm ngược. Chã trị: Chỉnh khí tố hụt, can khí ngang ngược, phạm vào phổi vị mà dẫn đến khí ngược thở dốc ngực cách hoành, cách mô khó chịu, buồn rầu không buồn ăn. Chú ỷ: - Bệnh này lấy các chứng trạng thở dốc, ngực cách (hoành cách mô) khó chịu, mạch huyền làm trọng tâm đê phân tích khảo chứng. 120

BỆNH DẠ DÀY ở NGƯỜI GIÀ, PHƯƠNG PHÁP...

- Phương thuốc này có tên là tứ ma Ẳm.Cách dùng: là lấy nước thuốc đặc (mài) cùng với thất phần trân, sắc uống. - Phương thuốc này chữa viêm dạ dày mạn tính, viêm kết tràng mạn tính. 3. P h ư ơ n g p h á p trị b ện h v iê m lo é t đư ờng tiê u hóa

3.1. Tiểu kiến trung thang Thành phần: Quế chi (bỏ vỏ), gừng tươi mỗi loại 9g, cam thảo 6g, táo tàu (tách bỏ hạt) 10 Quả, thược dược 18g, đường mạch nha 30g (đun sau). Cách dùng: Cho 700ml nước vào các vị thuốc trên sắc lấy 400ml nước thuốc, bỏ bã, hòa với đường mạch nha (đun chảy) chia ra làm ba lần để uống. Công hiệu: ô n trung bổ tì. Chủ trị: Hư tổn bụng đau, trườm nóng thì giảm đau. Lưỡi nhạt rêu lưỡi trắng, mạch huyền mà trầm, mạch nhỏ, căng chậm; hoặc trong lòng lo âu buồn rầu, sắc mặt vàng khô buồn phiền bất an; hoặc tay chân đều mỏi, họng khô miệng đắng, trung hư thổ huyết chảy máu... Phương thuốc này hiện nay thường dùng để chữa các bệnh loét đường tiêu hóa, thấp nhiệt mang tính chức năng, thiếu máu. Chú ý: - Bệnh thường có biểu hiện là thích xoa nhẹ chỗ đau, ăn vào giảm đau, thích ăn đồ nóng, ghét ăn đồ lạnh, rêu lưỡi trắng. 121

HÀ LINH

- Phương thuốc này dùng để điều trị viêm đường tiêu hóa, nhiệt thấp mang tính chức nãng, thiếu máu. 3.2. Phục kiện tản Thành phần: Nhân sâm 3()g, hoàng cầm tươi 30g, đảng sâm 30g, xuyên uất kim 30g, xuyên luyện tử 30g, cam thảo 30g, kê nội kim 120g, trần bì 60g, thần khúc 60g. Cách dùng: Nghiền các vị thuốc trên thành bột, mỗi lần dùng l,5g, mỗi ngày dùng ba lần. Công hiệu: Tiêu trừ bệnh trạng, chữa khỏi bệnh loét. Chủ trị: Loét tá tràng phần tròn. Bệnh thường thấy các biểu hiện là đau ở khoang dạ dày theo quy luật, tiêu hóa kém. Rêu lưỡi mỏng trắng mạch huyền tử. Chú ý: - Bệnh này biểu hiện là: đau khoang dạ dày mang tính quy luật, acid trong dạ dày tăng cao, tiêu hóa kém, rêu lưỡi trắng, mạch tỉ. - Phương thuốc này dùng để chữa trị loét đường tiêu hóa. 3.3. Phụ tử lý trung viên Thành phần: Pháo phụ tử 30g, nhân sâm 30g, bạch truật 30g, gừng tươi 30g, chích cam thảo 30g. Cách dùng: Chế thành viên nhỏ, mỗi lần dùng 10 viên, mỗi ngày dùng ba lần; có thể lấy 1/3 lượng các vị thuốc trên sắc thuốc uống, sắc làm hai lần, uống làm hai lần, mỗi ngày uống 2 thang. 122

BỆNH DẠ DÀY ở NGƯỜI GIÀ, PHƯƠNG PHÁP...

Công hiệu: ô n dương trừ hàn, ích khí kiện tì. Chủ trị: Đau bụng; sắc mặt trắng bệch, chân tay lạnh, nôn mửa không dứt, nôn thổ kiết lị, cơ bắp co giật, tiêu hóa không tốt, luôn cảm thấy lạnh bụng. Chú ý: - Bệnh này lấy các triệu chứng bụng đau, thích chườm nóng vào chỗ đau, sắc mặt trắng bệch, chân tay lạnh, nôn mửa không dứt. - Thuốc này là sự kết hợp giữa lý trung viên và phụ tử. - Phương thuốc này có thể chữa trị viêm dạ dày mạn tính, loét tá tràng đoạn hình tròn, dạ dày khuyếch trương. 3.4. Phụ qué lý trung viên Thành phẩn: Nhục quế 15g, phụ tử 15g, đảng sâm 30g, bạch truật 30g, gừng khô 30g, cam thảo 30g. Cách dùng: Chế thành viên nhỏ, mỗi lần uống lOg, mỗi ngày dùng 5 lần; có thể dùng 1/5 lượng thuốc trên sắc thuốc uống sắc làm hai lần (hấp với nhục quế để uống uống làm hai lần, mỗi ngày dùng 2 thang. Công hiệu: ô n trung, âm, ích khí kiện tì. Chủ trị: Bụng đau, bệnh thường biểu hiện: đau bụng, thổ tả, không muốn ăn, chân tay lạnh. Chú ý: - Bệnh này lấy các biểu hiện bụng đau, thích chườm nóng, thổ tả, chân tay lạnh làm trọng tâm để phân tích 123

HÀ LINH

khảo chứng. - Phương thuốc này chữa trị viêm vị tràng mạn tính, loét tá tràng đoạn hình cầu, dạ dày khuếch trương. 3.5. Lý trung hóa đờm viêm Thành phần: Gừng khô 30g, nhân sâm 30g, bạch truật 30g, chích cam thảo 30g, pháp hạ 20g, phục linh 40g. Cách dùng: Chế thành viên nhỏ, mỗi lần uống 10 viên, mỗi ngày dùng ba lần; có thể dùng 1/3 lượng các thuốc trên, sắc làm hai lần, uống làm hai lần, mỗi ngày dùng 2 thang. Công hiệu: ích khí kiện tì, ôn hóa dờn. - Chú trị: Ti vị hư hàn, thổ ra đờm. Bệnh này thường có biểu hiện là ho ra đờm thổ ra nước, ăn ít, hoặc ăn vào khó tiêu, đại tiện phân lỏng. Chú ý: - Bệnh này lấy các triệu chứng ho ra đờm, thổ ra nước, đại tiện phân lỏng làm trọng tâm phân tích khảo chứng. - Phương thuốc này là sự kết hợp giữa thang lý trung viên thêm pháp hạ, phục linh. - Phương thuốc này dùng để điều trị viêm vị tràng mạn tính, loét dạ dày, thập nhị tràng hình tròn cầu, cản trở môn vị (tắc). 3.6. Chỉ thực lý trung viên Thành phẩn: Chỉ thực 15g, bạch truật 30g, nhân sâm 30g, cam thảo 30g phục linh 30g, gừng khô 30g. 124

BỆNH DẠ DÀY ở NGƯỜI GIÀ, PHƯƠNG PHÁP...

Cách dùng: Chế thành viên nhỏ, mỗi lần uống lOg, mỗi ngày dùng ba lần; hoặc lấy 1/3 lượng các vị thuốc trên sắc thuốc uống, sắc làm hai lần, uống làm hai lần, mỗi ngày dùng 2 thang. Chủ trị: Khoang bụng đầy khối cứng, nằm cũng đau, khó chịu, không đụng vào được. Chú ý: - Bệnh này lấy các biểu hiện khoang bụng đầy khối cứng, khó chịu, không động vào được, ho ra máu đờm, ngực tức làm trọng tâm để phân tích khảo chứng. - Phương thuốc này là thang thuốc lý trung viên thêm chỉ thực, phục linh. , - Phương thuốc này dùng để chữa trị bệnh viêm dạ dày mạn tính, loét dạ dày, tá tràng hình tròn cầu, khuếch trương dạ dày cấp tính, sa dạ dày. 3.7. Hương san lý trung viên Thành phần: Quảng mộc hương 3g, đông đương sâm 5g, gừng khô 3g, sa nhân 3g, bạch truật 6g, chích cam thảo 2g. Cách dùng: sắc thuốc làm hai lần, uống làm hai lần. Mỗi ngày dùng 2 thang. Công hiệu: ô n trung kiện tì, hành khí giảm đau. Chủ trị: Đau bụng do trúng hàn. Bệnh thường biểu hiện là đau bụng, thích sờ nắn, chườm nóng, chân tay lạnh, đại tiện phân lỏng, hoặc thổ tả, kiết lị, rêu lưỡi trắng nhờn, manh trầm nhươc. 125

HÀ LINH

Chú ỷ: - Bệnh này lấy các biểu hiện bụng đau, thích chườm nóng vào chỗ đau, chân tay lạnh, đại tiện phân lỏng, mạch trầm nhược làm trọng tâm phân tích khảo chứng. - Phương thuốc này là kết hợp giữa thang thuốc lý trung viên thêm quảng mộc hương, sa nhân. - Phương thuốc này chữa trị viêm vị tràng mạn tính, loét dạ dày, loét tá tràng đoạn hình tròn cầu và bệnh xơ cứng động mạnh vành thuộc loại hư hàn khí trệ. 3.8. Lý trung viên . Thành phần: Nhân sâm, bạch truật, gừng khô, chích cam thảo loại 30g. Cách dùng: Chế thành viên nhỏ, mỗi lần dùng lOg, mỗi ngày dùng ba lần; hoặc có thể lấy 1/3 lượng các vị thuốc trên sắc thuốc làm hai lần uống, mỗi ngày dùng 2 thang. Công hiệu: ô n trung tử hàn, bổ khí kiện tì. Chủ trị: Ti vị hư hàn bụng đau, tiêu chảy, thổ. Bệnh thường biểu hiện đi lị, mất nước nhưng không khát, thổ, bụng đau nhâm nhẩm, thích chườm nóng, thích xoa nhẹ vào chỗ đau. Cảm giác bụng no, nhưng trong bụng không có gì và trúng hàn rối loạn; dương hư mất máu, như nôn ra máu, đi đại tiện ra máu hoặc ngực đau, mệt mỏi, yếu, chân tay lạnh và nếu là trẻ nhỏ thì bị co giật, chảy nước bọt... Chú ý: + Bệnh này lấy các triệu chứng bụng đau, thích chườm 126

BỆNH DẠ DÀY ở NGƯỜI GIÀ, PHƯƠNG PHÁP...

nóng, thích xoa nhẹ vào chỗ đau, chân tay lạnh làm trọng tâm phân tích khảo chứng. + Phương thuốc này dùng lượng ít trong nhiều lần: Ngày uống 3 - 4 lần, đêm hai lần, cả ngày và đêm dùng sáulần. Dùng đến khi trong bụng cảm thấy nóng quá độ. Lượng dùng mỗi lần cũng có thể tăng. Tuy nhiên nếu dùng thuốc tễ hiệu quả của thuốc cũng không bằng thuốc sắc. Phương thuốc này tương tự như bài thuốc "nhân sâm thang" trong quyển "Thương hàn tạp bệnh luận". - Biểu hiện chủ yếu của bệnh là dịch tả, nôn oẹ, tiêu chảy, bệnh hư hàn. - Phương thuốc này dùng để chữa trị viêm vị tràng cấp mạn tính, loét dạ dày, loét tá tràng hình tròn cầu, dạ dày phình to, và trẻ em tiêu hóa không tốt, sơ cứng động mạnh vàn^ thuộc loại bệnh hư hàn. 3.9. Quy tì thang Thành phần: Bạch truật, đương quy, bạch phục linh, hoàng kỳ (sao), long nhãn, viễn chí, nhân táo chua (sao), nhân sâm mõi loại 3g, mộc hương l,5g, cam thảo (nướng) 0,9g. Cách dùng: Các vị thuốc trên cùng với gừng tươi, táo tàu sắc thuốc uống, mỗi ngày một thang chia làm hai lần để uống. Ngoài ra, còn có thuốc viên, mỗi ngày dùng 6 9g, uống với nước sôi ấm, mỗi ngày chia 2 - ba lần để uống; nếu chế thành dạng tễ, mỗi lần dùng 1 - 2 thìa ăn cơm, pha nước nguội uống, mỗi ngày dùng 2 - ba lần. 127

HÀ LINH

Công hiệu: ích khí bổ huyết, kiện tì, dưỡng tâm. Chủ trị: Tâm tì lưỡng hư, tâm lí hoảng loạn, sợ sệt, đánh trống ngực, chữa bệnh đãng trí, mau quên, mất ngủ, ra mồ hôi trộm, hư nhiệt, ăn ít, luôn mệt mỏi, sắc mặt khô vàng, sắc lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch nhỏ chậm; máu chảy qua tì không có quy luật, đi đại tiện ra máu, ban xuất huyết dưới da. Bài thuốc này cũng dùng để chữa trị cho phụ nữ băng huyết, kinh nguyệt có sớm (theo tháng), máu ra nhiều nhưng màu nhạt, hoặc khí hư, xơ cứng động mạch vành, nhịp tim thất thường, loét đường tiêu hóa, thiếu máu, bệnh tử điến (xuất huyết ở da và niêm mạc, da có vết tím, thường thấy ở trẻ em và phụ nữ) giảm tiểu cầu, đi tiểu tiện huyết sắc tố tính giai đoạn, cường tuyến giáp trạng, bệnh động kinh, suy nhược thần kinh, chứng tổng hợp ngoại thương hậu não, tử cung ra máu tính chức năng, chứng tổng hợp niêm kỳ, mắt mỏi, rụng tóc... thuộc chứng tâm tì lưỡng hư hoặc máu chảy qua tì không có hệ thống. Chú ý: - Bệnh này lấy các biểu hiện như tâm trí hoảng loạn, sợ sệt, đánh trống ngực, đãng trí, mất ngủ, đổ mồ hôi trộm, hư nhiệt, ăn ít, cơ thể mệt mỏi, sắc mặt vàng khô, rêu lưỡi màu trắng, làm trọng tâm để phàn tích khảo chứng. - Phương thuốc này dùng để chữa trị bệnh đau tim, loét đường tiêu hóa, thiếu máu. 128

BỆNH DẠ DÀY ở NGƯỜI GIÀ, PHƯƠNG PHÁP...

3.10. Phục phương hà xa tán Thành phần: Tử hà xa 250g, hoàng kỳ 50g, diên hồ tố, phục linh mỗi loại 30g, kê nội ki 20g, sa nhân 13g. Cách dùng: Chế thành viên nhỏ, mỗi lần uống 5g, mỗi ngày uống năm lần, hoặc lấy 1/3 các vị thuốc trên sắc làm hai lần, uống làm hai lần, mỗi ngày dùng 2 thang. Công hiệu: Thông khí giải hàn, giảm đau. Chủ trị: Hàn là phạm vị (khí lạnh xâm nhập vào dạ dày). Bệnh này có biểu hiện là: Khoang dạ dày đau dữ dội, nếu làm cho khoang dạ dày ấm lại thì sẽ giảm đau, sợ lạnh, thích ấm áp miệng không khát, thích uống và ăn những đồ nóng, nước tiểu trong, sắc lưỡi nhạt, bựa lưỡi màu trắng, mạch căng. Chú ý: - Bệnh này có biểu hiện là khoang dạ dày đau dữ dội, ghét lạnh thích ấm áp, miệng không khát, thích ăn uống những đồ nóng, rêu lưỡi màu trắng, mạch căng. - Phương thuốc này chữa trị loét dạ dày, loét tá tràng đoạn hình tròn cầu. 3.11. Loét dạ dày thang Thành phần: Hoàng kỳ 15g, mộc hương lOg, đảng sâm ô dược lOg, đơn sâm lOg. Cách dùng: sắc thuốc làm hai lần, uống làm hai lần, mỗi ngày dùng 2 thang, liên tục dùng 3 tuần là 1 quá trình 129

HÀ LINH

chữa trị. Công hiệu: ô n trung giải hàn, giảm đau. Chủ trị: Hàn tà phạm vị. Bệnh thường biểu hiện là bụng đau, đau nhâm nhẩm, bụng thường ợ khí chua, sắc lưỡi nhạt đỏ, mạch trầm. Chú ý: - Chứng bệnh này có biểu hiện là đau bụng trên, đau nhâm nhẩm, bụng trướng, ợ khí chua, rêu lưỡi trắng. - Phương thuốc này chữa trị loét dạ dày. 3.12. Bảo chỉ viên Thành phần: Thần khúc 20g, sơn tra 60g, phục linh, bán hạ 30g, trần bì lOg, liên kiều lOg, củ cải lOg. Cách dùng: Làm thành viên nhỏ, mỗi lần dùng lOg, mỗi ngày dùng ba lần; hoặc lấy 1/3 các vị thuốc trên sắc làm hai lần dùng làm hai lần, mỗi ngày dùng 2 thang. Công hiệu: Tiêu thực hòa vị, hóa tích hóa u. Chủ trị: Đồ ăn chứa đầy trong khoang dạ dày. Chứng bệnh thường biểu hiện là dạ dày trướng lên và đau, ợ khí, chua, buồn nôn, hoặc nôn xong bụng đau nhâm nhẩm, rêu lưỡi dày nhờn, mạch trơn, căng, sợ ăn. Chú ý: - Bệnh này thường có biểu hiện là dạ dày chứa đầy thức ăn, trướng, đau, ợ ra có mùi ôi chua, nôn oẹ, nôn xong 130

BỆNH DẠ DÀY ở NGƯỜI GIÀ, PHƯƠNG PHÁP..,

bụng nhâm nhẩm đau, rêu lưỡi nhờn, mạch trơn. - Phương thuốc này dùng để chữa trị bệnh loét dạ dày. 3.13. Ôn vị ẩm Thành phần: Nhân sâm 6 - 18g, bạch truật 15g, biển đậu lOg, trần bì 5g, gừng khô 6g, chích cam thảo 6g, đương quy 6g. Cách dùng: sắc thuốc làm hai lần, uống làm hai lần, mỗi ngày dùng 2 thang. Công hiệu: ô n vị bổ tì. Chủ trị: Bị cảm lạnh, nôn oẹ. Bệnh thường biểu hiện là nôn oẹ, có mùi chua, đi tiêu chảy, không muốn ăn, phụ nữ thì tạng hàn, buồn nôn, khí bất an. Chú ý: - Chứng bệnh này lấy các triệu chứng như nôn oẹ có mùi chua, không muốn ăn, mạch trậm yếu làm trọng tâm để phân tích khảo chứng. - Phương thuốc này tạo thành từ bài thuốc lý trung viên và biển đậu, trần bì, đương quy. - Phương thuốc này dùng để chữa trị viêm dạ dày mạn tính, viêm ruột mạn tính, loét dạ dày, loét tá tràng hình cầu tròn, không được dùng khi mang thai. 3.14. Phù dương trợ vị thang Thành phần: Gừng khô 5g, luyện sâm 4g, thảo đậu khấu 4g, chích cam thảo 4g, quan quế 4g, bạch thược 4g, 131

ỉ,' HÀ LINH

trần bì 6g, bạch truật 6g, ngô thù du 6g, ích trí nhân 6g, hắc phụ tử 6g, gừng tươi 5g, táo 2 quả (táo to). Các/ĩ dùng: sắc thuốc làm hai lần, uống làm hai lần, mỗi ngày dùng 2 thang. Công hiệu: ô n trung, giải hàn. Chủ trị: Khí lạnh tích ở dạ dày và ruột làm cho khoang dạ dày đau. Bệnh thường biểu hiện là khoang dạ dày đau, nếu được chườm nóng thì sẽ cảm thấy dễ chịu. Chú ý: - Chứng bệnh này lấy các biểu hiện khoang dạ dày đau, chườm nóng thì cảm thấy dễ chịu làm trọng tâm để phân tích khảo chứng. - Phương thuốc này có thể dùng để điều trị viêm dạ dày mạn tính, loét dạ dày, loét tá tràng hình cầu tròn, viêm kết tràng mạn tính. 3.15. Ôn trung bổ ti thang Thành phẩn: Nhân sâm 4g, hoàng kỳ 4g, bạch truật 4g, gừng khô 4g, trần bì 4g, pháp hạ 4g, phụ tử 4g, phục linh 4g, sa nhân 4g, nhục quế 4g, bạch thược dược 4g, chính cam thảo 4g, gừng lùi (nướng) 8g. Cách dùng: sắc thuốc làm hai lần, uống làm hai lần, mỗi ngày dùng 2 thang. Công hiệu: ô n trung bổ tì, cố bản hồi dương. C h ủ t r ị : M ã n tì p h o n g ; b ệ n h th ư ờ n g c ó b iể u h iệ n là th ổ

132

I

BỆNH DẠ DÀY ở NGƯỜI GIÀ, PHƯƠNG PHÁP...

tả lâu ngày nhắm mắt lắc đầu, mặt môi xanh tái, trán toát mổ hôi, choáng váng, chân tay lạnh toát, run rẩy, lưỡi ngắn tiếng ngọng, nhiều lần thổ ra nước. Chú ỷ: - Chứng bệnh này lấy việc điều trị các chứng thổ tả lâu ngày, mặt môi xanh tái, trán toát mồ hôi, choáng váng, chân tay lạnh toát run rẩy, lưỡi ngắn tiếng ngọng, nhiều lần thổ ra nước... để phân tích khảo chứng hiệu quả trị liệu. - Phương thuốc này dùng để chữa trị viêm kết tràng mạn tính, viêm dạ dày mạn tính, loét dạ dày, loét tá tràng hình cầu tròn, trẻ em tiêu hóa không tốt. 3.16. Trầm hương ôn vị viên Thành phẩn: Phụ tử, ba kích, gừng pháo, hồi hương, mỗi loại 30g, trầm hương, chích cam thảo, đương quy, ngô thù du, nhân sâm, bạch truật, bạch thược dược, bạch phục linh, lương khương, mộc hương, mỗi loại 15g, đinh hương 9g, quan quế 21g. Cách dùng: Chế thành viên nhỏ, mỗi lần dùng lOg, một ngày dùng ba lần, dùng với không phúc nhiệt mễ thang, nhưng có thể lấy 1/7 lượng các vị thuốc trên sắc thuốc làm hai lần, iiống làm hai lần, mỗi ngày dùng 2 thang. Công hiệu: Giải hàn, kiện tì điều trung. Chủ trị: Nóng bên trong, khi yếu, tì vị bị lạnh mà sinh ra bụng đau, tiêu chảy, nôn oẹ. Bệnh thường biểu hiện là: Tâm bụng bị đau, đại tiện hoạt tiết, bụng sôi, thổ tả, chân 133

HÀ LINH

tay lạnh toát, kiết lị vô độ, đổ mồ hôi trộm. Chú ý: - Chứng bệnh này lấy việc chủ trị các triệu chứng bụng đau thổ tả, chân tay lạnh ra mồ hôi trộm, mạch trầm yếu làm trọng tâm để phân tích khảo chứng. - Phương thuốc này dùng để chữa trị viêm dạ dày mạn tính, viêm kết tràng mạn tính loét dạ dày, loét tá tràng hình cầu tròn. 3.17. Trầm hương qu ế phụ viên Thành phần: Trầm hương, phụ tử, xuyên ô, gừng khô, hổi hương, nhục quế, ngô thù du, mỗi loại 30g. Cách dùng: Chế thành viên nhỏ, mỗi lần uống lOg, mỗi ngày dùng ba lần dùng với không phúc nhiệt mễ thang hoặc rượu ấm; hoặc lấy 1/10 lượng các vị thuốc trên sắc làm hai lần, uống làm hai lần. Mỗi ngày dùng 2 thang. Công hiệu: ô n dương giải hàn, ấm tì điều trung. Chủ trị: Ti vị hư hàn, tích lạnh, bụng đau. Bệnh này thường biểu hiện là bụng đau, sườn sưng, bụng sôi, kiết lị lâu ngày, chân tay lạnh. Bệnh sa dạ dày dẫn đến bụng đau, lưng còng không duỗi thẳng được. Chú ý: + Chứng bệnh này lấy việc chủ trị các triệu chứng khoang bụng đau, sườn trương, chân tay lạnh, mạch trầm làm trọng điểm để phân tích khảo chứng. 134

BỆNH DẠ DÀY ở NGƯỜI GIÀ, PHƯƠNG PHÁP...

+ Phương thuốc gồm 8 vị thuốc, tính ôn, không nên lạm dụng, không dùng quá liều. + Phương thuốc này điều trị loét dạ dày, tá tràng hình tròn cầu, viêm dạ dày mạn tính, viêm kết tràng mạn tính. ■3.18. Loét thang Thành phần: Sinh địa hoàng 30g, đẳng dâm 30g, xuyên luyện tử 30g, tiên hạc thảo 30, đan sâm 15g, uất kim 15g, ngũ linh chi 15g, trần bì 15g, thần khúc 15g, xuyên tiêu ỈOg, cam thảo lOg. Cách dùng: Cho khoảng lOOOml nước vào các vị thuốc trên, sắc lửa to 30 phút, sau đó lại cho thêm lOOOml, sắc tiếp 50 phút, hai lần sắc hợp thành một, chia làm ba lần để uống, uống sau bữa ăn 30 phút hoặc 1 tiếng, uống nóng. Mỗi ngày dùng một thang. Công hiệu: Kiện tì ích khí, thông khí hoạt huyết, sinh cơ giảm đau. Chủ trị: Loét đường tiêu hóa. 3.19. Gừng cao lương thang Thành phấn: Gừng cao lương 12g, hậu phác 6g, đương quy 6g, quế tâm 5g, gừng tươi lOg. Cách dùng: sắc thuốc làm hai lần, uống làm hai lần, mỗi ngày dùng 2 thang. Công hiệu: ô n trung giải hoàn, giảm đau. C h ủ t rị : Đ a u tim , b ụ n g đ au . B ệ n h th ư ờ n g b iể u h iệ n là

135

HÀ LINH

bụng đau, hai sườn sưng, tâm trạng buồn rầu, khó chịu. Chú ý: - Bệnh này lấy các biểu hiện bụng đau, 2 bên sườn sưng, buồn rầu khó chịu, mạch căng làm trung tâm để phân tích khảo chứng. - Phương thuốc này dùng để chữa trị loét dạ dày, loét tá tràng hình cầu tròn, viêm dạ dày mạn tính, xơ cứng động mạch vành. 3.20. Bồ thảo mộc hương thang Thành phần: Bổ công anh 20g, chích cam thảo 20g, thanh mộc hương 12g, bạch truật 15g, pháp hạ 6g, xuyên tiêu 6g, phục linh lOg, đảng sâm 15g, ngô thù du 5g, trần bì 5g, táo 5g. Cách dùng: sắc thuốc uống, mỗi ngày dùng một thang, sắc làm hai lần, chia buổi sáng và buổi chiều, khi bụng còn đói, dùng 30 ngày làm một quá trình chữa trị. Gia giảm: Đại tiện bổ máu dương tính hoặc đại tiện có phân đen thì bỏ xuyên tiêu, ngô thù du, cho thêm vào táo tâm thổ, hắc phụ tử, a giao. Bụng trướng thì cho thêm củ cải, thiếu máu thì cho thêm kê huyết đằng. Chứng trạng lâm sàng dần dần mất đi thì có thể chữa trị loét bằng uống sunphatnatri hoặc sau khi bệnh đỡ thì dùng thêm hoàng kỳ kiến trung thang. Công hiệu: ô n trung kiện tì, lý khí giảm đau. Chủ trị: Viêm loét tá tràng hình cầu tròn. 136

BỆNH DA DÀY ỏ NGƯỜI GIÀ, PHƯƠNG PHÁP..

Chú ý: - Chứng bệnh này lấy các biểu hiện như dạ dày bị đau, tiêu hóa không tốt, trong dạ dày có nhiều acid, thích chườm nóng, thích xoa nhẹ vào chỗ đau. Trước khi ăn, nửa đêm, bệnh thường nặng; người bệnh có sắc mặt vàng, tinh thần một mỏi, rêu lưỡi trắng ướt, mạch trầm. - Phương thuốc này dùng để chữa trị viêm loét tá tràng hình cầu tròn. 3.21. Vị kiến trung thang T hàn lì phần: Đương quy 5g, bạch thược 5g, 5g, chích cam thảo 5g, nhân sâm 5g, mạch đông yvỊỊing 5g. nhục quế 5g, phụ tử 5g, nhục thung hạ lOg, hoàng kỳ lOg, phục linh lOg, thụr địa tươi lOg, táo tàu 5 quả.

bạch truật 5g, xuyên dung, bán lOg, gừng

Cách dùn^: sắc thuốc làm hai lần, uống làm hai lần, mỗi ngày dùng 2 thang. Công hiện: ích khí bổ máu, ôn thận kiến tì. Chủ trị: Kinh lạc bất túc, tì thận hư lâu, tính lao hư tổn. Bệnh thường biểu hiện thân thể gầy yếu, hơi thở ngắn, thích nằm, nóng lạnh, đầu đau, ho lạnh, sắc mắt trắng bạch, bụng dưới nóng, đau, đêm ngủ ra nhiều mồ hôi, đêm ngủ luôn mơ ác mộng, đi tiểu tiện nhiều lần, kiết lị. Chú ý: + C h ứ n g b ệ n h n à y lấ y c á c b iể u h iệ n nh ư c ơ th ể g ầ y

137

HÀ LINH

yếu, thở dốc, chân tay lạnh toát, kiết lị, mạch trầm làm trung tám để giải thích khảo chứng. + Phương thuốc này dùng để chữa trị loét dạ dày, loét tá tràng hình cầu tròn, viêm kết tràng mạn tính, xơ gan. 3. Ĩ2. Lương khương tán Thành phơn: Gừng cao lương lOg, quế tâm, đương quy, mỗi loại lOg, hậu phác 4g. Cách dùng: sắc thuốc làm hai lần, uống làm hai lần, mỗi ngày dùng 2 thang. Công hiệu: ô n trung, giải hàn, giảm đau. Chủ trị: Bụng đau, có nhiệt sẽ khỏi. Chú ý: - Bệnh này lấy các triệu chứng như đau bụng, có nhiệt, bị lạnh thì ngược lại làm trọng tâm để phân tích khảo chứng. - Phương thuốc này dùng để chữa trị loét dạ dày, loét tá tràng hình cầu tròn, viêm dạ dày mạn tính, viêm kết tràng mạn tính. 4. Phương pháp trị bệnh sa dạ dày

4.1. Thăng

vị

thang

Thành phán: Sài hồ 9g, trần bì 9g, hoàng kỳ 24g, đảng sâm 15g, bạch truật 12g, phục linh 12g, chỉ thực 12g, sao cát căn 12g, hoài dược 30g, bạch thược 12g, chích cam thảo 6g. Cách dùng: sắc làm hai lần, uống làm hai lần, mỗi 138

BỆNH DẠ DÀY ở NGƯỜI GIÀ, PHƯƠNG PHÁP...

ngày dùng 2 thang. Công hiệu: Bổ khí kiện tì, hòa vị hành khí. Chủ trị: Sa dạ dày, bệnh này biểu hiện là khoang dạ dày trướng đau, thân thể mỏi mệt, đầu choáng mắt hoa, hơi ngắn, lười nói, không muốn ăn, ăn xong bụng trướng, buồn nôn, bí tiện hoặc tiêu chảy, tiểu tiện khó khăn, sắc lưỡi nhạt, béo, mềm, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch căng. Chú ý: - Chứng bệnh này lấy các biểu hiện khoang dạ dày trướng, đau, thân thể mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn, lưỡi béo, rêu lưỡi trắng, mạch căng làm trọng tâm để phân tích khảo chứng. - Phương thuốc này chữa trị sa dạ dày. 4.2. Phù gan ích vị thang Thành phần: Sài hổ 15g, hương phụ 15g, hoàng kỳ tươi 20g, nhục quế 6g (pha uống), sơn du nhục 12g, nhục thung dung 20g, đảng sâm lOg, thăng ma 9g, sao cát căn 9g, cam thảo 9g. Cách dùng: sắc thuốc làm hai lần, uống làm hai lần, mỗi ngày dùng 2 thang. Công hiệu: Bổ khí thăng dương. Chủ trị: Sa dạ dày; bệnh thường biểu hiện là chóng mặt hoa mắt, nói gọng yếu, hơi ngắn, tự đổ mồ hôi, bụng trướng nặng, đi đại tiện nhiều lần, lưỡi đỏ nhạt, rêu lưỡi 139

HÀ LINH

trắng, mạch hư yếu. Chú ỷ: - Bệnh này lấy các biểu hiện như chóng mặt nói giọng yếu, hơi ngắn, tự đổ mồ hôi, bụng trướng nặng, đi đại tiện nhiều lần lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng, mạch hư yếu làm trọng tâm để phân biệt khảo chứng. - Phương thuốc này dùng để chữa trị bệnh sa dạ dày. 4.3. B ổ trung ích khí thang gia Thành phần: Chích hoàng kỳ 20g, chích cam thảo 8g, đảng sâm 9g, đương quy lOg, trần bì 8g, chích thăng ma 6g, sài hồ 5g, bạch truật 9g, gừng tươi lOg, táo 5 quả, thương truật 30g. Cách dùng: sắc thuốc uống, mỗi lần sắc lấy 350ml, mỗi ngày dùng một thang. Công hiệu: Bổ trung ích khí, thăng dương cử hãm. Chủ trị: Sa dạ dày, lòi dom. Bệnh này thường biểu hiện sắc mặt khô vàng, cơ thể yếu, khoang bụng trướng, sau khi ăn bụng càng trướng hơn, nằm ngửa sẽ dễ chịu hơn, ợ khí nhiều lần, thậm chí nôn ra có mùi chua, ôi, đại tiện táo bón. Khi đứng, khoang dạ dày sẽ trũng xuống, nhưng bụng dưới lại lồi ra, giống như mang thai, sắc lưỡi trắng mỏng, mạch yếu. 4.4. B ổ trung ích khí thang Thành phần: Hoàng kỳ 15g, đảng sâm 6g, bạch truật 6g, trần bì 5g, chích cam thảo 6g, đương quy 3g, thâm ma 140

BỆNH DẠ DÀY ở NGƯỜI GIÀ, PHƯƠNG PHÁP...

4g, sài hổ 4g. Cách dùng: sắc thuốc làm hai lần, uống làm hai lần. Mỗi ngày dùng 2 thang. Công hiệu: Bổ trung, ích khí. Chủ trị: Tì vị khí hư; bệnh thường biểu hiện là sốt, đổ mồ hôi trộm, khát, thích uống những đồ nóng, ít hơi, lười nói, thân thể mệt mỏi, chân tay mềm nhũn, sắc mặt trắng bệch, đại tiện ít, lỏng, mạch hồng mà hư, sắc lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng mỏng. Chú ý: - Bệnh này lấy các biểu hiện thân thể, chân tay mệt mỏi, ăn uống ít, ít hơi, lười nói, khát thích uống những đồ nóng làm trọng tâm để phân tích khảo chứng. - Phương thuốc này dùng để chữa trị lòi dom. - Phương thuốc này chữa trị sa thận, sa dạ dày, sa màng dạ dày, bệnh nặng thì cơ sẽ yếu, đi tiểu ra dịch nhũ (hỗn hợp dịch ruột, dịch gan đã mất tính acid, là một chất dinh dưỡng của cơ thể. Phương thuốc này còn được dùng để trị chứng sốt tính chức năng, hoặc sốt do không rõ nguyên nhân sa tử cung của phụ khoa, tử cung ra máu tính công năng, người mang thai và sản hậu bị bí đái, thành bàng quang âm đạo bành ra, sa mí mắt của nhãn khoa, mắt hiếng sinh tê liệt... 4.5. Thăn dương kiện ti thang Thành phần: Chế phụ tử lOg, bạch truật lOg, tiêu ngải 141

HÀ LINH

diệp 12g. Cách dùng: sắc thuốc uống, sắc làm hai lần, uống làm hai lần, mỗi ngày dùng 2 thang. Công hiệu: ô n dương noãn tì, bổ hư thăng dương. Chủ trị: Khoang bụng đau (sa dạ dày); bệnh thường biểu hiện là khoang dạ dày đau, bụng trướng, tiêu hóa không tốt, gầy, mệt mỏỊ, yếu, sắc lưỡi đỏ nhạt, mạch căng nhỏ yếu. Chú ý: + Bệnh này lấy các biểu hiện khoang dạ dày đau, bụng trướng, tiêu hóa không tốt, sắc lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng, mạch huyền căng nhỏ làm trọng tâm phân tích khảo chứng. + Phương thuốc này có thể phối hợp thành phương thuốc bảo nguyên thang (nhục quế mạch 5g, hoàng kỳ 20g, nhân sâm lOg, chích cam thảo lOg, gừng tươi 5 miếng. + Phương thuốc này cho rằng tác dụng dược lý của phụ tử là ngoài trấn đau, cường tim, tâng áp, còn có tác dụng làm hưng phấn hệ thống thần kinh, hưng phấn cơ quan nội tạng, tăng cường hoạt động của vị tràng, vì thế, đối với vị trí của dạ dày hạ xuống, sức trương và chức năng hoạt động của sa dạ dày giảm yếu, nên sẽ có hiệu quả tốt trong việc chữa trị bệnh sa dạ dày. 4.6. Đại sài hồ thang Thành phần: Sài hồ 10, chỉ xác lOg, hoàng cầm lOg, bán hạ lOg, thương truật lOg, hậu phác lOg, trần bì lOg, 142

BỆNH DẠ DÀY ở NGƯỜI GIÀ, PHƯƠNG PHÁP...

bạch thược 15g, đại hoàng 6g, lư căn 30g, cam thảo 5g. Cách dùng: sắc thuốc uống, mỗi ngày dùng một thang chia uống làm hai lần (uống nóng), 15 ngày là 1 kỳ chữa trị, mỗi kỳ chữa trị cách nhau 3 ngày; thông thường chữa trị 3 kỳ. Công hiệu: Sơ gan lý khí, hóa thấp hòa vị. Chủ trị: Sa dạ dày; bệnh này thường biểu hiện là khoang dạ dày bị trướng, đau nhiệt, liên quan đến sườn bên phải, ợ khí ra được thì cảm thấy dễ chịu. Người bệnh nếu bị kích thích tinh thần, tình cảm thì sẽ nặng thêm, không muốn ăn uống, ăn xong thì bụng dưới trướng lên, nhìn rất rõ, miệng khô đắng, thường bị táo bón, mặt gầy; sắc lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mỏng, nhờn, mạch căng nhỏ. Chú ỷ: - Bệnh này lấy dạ dày biểu hiện trướng đau, không muốn ăn uống, miệng khô đắng, táo bón, mặt gầy, lưỡi đỏ, rêu lưỡi nhờn, mạch căng nhỏ làm trọng tâm để phân tích khảo chứng. - Phương thuốc này dùng để chữa trị sa dạ dày 4.7. Sám kỳ bổ khí thang Thành phần: Đảng sâm 15g, hoàng kỳ 15g, vân linh 25g, sơn dược 15g, đương quy 15g, sơn tra 15g, sài hồ 12g, ức kim 12g, bạch truật 12g, chỉ xác 12g, kê nội kim 12g, thăng ma 9g, trần bì 9g, cam thảo 9g, táo tàu 10 quả. Cách dùng: sắc thuốc làm hai lần, uống làm hai lần. 143

HÀ LINH

mỗi ngày dùng 2 thang. Công hiệu: Bổ trung ích khí, thăng cấp. Chủ trị: Sa dạ dày. 4.8. Hoàng kỳ bổ khí thang Thành phần: Hoàng kỳ 30g, đảng sâm lOg, bán hạ lOg, chích cam thảo lOg, độc hoạt lOg, phòng phong lOg, bạch thược lOg, trần bì 6g, bạch truật lOg, phục linh lOg, trạch tả lOg, sài hồ lOg, hoàng liên 2g, táo tàu 3 quả, gừng tươi 5 miếng. Cách dùng: sắc thuốc làm hai lần, uống làm hai lần, mỗi ngày dùng 2 thang. Công hiệu: Bổ trung ích khí, thăng cấp. Chủ trị: Sa dạ dày. 4.9. Điêu gan ích vị thang Thành phần: Sài hồ lOg, bạch thược 15g, thanh bì 12g, trần bì 12g, hoàng kỳ 30g, đảng sâm 15g, bạch truật 12g, phục linh 15g, sơn dược 15g, chỉ thực lOg, sơn du nhục 12g„ ninh cát căn 12g, chích cam thảo 6g, gừng tươi 9g. Cách dùng: sắc thuốc uống, mỗi ngày dùng một thang, chia ra dùng sáng và tối, sau bữa ăn khoảng 30 phút đến 1 tiếng. Gia giám: Nếu gan khí ứ trệ và ứ mạch thì cho thêm hương phụ 12g, khí trệ thì cho thêm khương cách 9g, giảm đảng sâm lOg. Nếu tì thận dương hư thì cho thêm nhục quế 144

J

BỆNH DẠ DÀY ở NGƯỜI GIÀ, PHƯƠNG PHÁP...

6g, pháo phụ tử 12g; nếu thấp nhiệt bên trong bị cản trở thì cho thêm hoắc hương 9g; nếu đau bụng sợ lạnh kèm theo đi đại tiện ít thì cho thêm, nhục đậu khấu 12g. Nếu tì vị hư hàn thì cho thêm sa nhân 6g, nếu lạnh nóng không phân minh và bị đau thì cho thêm nguyên hồ lOg; nếu loét dạ dày thì cho thêm ô tặc cốt 15g, bạch cấp 12g, nếu buồn nôn thì cho thêm gừng, bán hạ lOg. Nếu người bệnh buồn nôn mà sợ lạnh, nôn ra nước trong, nước chua thì cho thêm ngô thù du 6g, nếu thắt lưng đau thì cho thêm đỗ trọng lOg, độc hoạt 12g. Công hiệu: Thăng dương ích khí, ôn bổ thận dương, dưỡng huyết sơ can, kiện tì tán hàn. Chủ trị: Sa dạ dày; bệnh này thường biểu hiện là bụng đau, trướng, ợ khí chua, thân thể mệt mỏi, không muốn ãn, tâm tính buồn phiền, ngực tức, đi đại tiện lúc khô lúc ít, thắt lưng đau, sợ lạnh, sắc lưỡi đỏ, rêu lưỡi trắng, mỏng, nhờn, mạch căng nhỏ. 4.10. B ổ khí dưỡng vị thang Thành phần: Hoàng kỳ 20g, chích hoàng tinh 15g, chế thủ ô 15g, đương quy 9g, đảng sâm 15g, tiêu bạch truật 9g, cam thảo 9g, chích thăng ma 6g. Cách dùng: sắc thuốc uống, mỗi ngày dùng một thang, chia ra uống làm ba lần (uống nóng). Công hiệu: Bổ khí dưỡng vị, kiện tì âm dương. Chủ trị: Sa dạ dày. 145

HÀ LINH

4.11. Phục nguyên thăng đề thang Thành phần: Hoàng kỳ tươi 15g, hầm cát căn 30g, đảng sâm 15g, phúc bồn tử 15g, kim anh tử 15g, sơn dược 15g, phục linh 15g, liên tử lOg, thăng ma 6g, kê nội kim 12g, khiếm thực (hạt nóng) 24g. Cách dùng: sắc thuốc uống, mỗi ngày dùng một thang. Giơ giảm: Nếu âm hư thì thêm sơn du nhục 15g, tri mẫu 12g; nếu máu ứ thì thêm bổ hoàng lOg, ngũ linh chi 12g; nếu huyết hư thì thêm đương quy, quế viên nhục, mỗi loại 15g; nếu dương hư thì thêm phụ tử 9g, nhục quế 6g; nếu khí trệ thì thêm huyền hổ 12g, xuyên luyện tử 15g. Công hiệu: ích thận kiện tì, ích khí thăng dương. Chủ trị: Sa dạ dày, sa tử cung, sa hậu môn. đi tả lâu ngày. 4.12. Kỳ thuật thăng vị thang Thành phần: Thái tử sâm 10 - 30g hoàng kỳ lOg - 30g, sa nhân lOg, bạch truật lOg, trần bì 10 -15g, thăng ma 6g, sài hồ lOg, chỉ xác 15g, đại hoàng 9g (cho vào sau), chế mã tiền tử 3g, cam thảo 5g. Cách dùng: sắc thuốc uống, mỗi ngày dùng một thang. Gia giảm: Tiêu hóa không tốt, miệng nhạt không có vị thì cho thêm hoắc hương, tiêu sa nhân; miệng đắng, chuà thì cho thêm hoàng liên, ngô thù du; đi phân lỏng cho thêm vân linh, dĩ nhân tươi, táo bón thì cho thêm thạch thược, úc lý nhân. 146

BỆNH DẠ DÀY ở NGƯỜI GIÀ, PHƯƠNG PHÁP,..

Công hiệu: Thăng thanh dương, thông vị trọc. Chủ trị: Sa dạ dày; bệnh thường thấy là khoang dạ dày đau, trướng kèm theo tiêu hóa kém, hay nấc, gầy, cơ thế uể oải, miệng nhạt vô vị hoặc miệng đắng chua, đi đại tiện phân lỏng hoặc táo bón, lưỡi nhạt béo bên cạnh có vết răng, rêu lưỡi trắng mỏng hoặc vàng mỏng, mạch hư mềm hoặc nhỏ căng. 5. Phương pháp trị bệnh sa màng dạ dày

5.1. Loét dạ dày thang Thành phần: Ngô thù du 5g, đảng sâm 15g, hoàng kỳ 15g, mộc hương lOg, ô dược lOg, đơn sâm 15g. Cách dùng: sắc thuốc làm hai lần, uống làm hai lần, mỗi ngày dùng 2 thang liên tục dùng trong 3 tuần làm 1 quá trình chữa trị. Công hiệu: ô n trung ích khí, giải hàn giảm đau. Chủ trị: Khoang dạ dày đau do bệnh loét sa màng dính dạ dày gây nên. Bệnh thường biểu hiện là khoang dạ dày đau, thổ ra nước trong, bụng cảm thấy lạnh, thích uống những đồ nóng, ợ khí nhiều lần, thích xoa bóp, thích chườm nóng, đi phân lỏng, sắc lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch căng yếu. Chú ý: Phương thuốc này lấy việc chủ trị các triệu chứng dạ dày đau, thích xoa nhẹ, thích chườm nóng thổ ra nước trong, mạch căng làm trọng tâm để phân tích khảo chứng. 147

HÀ LINH

5.2. Cố màng thang Thành phần: Đảng sâm 15g, bạch truật 15g, gừng bán hạ 12g, hậu phác lOg, chỉ xác lOg, trầm hương 6g, đơn sâm 15g, cam thảo 5g, gừng tươi 3 miếng, táo tàu 5g. Cách dùng: sắc thuốc làm hai lần, mỗi ngày dùng một thang mỗi thang sắc làm hai lần, sắc lấy 300ml nước thuốc, chia ra uống làm 3 - 6 lần, uống khi bụng đói. Gia giảm: Tì dương hư thì cho thêm gừng khô, quế chi; vị âm hư thì cho thêm mạch đông, bạch thược; tì vị thấp nặng thì cho thêm hoàng liên, thương truật, hoắc hương. Nếu người bệnh bị thổ thì cho thêm sa nhân, bạch khấu nhân, hoắc hương; can ứ thì cho thêm hương phụ, phật phủ, bí tiện thì cho thêm thảo nhân, đại hoàng. Công hiệu: Kiện tì ôn trung, hòa vị cần thổ, thông giảm phủ khí, hoạt khí thông lạc. Chủ trị: Sa màng dính dạ dày do các khối u cứng đầy khoang dạ dày, có lúc buồn nôn, nôn oẹ, đặc biệt là sau khi dùng bữa xong, có lúc thức ăn lại không tiêu hóa, sắc mặt khô vàng, thân thể yếu gầy, tay chân lạnh, khoang bụng đau, sắc lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng nhờn, mạch căng yếu. Chú ý: - Bệnh này lấy các biểu hiện khoang dạ dày chứa đầy khối cứng, ăn vào thì buồn nôn, có lúc tiêu hóa không tốt, sắc mặt vàng, cơ thể gầy, tay chân lạnh, dạ dày đau, lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng, mạch căng làm trọng tâm phân tích 148

BỆNH DẠ DÀY ở NGƯỜI GIÀ, PHƯƠNG PHÁP...

khảo chứng. - Phương thuốc này dùng để chữa trị bệnh sa màng dính dạ dày. 5.3. Thăng hãm giáng nghịch thang Thành phần: Hoàng kỳ 18g, đảng sâm 18g, chỉ thực lOg, bạch truật lOg, ô mai lOg, sài hồ lOg, phật thủ 12g, thăng ma 8g, chích cam thảo. Cách dùng: sắc các vị thuốc trên, mỗi ngày chia làm ba lần để uống, mỗi ngày dùng một thang, mỗi tháng là 1 quá trình chữa bệnh. Gia giảm: Hay nôn mửa thì cho thêm bán hạ, hoắc hương; bụng đau thì cho thêm mộc hương, nguyên hổ; nếu kèm theo tiêu hóa không tốt thì cho thêm cốc nha, mạch nha; tắc nghẽn môn vị thì dùng thêm hoàng kỳ, chỉ thực, ô mai; nếu ra máu thì cho thêm hồ diệp thánh, tiên hạc thảo. Công hiệu: ích khí, thăng hãn, kiện tì, hòa vị, tăng giảm và điều hòa. Chủ trị: Sa màng đính dạ dày. Chứng bệnh này thường biểu hiện là dạ dày đau, ợ khí, buồn nôn, đầy khối cứng trong khoang dạ dày yếu, đại tiện phân lỏng. 5.4. Hương san bảo hòa viên gia giảm Thành phần: Pháp bán hạ 30g, phục linh 30g, trần bì 30g, sao chỉ thực 15g, chích cam thảo 15g, kê nội kim 30g, 149

HÀ LINH

thảo khấu nhân 15g, hương tượng bì 15g, chế hương phụ 15g, sơn tra 15g, sao mạch nha 30g. Cách dùng: Nghiền thành bột các vị thuốc trên, mỗi lần dùng 2,lg sau bữa căn, dùng với nước sôi để nguội. Công hiệu: Hóa thấp tiêu ứ đọng, điều hòa tràng vị. Chủ trị: Bệnh sa màng dính dạ dày; bệnh thường biểu hiện là khoang dạ dày đau, tiêu hóa không tốt, không ợ khí nhưng lại thổ chua, táo bón, 2 - 3 ngày đi ngoài một lần. Lòng bàn tay thường đổ mồ hôi, mất ngủ, mạch căng yếu, sắc lưỡi nhạt, rêu lưỡi nhờn. 5.5. Thanh can hòa vị giáng nghịch phương Thành phẩn: Gừng hoàng liên 9g, ngô thù du 2,4g, sao bạch thược 12g, chích cam thảo 3g, hương tượng bì 9g, trần bì 6g, tiêu bạch truật 9g, phục linh 12g, ngải khải tử 30g (cho vào sắc trước), thạch quyết minh 18g (sắc trước), ô bạch phiến 18g (chia ra uống làm ba lần). Cách dùng: sắc thuốc uống, mỗi ngày dùng một thang. Công hiệu: Thanh can mềm can, hòa vị giáng nghịch. Chủ trị: Bệnh sa màng dính dạ dày. Bệnh thường biểu hiện là khoang bụng nhám nhẩm đau, sau bữa ăn đau dữ hơn, ợ chua, miệng đắng, bụng trướng, táo bón, mạch căng nhỏ, rêu lưỡi vàng nhờn. Chú ý: Phương thuốc này có trường thược dược, cam thảo thang dùng với tả kim viên gia vị. Thược dược, cam 150

BỆNH DẠ DÀY ở NGƯỜI GIÀ, PHƯƠNG PHÁP...

thảo để hòa trung noãn cấp; hoàng liên, ngỏ thù du để thanh nhiệt giáng nghịch cầm thổ. Dùng cả 2 phương thuốc để thanh can, mềm can, hòa vị giáng nghịch (hạ ngược). Căn cứ vào quan sát lâm sàng, biểu hiện chủ yếu của bệnh sa màng dính dạ dày là khí hư, trong khí không đủ, nên lấy bổ trung ích khí để điều trị. Bệnh can uất hóa hỏa, trước tiên phải thanh can, mềm can, sơ can, sau đó dùng hương san lục quân tử thang điều hòa để bổ khí. 5.6. Thăng đê hoạt huyết thang Thành phần: Hoàng kỳ 30g, đơn sâm 30g, đảng sâm lOg, thăng ma lOg, sài hồ lOg, bồ công anh lOg, chỉ thực lOg, nhục quế lOg, bồ hoàng lOg, tam lăng lOg, nga truật lOg, đơn bì lOg, tỉ tấn 5g, hoa hồng 12g, xuyên khung 15g, cam thảo 6g. Cách dùng: sắc thuốc làm hai lần, mỗi ngày dùng một thang. Công hiệu: ô n trung, hóa tích tụ, bổ khí. Chủ trị: Bệnh sa màng dính dạ dày. 6. Phương pháp trị bệnh ung thư dạ dày

6.1. Ung thư dạ dày Thành phần: Bạch hoa xà thiệt thảo 30g, bán chi liên 30g, ô cốt đằng 15g, thạch kiến xuyên 12g, đằng lê căn lOg, bạch tảo hưu lOg, chỉ thực lOg, pháp bán hạ lOg, ý dĩ nhân 30g. 151

HÀ LINH

Cách dùng: sắc thuốc uống, mỗi ngày dùng một thang, sắc uống 2 - ba lần. Công hiện: Giải độc hóa đơn. Làm tan các khối tích tụ. Chủ trị: Ung thư dạ dày; bệnh thường thấy là khoang dạ dày đau cố định, hoặc sưng lên, sờ vào thấy cứng, nôn ra đờm, linh thân mệt mỏi, táo bón, hoặc rêu lưỡi trắng, mạch căng. Chú ý: - Chứng bệnh này lấy các biểu hiện đau dạ dày một chỗ, hoặc sưng cứng, nôn ra dòm, tinh thần mệt mỏi, phân khô hoặc đen, lưỡi tối, rêu lưỡi trắng, mạch căng làm trung tâm để phân tích khảo chứng. - Phương thuốc này dùng để chữa trị ung thư dạ dày. 6.2. Tam lăng nga truật hoạt huyết thang Thành phần: Tam lăng 9g, nga truật 9g, đại giả thạch 15g, hoàn phúc hoa 9g, hải tảo 15g, xích thược dược 9g, côn bố 15g, biết giáp 15g, hạ kết thảo 60g, bạch mao căn 30g, bạch hoa xà thiệt thảo 60g. Cách dùng: sắc thuốc uống; đổ 2500ml nước vào sắc các thuốc trên lấy lOOOml nước thuốc sắc, bỏ bã đi, cho thêm mật ong 60g, điều hòa, chia ra làm 2 - 3 ngày uống, uống làm 10 lần. Công hiệu: Hoạt huyết hóa ứ đọng, thanh nhiệt giải độc, tản kết 152

BỆNH DẠ DÀY ở NGƯỜI GIÀ, PHƯƠNG PHÁP...

Chủ trị: ưng thư dạ dày; bệnh này thường biểu hiện khoang dạ dày trướng đau, dau 2 bên sườn, sắc nhiều khó chịu, ợ khí ối, hoặc nôn oẹ, táo bón sắc lưỡi đỏ, bộ lưỡi mỏng vàng, mạch căng nhỏ. Chú ý: - Bệnh này lấy các biểu hiện khoang bụng và 2 bên sườn trướng đau nấc nhiều, khó chịu, ợ khí, táo bón, sắc lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch nhỏ làm trung tâm để phân tích khảo chứng. - Phương thuốc này dùng để chữa trị ung thư dạ dày. 6 3 . Nhị sám bán hạ thang Thành phần: Nhân sâm lOg, đảng sâm 15g, bạch truật 15g, phục linh 15g, bán hạ lOg, gừng lương 6g, tật bát lOg, thoa lá tử lOg, trần bì 6g, cam thảo 6g, hoàng kỳ tươi 20g, thảo khấu lOg. Cách dùng: sắc thuốc làm hai lần, sắc làm hai lần, uống làm hai lần, mỗi ngày dùng một thang. Công hiệu: ô n trung giải hàn, kiện tì hòa vị. Chủ trị: Ung thư dạ dày; bệnh này thường thấy thích xoa nhẹ và chườm nóng vào bụng, thích ăn uống những đổ nóng, sắc mặt trắng bệch, chân tay lạnh đại tiện phân lỏng, mạch trầm. Chú ý: - Bệnh này lấy các biểu hiện thích xoa nhẹ, chườm nóng 153

HÀ LINH

dạ dày, tiêu hóa không tốt, xoa nhẹ sẽ giảm đau, sắc mặt trắng bệch, chân tay lạnh, đi đại tiện phân lỏng, sắc lưỡi nhạt, béo, mạch nhỏ làm trọng tâm để phân tích khảo chứng. - Phương thuốc này chữa trị tì vỊ hư hàn, cầm đau, chống ung thư. 6.4. Bạch xà lục vị viên Thành phơn: Bạch quả 12g, xà môi 12g, long quỳ 15g, đơn sâm 30g, đương quy 20g, uất kim 15g. Cách dùng: sắc thuốc uống, sắc thuốc làm hai lần, uống làm hai lần, mỗi ngày dùng một thang. Ngoài ra, có thể dùng thêm dịch tiêm chiết từ da con cóc, thường dùng 20 - 40 ml, hòa tan 500ml có chứa 5% dịch đường nho và 3000mg vitamin c, tiêm vào tĩnh mạch, dùng bảy ngày, nghỉ 3 ngày; dùng 6 tuần làm 1 quá trình chữa trị. Công hiệu: Thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết trừ tích tụ Chủ trị: Ung thư dạ dày giai đoạn cuối; bệnh thường biểu hiện là sắc mặt vàng khô, khoang dạ dày đau, thích xoa nhẹ, sợ lạnh, buồn nôn, đầu đau hoa mắt, sợ sệt thở ngắn, bụng trướng, sắc lưỡi tối, rêu lưỡi ít, mạch trầm nhỏ, yếu. Chú ý: - Bệnh này lấy các biểu hiện khoang dạ dày đau, thích xoa nhẹ, sợ lạnh, nôn oẹ, chóng mặt, tâm tính sợ sệt, hơi thở ngắn, lưỡi tối, rêu lưỡi ít, mạch trầm nhỏ, yếu, làm trung tâm để phân tích khảo chứng. 15 4

BỆNH DẠ DÀY ở NGƯỜI GIÀ, PHƯƠNG PHÁP...

- Phương thuốc này dùng để chữa trị ung thư dạ dày giai đoạn cuối. 6.5. Phù chính kiện tì thang Thành phần: Đảng sâm, khiếm thực, thục địa, thái tử sâm, bạch hoa xà thiệt thảo, mao đằng mỗi loại 15g; bạch truật, phục linh, hoài sơn dược, cẩu khởi, nữ trinh tử mỗi loại 12g; cam thảo 4g, hoàng kỳ tươi 30g, giải cổ lam 18g. Gia giám: Miệng khô, chọn cho thêm mạch đông, sa sâm, ngọc trúc, giảm hoài sơn dược, hoàng kỳ tươi; nếu chán ăn, thì cho thêm mạch nha, kê nội kim, sơn tra; mất ngủ thì cho thêm táo nhân, ngũ vị tử, dạ giao đằng bụng trướng thì cho thêm mộc hương, củ cải; đi tả cho thêm xuyên phác, thái bì, xuyên liên, vỏ cây thuốc phiện, gảm bạch hoa xà thiệt thảo, thái tử sâm; bụng đau thì cho thêm nguyên hổ, ô dược, vỏ cây thuốc phiện. Cách dùng: sắc các vị thuốc trên, mỗi ngày dùng một thang, dùng phối hợp với thuốc tây hóa liệu. Cống hiệu: Bổ ích phù chính, giảPđộc trừ nhọt. Chủ trị: Ung thư dạ dày. 6.6. Hòa khí dưỡng vinh thang Thành phần: Quảng uất kim, thố nguyên hồ, sao bạch truật, sao đương quy, miên hoàng kỳ, bồng nga truật, cốc nha, mạch nha, mỗi loại lOg; vân phục linh, sao bạch truật, sao đảng sâm mỗi loại 12g; lục ngạc mai 6g, cam thảo tươi 3g. 155

HÀ LINH

Gia giảm: Ung thư dạ dày không thể cắt bỏ, khoang bụng đau, không muốn ăn uống gì, sắc mặt tối, chân tay mỏi, lưỡi có vết vằn, mạch nhỏ cho thêm tam lăng, dĩ nhân, kê nội kim... Cách dùng: Mỗi ngày dùng một thang, chia làm ba lần uống, có thể chế thành cao cho thêm lượng thuốc chống thối rữa thích hợp, sử dụng sẽ thuận tiện hơn. Dùng 30 thang làm 1 quá trình chữa trị, dùng năm ngày, sau đó lại dừng 2 ngày rồi dùng tiếp; thường dùng 3 - 5 quá trình chữa trị, dừng lại để quan sát, để điều chỉnh lượng dùng. Công hiệu: Hòa khí dưỡng vinh, phù chính chống ung thư. Chủ trị: Ung thư dạ dày; khoang dạ dày đau, trướng, đi, đại tiện ra máu nôn ra máu, gầy yếu, sắc mặt tối. 6.7. Tiểu công kiên viên Thành phần: Mã tiền tử 30g, ốc sên sống 15g, rết 45g, nhũ hương 3g, phòng phong 15g, toàn hạt (bọ cạp) lOg. Cách dùng: Chế các vị thuốc trên, trựớc tiên ngâm mã tiền tử vào nước sôi 24 tiếng, thay nước sạch ngâm từ 7 10 ngày, sau đó tước vỏ đi phơi khô. Dùng dầu vừng để sao vàng và nghiền thành bột rết, bọ cạp, phòng phong cũng cho vào sao vàng, nghiền thành bột; giã mát ốc sên, phơi khô, nghiền thành bột, nhũ hương cũng tán thành bột. Trộn đều các vị thuốc trên vào với nhau, chế thành 6 viên, mỗi lần đùng 10 viên, mỗi ngày dùng hai lần. 156

BỆNH DẠ DÀY ở NGƯỜI GIÀ, PHƯƠNG PHÁP...

Công hiện: Thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết trừ tích tụ. Chủ trị: Ung thư dạ dày. 6.8. Kiện tì b ổ thận thang Thành phần: Đảng sâm, cẩu khởi tử, nữ trinh tử, mỗi loại 15g; bạch truậl, sợi tơ hồng, bổ cốt chỉ mỗi loại 9g. Cách dừng: sắc các vị thuốc trên, mỗi ngày dùng một thang, một ngày uống hai lần. Công hiệu: Kiện tì bổ thận, phù chính chống ung thư. Chủ trị: Ung thư dạ dày. Chú ý: Phương thuốc này dùng kết hợp với biện pháp hóa liệu, nhằm điều chỉnh công năng miễn dịch và tãng bạch tế bào của cơ thể, nó có tác dụng hỗ trợ đối với hóa liệu. 6.9. Bán chi liên giải độc thang Thành phần: Bán chi liên 30g, bạch hoa xà thiệt thảo 30g, tử thảo căn 30g, hạ kết thảo 30g, hoài sơn tươi 15g, kê nội kim tươi lOg, đảng sâm lOg, phục linh lOg, bạch mao căn 30g, hoàn phúc hoa lOg (sắc riêng), khử bán hạ 6g, bạch truật lOg, sơn du nhục lOg, đài ô dược lOg, mộc hương lOg, trần bì 6g, mạch nha 15g, cốc nha 15g, hương phụ lOg, táo đỏ 5 quả. Cách dùng: sắc các vị thuốc trên với 2.500g nước, ngâm 20 phút, sau đó nấu to lửa, rồi nấu nhỏ lửa, 3 tiếng, sắc lấy một ca nước, bỏ bã đi rồi cho thêm 120g mật ong, mỗi ngày dùng một thang, chia ra uống 3 - 5 lần. 157

HÀ LINH

CÔIÌỊỈ, hiệu: Thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết trừ tích tụ, hành khí tiêu hóa tốt. Clìiì trị: Ung thư dạ dày. 9.10. Hòa vị hóa kết thang Thành phần: Đảng sâm, hoàng kỳ. khiếm thực, kiến liên nhục mỗi loại 15g; bạch truật, phục linh, thục địa, hoàng linh, mỗi loại 12g; cam thảo 3g, táo tàu 6g; sa sâm, dương đỗ táo mỗi loại lOg, kỷ tử 9g, diền tam thất (nghiền để pha) l,5g, bạch mao đằng, bạch hoa xà thiệt thảo, mỗi loại 30g. Giơ giảm: Ti vị hư hàn, thì cho thêm sa nhân, khấu nhân, phụ tử, đặc biệt là tam thất; giảm bạch mao đằng, sa sâm, bạch hoa xà thiệt thảo; khí huyết lưỡng hư, bạch tế bào giảm thì tăng thêm kê huyết đằng, nữ trinh tử, đương quy, đặc biệt là hoàng kỳ. Cách dùng: sắc các vị thuốc trên, mỗi ngày dùng một thang, mỗi ngày uống hai lần. Công hiệu: ích khí hòa vị, dưỡng huyết tiêu ứ đọng. Chủ trị: Ung thư dạ dày. 7. Phương pháp trị bệnh đường tiêu hóa trên ra máu

I.I. Ván Nam hạch dược Thành phần: Các loại thuốc Đông y như; tam thất, trọng lâu, xạ hương, cầy hương. Cách dùng: Mỗi lần dùng 0.5g, mỗi ngày dùng ba lần. 158

BỆNH DẠ DÀY ở NGƯỜI GIÀ, PHƯƠNG PHÁP,..

hòa với nước lạnh uống. Chủ trị: Sau khi phẫu thuật dạ dày, đường tiêu hóa bị chảy ra máu. Bệnh này thường biểu hiện là bụng đau, ợ chua, nôn ra chất màu cà phê, phân đại tiện giống như nhựa đường, kèm theo cảm giác chóng mặt hoa mắt, yếu, sắc lưỡi đỏ nhạt, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch nhỏ yếu. Chú ý: - Bệnh này lấy biểu hiện bụng phía trên bị đau, nôn ra chất màu cà phê, phân đại tiện giống như nhựa đường, chóng mặt, sắc lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng, mạch nhỏ yếu làm trung tâm để phân tích khảo chứng. - Phương thuốc này dùng để chữa trị vết thương do bị ngã, bị đánh, ứ máu, sưng đau, chỗ bị thương ra máu, nôn ra máu... 7.2. Tử hoàng thang Thành phần: Đại hoàng 15g, hoàng liên 9g, địa hoàng tươi 30g, hoàng kỳ tươi 15g, cam thảo 6g. Cách dùng: sắc thuốc uống, ngày uống hai lần mỗi ngày dùng 2 thang. Công hiệu: Thanh nhiệt, mát máu, hoạt huyết hóa, ứ tích, ích khí, dưỡng huyết. Chủ trị: Đường tiêu hóa trên ra máu; bệnh thường thấy là nôn ra máu, đại tiện ra máu, tinh thần mệt mỏi, không muốn ăn uống, sắc lưỡi đỏ nhạt, rêu lưỡi trắng mềm, mạch căng nhỏ. 159

HÀ LINH

Chú ỷ: Chứng bệnh này lấy các biểu hiện như nôn ra máu, đi đại tiện ra máu, tinh thần mệt mỏi, sắc lưỡi đỏ, rêu lưỡi nhờn, mạch căng nhỏ làm trọng tâm để phân tích khảo chứng. 7.3. Tử địa cầm máu thang Thành phần: Địa niệm 30g, tử châu thảo 30g, ích mẫu thảo 30g, hán liên thảo 30g, tiêu hạc thảo 20g, ngải diệp lOg, a giao lOg uống nóng, bạch cập lOg, điền thất phiến lOg. Cách dùng: sắc nước thuốc uống, sắc làm hai lần, mỗi ngày dùng 2 thang. Công hiệu: Mát máu, cầm máu. Chủ trị: Thổ ra máu, đi đại tiện ra máu (đường tiêu hóa trên ra máu); bệnh này biểu hiện là thổ ra máu, sắc máu đỏ tươi, lượng nhiều, hoặc đi đại tiện có màu đen, mạch nhỏ. Chú ý: - Bệnh này lấy các biểu hiện như thổ ra máu tươi, lượng nhiều làm trọng tâm để phân tích khảo chứng. - Phương thuốc này dùng để chữa trị đường tiêu hóa trên bị chảy máu, bệnh loét. 7.4. Cầm huyết hợp tễ Thành phần: Bạch thược 12g, chính thảo 9g, chích ô tặc cốt 12g, bạch cập 12g, hoa hồng 15g, địa du 15g, bổ hoàng 15g, tiêu hạc thảo 15g. Cách dùng: Sắc thuốc làm hai lần, uống làm hai lần, 160

BỆNH DẠ DÀY ỞNGƯỜl GIÀ, PHƯƠNG PHÁP...

mỗi ngày dùng 2 thang. Công hiệu: Thanh nhiệt, cầm máu. Chủ trị: Đi đại tiện ra máu, thổ ra máu. Bệnh thường biểu hiện là khoang dạ dày trướng đau, tiêu hóa kém, tinh thần mệt mỏi, thổ ra máu, đại tiện ra máu, phân giống như nhựa đường, sắc lưỡi nhạt, mạch nhỏ yếu. Chú ỷ: Bệnh này lấy các biểu hiện thổ ra máu đại tiện ra m.áu. bụng trương đau, sắc lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng, mạch nhỏ yếu làm trọng tâm để phân tích khảo chứng. 7.5. Hoàng th ổ thang Thành phần: Cam thảo lOg, địa hoàng khô lOg, bạch truật lOg, phụ tử lOg, a giao lOg, hoàng cầm lOg, táo tâm, hoàng thổ 30g. Cách dùng: sắc thuốc uống, trước tiên sắc táo tâm hoàng thổ, sau đó sắc các thuốc trên, uống làm hai lần, mỗi ngày dùng một thang. Chủ trị: Đường tiêu hóa trên ra máu; bệnh thường biểu hiện là đi đại tiện ra máu, phân màu đen, bụng đau âm ẩm, thích uống những đồ nóng, tinh thần mệt mỏi không muốn nói chuyện, phân lóng, sắc mặt trắng bệch, sắc lưỡi nhạt, mạch nhỏ. Chú ý: - Phương thuốc này lấy việc chủ ưị các triệu chứng đi đại tiện ra máu, phân màu den, lỏng, bụng đau thích uống 161

HÀ LINH

đồ nóng tinh thần mệt mỏi. sắc mặt trắng bạch, mạch nhỏ làm trọng tâm để phân tích khảo chứrig. - Phương thuốc này dùng để điều trị bệnh đường tiêu hóa trên ra máu 7.6. Tử địa hợp tễ Thành phần: Tử châu thảo, tử niệm. Cách dùng: sắc thuốc uống, chế thành thuốc có nồng độ 60% cho vào bình đã diệt khuẩn. Cách uống; mỗi ngày uống bốn lần, mỗi lần uống 50ml, thích hợp đối với người bệnh đi đại tiện ra máu, thổ ra máu (đường tiêu hóa tiêu ra máu). Phương pháp rửa dạ dày đóng băng: Cho thuốc vào thùng băng 3 - 4“c, mỗi lần tiêm vào vị quản 500ml, 3 phút sau rút ra, cứ làm như thế ba lần lại tiêm vào 200ml để lại trong dạ dày, mỗi ngày khám bệnh 1- ba lần, quan sát trong 24 tiếng đồng hồ, nếu vẫn còn ra máu thì thôi không tiêm vào vị quản mà đổi ra uống. Chã trị: Đường tiêu hóa trên ra máu, bệnh thường biểu hiện là đi đại tiện ra máu, thần sắc mệt mỏi, tiêu hóa kém. sắc lưỡi nhạt đỏ. 7.7. Phương thuốc bột cầm máu do loét Thành phần: Hoàng kỳ 15g, thái tử sâm 12g, bạch truật 6g, chích cam thảo 5g, đương quy 6g, bạch thược lOg, a giao châu lOg, địa du thanh lOg, trắc bách thán lOg, ô tặc cốt 12g, đoạn long mẫu các 15g. 162

BỆNH DẠ DÀY ở NGƯỜI GIÀ, PHƯƠNG PHÁP...

Bột: ô tặc Cốt 3 phần, bạch cập 2 phần, sâm tam thất 1 phần. Cách dùng: Phương thuốc cầm máu do loét lấy khoảng lOOOml nước sạch, cho vào sắc thuốc còn khoảng 350 400ml, mỗi ngày dùng một thang sắc làm hai lần, uống sáng và tối. Còn nếu dùng bột thì lấy các bột trên nghiền tinh ra mỗi lần dùng 5 - lOg, mỗi ngày đùng 2 - ba lần, uống với nước ấm Công hiệu: Phương thuốc cầm máu do loét có tác dụng kiện tì ích khí, dưỡng huyết cầm huyết, điều hòa dinh dưỡng, giảm đau. Bột cầm huyết do loét có tác dụng cầm huyết, hoạt huyết hóa ứ, cầm đau, sinh cơ bảo vệ màng. Chủ trị: Đường tiêu hóa trên ra máu, bệnh thường biểu hiện là khoang dạ dày đau, không thiết ăn uống, sắc mặt trắng bệch, tinh thần mệt mỏi, chân tay lạnh, đi đại tiện phân đen như nhựa đường, mỗi ngày đi một lần, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch ướt. Chú ý: Khoảng dạ dày trướng đau, rêu lưỡi nhờn dày thì không nên sử dụng phương pháp này. 7.8. Tam thất nhị bạch tán Thành phần: Tam thất 20g, bạch cập 50g, Vân Nam bạch dược 50g. Cách dùng: trộn đều các vị thuốc trên, cho vào nồi đảo đến khi xốp giòn, khi nguội thì nghiền thành bột để dùng. Công hiệu: Hóa ứ cầm huyết. 163

HÀ LINH

Chủ trị: Đáy dạ dày ra máu tính ngoại thương; bệnh này thường biểu hiện là sau khi có một lực mạnh thúc vào bụng, khoang bụng sẽ cảm thấy đay dữ dội, đi đại tiện phân như nhựa đường, sắc lưỡi tối, đầu lưỡi có vết tích. 7.9. Thang trắc bá Thành phần: Lá trắc bá lOg, gừng sao khô 6g, lá nghệ 6g, nước tiểu của trẻ 60ml. Cách dùng: sắc 3 vị trên lấy nước đặc, uống nhiều lần với nước đái trẻ. Công hiệu: ô n thông vị dương, trừ đọng, cầm máu. Chủ trị: Loét dạ dày ra nhiều máu; triệu chứng là đã từng có bệnh loét dạ dày từ trước và có lịch sử xuất huyết dạ dày, gặp lạnh sau khi uống rượu, đột nhiên thổ huyết không dứt, tinh thần ủ rũ, mạch đập yếu, lưỡi nhợt nhạt. Chú ý: Có bệnh đau dạ dày, xưa nay không uống rượu, bất ngờ gặp lạnh sau khi uống rượu, nóng lạnh gặp nhau, dẫn đến nôn ra máu, vì thế phải dùng phương pháp giảm nôn, dùng lá trắc bá. Lá trắc bá có màu xanh nhạt, mùi thơm vị ngọt, có thể thanh nhiệt cầm máu, dùng kèm với nghệ gừng và nước tiểu trẻ mặn, giảm lạnh trừ đọng, vì vậy sau khi uống máu dần dần được cầm. Nếu cho thêm tam thất dương sâm vào thang đó sẽ ích khí trừ đọng cầm máu, do vậy có thể tránh phẫu thuật. Sau khi uống thấy hơi chóng mặt ù tai, hư nhiệt tăng lên thì phụ giúp xương, máu mát không ứ đọng; mấu ngó sen giảm ứ đọng làm cho nước 164

BỆNH DẠ DÀY ở NGƯỜI GIÀ, PHƯƠNG PHÁP...

đái trẻ hạ hỏa, sau khi uống bệnh sẽ ổn định, mạch hòa, giúp ngủ ngon, ích khí bổ máu, tẩm bổ âm. 7.10. Thang ôn trong cầm máu Thành phần: Lộ đảng sâm 30g, nếu người bị bệnh nặng, chảy máu nhiều, khí hư nhận thấy rõ thì dùng sâm sống phơi khô 10 - 20g) bạch truật sao 15g, bồ hoàng sao 15g, cây khiếm thảo 30g, gừng rang 30g, cam thảo nướng 5g, vỏ cây thuốc phiện 3g. Cách dùng: sắc nước ba lần, tất cả lấy 250 - 300ml nước thuốc, thuốc sắc mỗi ngày uống ba lần, uống nóng trước khi ăn. Nếu người bệnh nặng mỗi ngày có thể sắc 2 liều, trong thời gian chữa trị cấm kỵ dùng bất cứ loại thuốc tây cầm máu nào. Nếu người chẩn đoán mà bị mất máu nhiểu, phối hợp với việc truyền máu để giúp cho việc chữa trị nhanh chóng. Kiêng ăn đồ ăn có tính kích thích, khó tiêu hóa; lấy đồ ăn uống lỏng hoặc có nước làm chủ. Công hiệu: Òn trích ích khí, cầm máu trừ đọng. Chủ trị: Loét dạ dày, chảy máu trong đường tiêu hóa. Triệu chứng mệt mỏi,- đau bụng, khối cứng trong bụng, nôn mửa, lưỡi màu tím, mạch yếu, đi tiểu, đại tiện ra máu. 7.11. Âm huyết ninh Thành phần: Thương lục thán 30g, thược dược trắng 30g, bạch cập 30g, quán chúng thán 30g, đại hoàng 20g, hoàng liên lOg, hoàng cầm lOg, tam thất 30g, cam thảo lOg. Cách dùng: Đầu tiên cho bạch cập, tam thất vào 300ml. 165

HÀ LINH

nước ngâm nửa tiếng, sắc lấy 200ml nước, các vị thuốc "tam hoàng" (đại hoàng, hoàng liên, hoàng cầm) nghiền nát, cho vào cốc, ngâm vào lOOml nước lạnh đến khi loãng ra; những vị thuốc còn lại cho 1500ml vào ngâm 30 phút, sắc lấy 500ml nước. Sau khi cho 2 loại nước sắc được trộn lẫn, cho vào nấu cách thuỷ, cho tam hoàng vào, lấy tất cả là 800 ml nước thuốc, uống vào buổi đêm, mỗi ngày một liều, bệnh nặng mỗi ngày có thể uống hai liều. Người bị bệnh xuất huyết nặng có thể phối hợp với việc truyền máu, truyền dịch. Giơ giảm: Người bị nặng có thể dùng thạch cao, tri mẫu, ngưòi gan nóng cho thêm quả dành dành, đơn bì, người tì hư nặng dùng sâm đỏ, hoàng kỳ, đương quy, người khí hư huyết thoát dùng riêng thang sâm hoặc sinh mạch tán uống nhiều lần. Công hiệu: Giảm nhiệt giảm nóng, cầm máu, tiêu mủ tăng cơ. Chủ trị: Bệnh xuất huyết đường tiêu hóa. 7.12. Thang tam thất bạch cập Thành phẩn: Bột tam thất 6g (pha nước uống), bột bạch cập 6g ( pha nước uống), bột đại hoàng sống 6g (pha nước uống), tiên hạc thảo 20g, con sò 20g, chỉ thực 9g, trần bì 15g, phục linh 15g, thanh bán hạ lOg. Cách dùng: sắc nước hai lần, tổng cộng 150ml, uống ngày hai lần sáng tối. Mỗi ngày một liều, liên tục uống trong 166

BỆNH DẠ DÀY ở NGƯỜI GIÀ, PHƯƠNG PHÁP...

’ bốn tuần.



I

Gia giảm: Nếu đau dạ dày, người đau liên tiếp đến cả hai bên sườn dùng thêm nguyên hồ, thược dược trắng, soan Tứ Xuyên; nếu người bị nấc dùng thêm hoàn phúc hoa, đất sét đỏ, đảng sâm, uất kim. Nếu người bị lạnh bụng đau dạ dày cho thêm cây tất bát, hương phụ tử, gừng cao lương; nếu người đi đại tiện có màu đen dùng thêm địa du than, hoè hoa thán (than hoa hoè) than bồ hoàng; nếu người có thể chất suy nhược thêm hoàng kỳ đương quy, a giao. Công hiệu: Cầm máu, tăng cơ, tan chỗ ứ đọng. Chủ trị: Loét tá tràng dạ dày. 7.13. Thang tam hoàng bạch cập Thành phần: Bạch cập lOOg, đại hoàng 30g, hoàng cầm 30g, hoàng liên 12g. Cách dùng: Một liều những loại thuốc trên cho 500ml nước, sắc còn khoảng 300ml, dùng vải thô hai lófp lọc qua, để chỗ lạnh dự phòng kiểm tra đường tiêu hóa bằng kính nội soi, tưới nhiều lần lên chỗ xuất huyết để cầm máu cho đến khi máu ngừng chảy, thường dùng lượng 300ml. Trước khi cho nước đó vào 2 ngày thì nên nằm nghỉ ngơi. Công hiệu: Tan hỏa giảm khí, máu tươi đông lại. Chủ trị: Chữa xuất huyết đường tiêu hóa; triệu chứng là sắc mặt nhợt nhạt, đau dạ dày theo cơn, mệt mỏi tinh thần, đại tiện có màu đen, nôn mửa ra dịch có màu đen, lưỡi nhợt nhạt, mạch yếu. 167

HÀ LINH

7.14. Thuốc kép cầm máu (dơn thuốc cầm máu) Thành phần: Kha tử 30g, đại hoàng tươi 30g, phèn khô 30g. Cách dùng: Cho 600ml nước vào những vị thuốc trên sắc nước còn 300ml, lọc qua nước đặc còn khoảng 200ml, cho thêm liều chống thối rữa vào bình. Khi kiểm tra nếu phát hiện xuất huyết đường tiêu hóa cấp tính hoặc đại tiện ra máu xác định vị trí và cho ống nhựa vào đổ thuốc vào chỗ xuất huyết, mỗi lần cho 1 0 - 1 5 ml, sau khi cầm máu thì tiếp tục quan sát 5 phút; rút kính sau khi hết chảy máu. Công hiệu: Cầm máu, tăng cơ, chống thối rữa. Chủ trị: Chữa xuất huyết đường tiêu hóa. 8. Phươ ng p h á p trị b ệ n h th ẩ n k in h vị trà n g

8.1. Tán sa cầm đau thang Thành phần: Cau lOg, sa nhân 5g (cho vào sau), bạch thược lOg, hương phụ 15g, chỉ xác 15g, phật thủ 15g, mạch nha 15g. Cách dùng: sắc thuốc làm hai lần uống làm hai lần, mỗi ngày dủng 2 thang. Công hiệu: Hành khí giảm đau, tiêu thực. Chủ trị: Trẻ nhỏ đau bụng (chứng thần kinh ruột); bệnh thường biểu hiện bụng đau, đặc biệt là quanh rốn, nếu gặp lạnh càng nặng, gặp nóng thì giảm, đi đại tiện phân khô cứng, rêu lưỡi trắng, mạch căng chậm. 168

B Ệ N H D Ạ D À Y ơ N G Ư Ờ I G IÀ , P H Ư Ơ N G P H Á P ...

Chú ý: Bệnh này lấy các biểu hiện bụng đau ưa nóng, ghét lạnh, mạch căng làm trọng tâm phân tích khảo chứng. 8.2. Nguồn hồ bình thống thang Thành phần: Nguyên hồ 30g, nhân trần 30g, bạch truật Ig, phục linh 12g, tiêu tam san 12g, đại hoàng 5g, cam thảo 6g, gừng tươi 3 miếng, táo tàu 10 quả. Cách dùng: sắc thuốc lấy 250ml, chia làm ba lần uống liên tục dùng thuốc trong 2 tuần. Công hiệu: Sơ gan, tích vị bình thống. Chủ trị: Chứng thần kinh dạ dày. Chú ý: + Bênh này chính là loại gan khí phạm vị, khi bệnh phát tác thường biểu hiện khoang dạ dày- đau, âm ỉ, nêu buồn rầu lo lắng thì bệnh càng nặng thêm, bụng trướng, không thiết ăn uống. + Trong phương thuốc này, nguyên hồ quy gan kinh, hành khí hoạt lạc cầm đau: xuyên luyện tử hành khí cầm đau, sơ gan lợi mật, hai vị thuốc trên cùng dùng để trị gan mật. Các vị thuốc bạch truật, phục linh quy tì kinh, kiện tì lợi thấp; tiêu tam sơn, đại hoàng quy vị kinh kiện vị tiêu thực đạo trệ, gừng tươi, táo tàu, cam thảo điều hòa các vị thuốc trên. •f Dùng các thuốc trên để chữa trị bệnh đau dạ dày có hiệu quả tốt. 169

HÀ LINH

8.3. Thông ma bổ vị thang Thành phần: Cam thảo, thăng ma, sài hổ, thảo đậu khấu, hoàng kỳ mỗi loại 5g, bán hạ 9g, đương quy, gừng khô mỗi loại 6g, hoa hồng 3g. Cách dùng: sắc thuốc làm hai lần, uống làm hai lần, mỗi ngày dùng 12 thang. Công hiệu: ích khí, thăng dương, ôn trung, cầm tả. Chú ý: + Bệnh này lấy các biểu hiện tiêu chảy, bụng đau, sắc lưỡi nhạt, rêu lưỡi ít, mạch yếu để làm trọng tâm để phân tích khảo chứng. + Phương thuốc này dùng để chữa trị viêm vị tràng mạn tính, bệnh thần kinh vị tràng. 8.4. Điều vị phương Thành phần: Bắc kỳ 15g, thái tử sâm 15g, đơn sâm 15g, chỉ xác 12g, xuân sa nhân 6g (cho vào sau), ô tặc cốt 15g, tây thảo căn 9g, bồ công anh 12g, bạch thược 15g, chích cam thảo 6g. Cách dùng: sắc thuốc làm hai lần, uống làm hai lần mỗi ngày dùng 2 thang. Công hiệu: ích khí hòa vị, hạn chế acid cầm đau. Chủ trị: Đau dạ dày; bệnh thường biểu hiện là khoang dạ dày đau, khi đói càng đau nhiều, nếu ăn vào thì sẽ giảm đau, sắc lưỡi nhạt đỏ, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch căng chậm. 170

BỆNH DẠ DÀY ở NGƯỜI GIÀ, PHƯƠNG PHÁP...

Chú ý: - Bệnh này lấy các biểu hiện là khoang dạ dày đau, ăn vào thì sẽ giảm đau, mạch căng chậm, ợ chua làm trọng tâm để phân tích khảo chứng. - Phương thuốc này có thể dùng để điều trị bệnh loét đường tiêu hóa, viêm dạ dày mạn tính, chứng thần kinh vị tràng. 8.5. Ngũ hương khương thổ ngư tán Thành phần: Hoắc hương 12g, sa nhân 12g (cho vào sau), thảo quả nhân 12g, vỏ quýt lOg, ngũ vị tử lOg. Cách dùng: Nghiền các vị thuốc trên thành bột, lấy một con cá chép tươi, rán chín cho bột gừng khô 5g, dược mạc 3g, trộn đều xong cho 1 cốc giấm gạo nhỏ, cho vào bát cơm của người bệnh để ăn sẽ có tác dụng rất tốt. • Tác dụng: Hạnh khí hòa thấp, phương hương hòa trung. Chủ trị: Chán ăn, thường gặp các biểu hiện là ăn không ngon miệng, bệnh hay nấc, ợ khí, thần kinh mệt mỏi, chóng mặt sắc mặt suy sụp vàng vọt, sắc lưỡi đỏ nhạt, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch nhỏ chậm. Chú ý: - Phương thuốc này được chứng minh bằng cách lấy bệnh chán ăn, ợ hơi, mệt mỏi mạch nhỏ chậm là điểm biện chứng chính. - Phương thuốc này có thể dùng để trị bệnh thần kinh dạ dày, cho thêm cam thảo âg. 171

HÀ LINH

8.6. Tuyên phúc đại giả thang Thành phần: Tuyên phục hoa 9g, đảng sâm 6g, đại giả thạch 30g (nấu trước), pháp bán hạ 12g, sinh hương 15g, đại táo 4 cái. Cách dùng: sắc hai lần làm hai lần thuốc, mỗi ngày uống hai chén. Tác dụng: Tiêu đờm, lợi khí và dạ dày. Chủ trị: Vị khí hư yếu, đờm đục nội cản, khối cứng ở dưới tim do khí tích ở trong dạ dày gây ra cảm giác buồn nôn, nôn mửa, rêu lưỡi trắng, mạch căng. Chú ỷ: - Phương thuốc này được chứng minh bằng cách lấy triệu chứng bệnh có khối u cứng dưới tim, rêu lưỡi trắng nhẵn, mạch căng làm điểm chính biện chứng. - Phương thuốc này có thể dùng trị chứng bệnh viêm dạ dày mạn tính, bệnh loét thủng do bệnh thần kinh gây nên. 8.7. Tàn chế thang trúc nhựquất bi Thành phần: Quất bì lOg, trúc nhự lOg, nước gừng tươi 15ml (pha), cuống quả hồng lOg. Cách dùng: sắc làm hai lần, mỗi ngày uống hai chén. Tác dụng: Ngừng ợ; thanh nhiệt loại bỏ ưu phiền. Chủ trị: Vị nhiệt hay nấc; triệu chứng thường gặp là hay nấc, thanh trọng mạch, thích đồ uống lạnh, buồn phiền chán nản, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, sổ. 172

BỆNH DẠ DÀY ở NGƯỜI GIÀ, PHƯƠNG PHÁP...

Chú ỷ: - Phương thuốc này được chứng minh bằng cách lấy các triệu chứng hay nấc, ợ, buồn nôn, buồn phiền chán nản, mạch sổ làm điểm chính biện chứng. - Phương thuốc này dùng trị bệnh dạ dày, viêm dạ dày cấp, mạn tính. 8.8. Quất bỉ trúc nhự thang Thành phần: Quất bì 6g, trúc nhự 5g, đại tảo 3 cái, gừng tươi 5g, cam thảo 2g, nhân sâm 3g, pháp phục 9g. Cách dùng; sắc hai lần làm hai lần uống, mỗi ngày uống hai chén. Tác dụng: Thanh nhiệt, chống nôn và ổn dạ dày. Chủ trị: Miệng khát, dạ dày nóng, thường gặp các biểu hiện là miệng khát, nôn mửa, không muốn ăn uống, sắc lưỡi đỏ thẫm, rêu lưỡi vàng, mạch sổ. Chú ý: - Phương thuốc này được chứng minh bằng cách lấy các triệu chứng bệnh như nôn mửa miệng khát, mạch sổ làm điểm chính biện chứng. - Phương thuốc này dùng để trị bệnh viêm dạ dày cấp mạn tính, loét hình cầu dạ dày, trực tràng. 8.9. Thị đ ể thang Nguồn gốc bài thuốc: Trích từ cuốn "Kỳ sinh phương". Thành phần: Đinh hương 2,5g, thị đề 6g, gừng tươi 6g. 173

HÀ LINH

Cách dùng: sắc hai lần làm hai lần uống, mỗi ngày uống hai chén. Tác dụng: ô n trung, giáng nghịch. Chủ trị: Bệnh hay nấc; các triệu chứng thường gặp là nấc không ngừng, đầu óc khó chịu, miệng nhạt, nước bọt trong, thích đồ uống nóng lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng, mạch chậm yếu. Chú ý: - Phương thuốc này được chứng minh bằng cách các triệu chứng bệnh là hay nấc, nước bọt trong mạch chậm làm điểm chính biện chứng. - Phương thuốc này có thể dùng trị bệnh viêm dạ dày mạn tính, môn vị co lại. 8.10. Thị tiền tán Thành phần: Đinh hương 3g, thị để 8g, nhân sâm 3g. Cách dùng: Vị tán, mỗi lần uống 3 gam, mỗi ngày uống ba lần, dùng nước ấm để uống; cũng có thể sắc hai lần làm hai lần uống, mỗi ngày uống hai chén. Tác dụng: Bổ huyết. Chủ trị: Tì vị hư hàn hoặc bị nấc lâu, cơ thể gầy yếu miệng nhạt không muốn ăn uống, ăn ít giọng nhỏ, sắc lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng, mạch chậm yếu. Chú ý: - Phương thuốc này được chứng minh bằng cách lấy 174

BỆNH DẠ DÀY ở NGƯỜI GIÀ, PHƯƠNG PHÁP...

các triệu chứng bệnh là hay nấc, ăn ít nói nhỏ, mạch yếu làm điểm chính biện chứng. - Các vị thuốc của phương thuốc này là đinh hương thị đề và gừng tươi đều có tá dụng tốt đối với chứng bệnh này. - Phương thuốc này dùng để trị bệnh viêm dạ dày mạn tính. 8.11. Gia vị hoàn đổi thang Thành phần: Bạch truật 30g khoai từ 30g đảng sâm lOg, tích xác lOg, nhân quả táo chua lOg, viễn chi lOg, bạch thược 15g, xa tiền tử 9g, cam thảo 3g, giới trệ 3g, tử thổ 3g, sa nhân 3g, thương truật 6g, trần bì 6g, hổ phách 6g. Cách dùng: sắc uống, nấu hai lần phần làm hai lần uống, mỗi ngày một chén. Sau khi có chuyển biến tốt mỗi tuần 1 - hai chén. Tác dụng: Bổ tỳ và dạ dày, thông gan lý khí, tĩnh tâm an thần. Chú ý: Bệnh viêm ruột do chức năng thần kinh ruột tức là do nhân tố thần kinh hoặc bệnh đường ruột gây rối loạn hoạt động bình thường của hệ thần kinh cao cấp dẫn đến đoạn ruột non hoặc hoạt động kết tràng và bài tiết mất thăng bằng. Biểu hiện lâm sàng của loại bệnh này là đau bụng khó chịu, đầy bụng, bụng sôi, tiêu chảy và táo bón, có những biểu hiện tinh thần mệt mỏi, mất ngủ, lo âu, thần kinh nhạy cảm, đau đầu. Khám nghiệm lâm sàng thấy. 175

HÀ LƯ'JH

những biểu hiện này thuộc triệu chứng lá lách dạ dày suy yếu, gan không tốt, tâm thần bất ổn. Loại thuốc này là phương thuốc tốt trị bệnh phụ khoa, lại rất tốt và bổ cho lá lách và gan kiêm thuốc sơ gan lý khí, bình tâm an thần thích hợp với bệnh đường ruột. Hơn nữa phương thuốc này tốt cho nội khoa có thể lợi tỳ, thông gan. 9.

P h ư ơ ng p h á p trị b ệ n h v iê m k ế t trà n g m ạ n tín h

9.1. Phương pháp trị thấp nhiệt bụng đau Cát căn cầm liên thang Thành phẩn: Cát căn 30g, chích cam thảo 3g, hoàng cầm 12g, hoàng liên 12g. Cách dùng: sắc thuốc uống, mỗi ngày sắc hai lần, uống hai lần, mỗi ngày có thể dùng 2 thang. Công hiệu: Thanh nhiệt lợi thấp Chủ trị: Thấp nhiệt bụng đau, viêm kết tràng; tính loét mạn tính; bệnh thường biểu hiện là bụng đau, đi đại tiện khó, trong phân có máu mủ, dịch dính, hậu môn bị nhiệt, tiểu tiện ngắn, nước tiểu vàng, sốt, miệng khô, sắc lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng nhờn, mạch trơn sổ. Hoạt thán mẫu trư huyết thang Thành phần: Hoạt thán mẫu tươi 30g, huyết lợn 150g. Cách dùng: Cho lượng nước thích hợp vào nấu, ưa gia giảm. Công hiệu: Thanh nhiệt hóa thấp. Chủ trị: Viêm kết tràng tính loét mạn tính; bệnh thường 176

BỆNH DẠ DÀY ở NGƯỜI GIÀ, PHƯƠNG PHÁP...

thấy là đau bụng, khó đi ngoài, đi ngoài trong phân có máu, mủ, dịch dính mà đỏ trắng, hậu môn nhiệt, đi tiểu tiện ngắn, nước tiểu vàng, sốt, miệng khô, sắc lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng nhờn, mạch trơn sổ. 9.2. Tứ ngải bạch cập thang Thành phần: Tử thảo 30g, lá ngải lOg, mộc hương lOg, hoàng bách 15g, bạch cập 15g, hoàng liên 15g, đương quy 15g. Cách dùng: Mỗi ngày dùng một thang các vị thuốc trên, sắc lấy 200ml thuốc, bảo đảm độ ấm của thuốc ở 39*^0 - 42'*c. Sử dụng phương pháp truyền dịch, lấy đầu kim làm ống dẫn tiểu, nhỏ vào trực tràng. Người bệnh nằm nghiêng phía bên trái, hai đầu gối hơi co lại, mông đặt cao 30'’, khi truyền vào, lấy dịch thể đầu pa-ra-phin làm trơn ống dẫn, cho vào hậu môn sâu khoảng 15 - 20cm, giữ cao su cố định. Trước khi đi ngủ mỗi ngày làm một lần, 20 ngày là một quá trình điều trị. Công hiệu: Thanh nhiệt giải độc, tiêu tan các khối u. -thông khí giảm đau, hoạt huyết thông lạc. Chủ trị: Viêm kết tràng mạn tính tính loét. Chú ý: Dùng phương pháp nhỏ vào trực tràng, sẽ phát huy được hết tác dụng của thuốc, không chịu sự ảnh hưởng hạn chế của thuốc và vị toan, chất xúc tác của dạ dày. Hiệu quả sử dụng lớn, thời gian bảo quản dài, tiện sử dụng, có tác dụng truyền dịch vào trực tràng. 177

HÀ LINH

9.3. Phương thuốc chữa hàn thấp bụng đau Vị linh ihang Thành phần: Thương truật 9g, hậu phác 9g, trần bì 6g, cam thảo 5g, gừng tươi 3 miếng, táo tàu 5 quả, quế chi 9g, bạch truật 9g, trạch tả 9g, phục linh 12g, trư linh 9g. Cách dùng: sắc thuốc uống, sắc làm hai lần, uống làm hai lần, mỗi ngày dùng 2 thang. Công hiệu: ô n hóa hàn thấp, hành khí đạo trệ. Chủ trị: Viêm kết tràng mạn tính tính lọét (loại hàn thấp bụng đau). Bệnh thường biểu hiện là bụng đau, khi đi đại tiện, kiết lị phân trắng pha đỏ hoặc toàn là dịch dính trắng, miệng nhạt, khoang bụng đau, người cảm thấy nặng nề, sắc lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng nhờn, mạch yếu chậm. Khương trà ô mai ẩm Thành phần: Sợi gừng tươi lOg, cùi ô mai 30g, lục trà (chè xanh) 5g. Cách dùng: Ngâm các vị thuốc trên với nước sôi trong thời gian 30 phút, sau đó cho một ít đường vàng vào. Uống nóng, mỗi ngày ba lần. Công hiệu: ô n hóa hàn thấp, đạo trệ. Chủ trị: Viêm kết tràng mạn tính' tính loét (loại hàn thấp đau bụng). Bệnh thường biểu hiện là bụng đau, khó đi đại tiện, đi kiết lị phân trắng kèm đỏ hoặc toàn bộ làn dịch dính trắng, miệng nhạt, khoang bụng khó chịu, cảm thấy 178

BỆNH DẠ DÀY ở NGƯỜI GIÀ, PHƯƠNG PHÁP...

đầu, thân nặng nề, sắc lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng nhờn, mạch yếu chậm. 9.4. Khải tì viêm Thành phần: Đảng sâm 30g, bạch truất' 30g, sơn tra 15g, trần bì 15g, trạch tả 15g, chích cảm thảo 15g, phục linh 30g, sơn dược 30g, liên nhục 30g. Cách dùng: Chế thành viêm nhỏ, mỗi ngày dùng ba lần, mỗi lần uống 10 viên; hoặc lấy 1/5 lượng các thuốc trên sắc thuốc uống, sắc làm hai lần, uống làm hai lần, mỗi ngày dùng 2 thang. Công hiệu: Kiện tì, trừ thấp, hòa vị, tiêu thực. Chủ trị: Trong hư thấp tắc nghẽn, thực trệ. Bệnh thường biểu hiện là thể hư, không muốn ăn uống, ợ khí chua thối, đại tiện phân lỏng, rêu lưỡi nhờn hoặc bẩn, mạch yếu. Chú ý: - Bệnh này lấy các biểu hiện là thể hình hư, ợ khí chua thối, đi đại tiện phân lỏng, rêu lưỡi nhờn, mạch yếu, làm trọng tâm để phân tích khảo chứng. - Phương thuốc này chế từ gừng tươi, táo tàu, cho thêm sơn tra, trạch tả, sơn dược, liên nhục. - Phương thuốc này dùng để điều trị viêm dạ dày mạn tính, viêm kết tràng mạn tính, tiêu hóa không tốt, gan man tính. 179

HÀ LINH

9.5. Hóa kết quán'tràng thang Thành phần: Mật quả lOg, phòng phong lOg, hoàng bá lOg, bồ công anh lOg, địa du thản lOg, tử hoa địa đinh 20g, bạch liễm 20g, bạch cập lOg. Cách dùng: sắc đặc các thuốc trên thành 50 - 80ml, bảo quản đến trước khi đi ngủ thì uống. Mỗi ngày dùng một thang, liên tục dùng trong 14 ngày làm một quá trình điều trị. Công hiệu: Thanh nhiệt, giải độc, lành vết thương sinh cơ. Chủ trị: Viêm kết tràng tính loét mạn tính Chú ý: Viêm kết tràng tính loét mạn tính là một loại bệnh chủ yếu phát sinh ở tầng màng dính kết tràng, nhưng nguyên nhân viêm lại không rõ. Chủ yếu là do kết tràng bị loét, thối rữa. Bệnh này thường gặp ở những người thanh niên, trung niên. Bệnh thường biểu hiện là đi đại tiện dịch dính kèm theo máu, bụng đau, đi tả, khó đi đại tiện. Bước đầu chẩn đoán là bệnh thấp nhiệt; khi soi ruột thấy, màng dính ruột chảy máu, mọng nước, trên bề mặt màng dính có hạt hoặc loét sưng mủ. Phương thuốc Đông y này có mật quạ, bồ công anh, tử hoa địa đinh có tác dụng thanh nhiệt hóa thấp, mát huyết giải độc, bạch cập cầm máu, sắc đặc lượng nhiều bạch cập, có độ dírth cao, hình thành trong ruột một lớp keo hỏa màng có độ dày nhất định, và bạch liễm có tác dụng làm mòn cục thịt thừa, cùng với bạch liễm sẽ làm lành vết thương sinh cơ. ■Cách dùng của phương thuốc này là cho thuộc vào đường ruột, thuốc tiếp 180

BỆNH DẠ DÀY ở NGƯỜI GIÀ, PHƯƠNG PHÁP...

trực tiếp với bề mặt ruột bị loét, trải đều trên diện tích rộng, lượng hấp thụ nhiều, tác dụng mạnh, tác dụng phụ ít, là phương thuốc tốt nhất để chữa trị đường ruột, sử dụng lại đơn giản. XÚC

9.6. Phương thuốc gan khí phạm ti bụng đau Thống tả yếu phương Thành phần: Bạch truật sao 18g, bạch thược sao 12g, trần bì 9g, phòng phong 6g. Cách dùng: Làm thành viên, mỗi lần dùng lOg, mỗi ngày uống ba lần, hoặc sắc thuốc uống, sắc các vị thuốc tiêu làm hai lần, uống làm hai lần, mỗi ngày dùng 2 thang. Công hiệu: Tả gan, kiện tì. Chủ trị: Viêm kết tràng tính loét mạn tính (loại gan khí phạm tì). Bệnh thường biểu hiện là đi tả, nguyên nhân là do sau khi bị kích độc hoặc tinh thần căng thẳng mà phát sinh bụng đau, đi tả. Sau khi đi tả sẽ giảm đau, ngực sườn trướng đau, khoang bụng bí bích, sắc lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng, mạch căng nhỏ. Kê thỉ đằng mễ hồ Thành phần: Lá kê thỉ đằng tươi 6g, đạt mễ 30g. Cách dùng: Ngâm mềm, cho vào chậu đập đến nát, sau đó cho lượng nưóc, đường vàng thích hợp vào đun thành hồ (bột) rồi dùng. Công hiệu: Tả gan kiện tì, cầm tả. 181

HÀ LINH

9.7. Kiện ti viên Thành phần: Bạch truật 15g, mộc hương 5g, hoàng liên 5g, phục linh 15g, cam thảo 5g, nhân sâm 5g, thần khúc 6g, trần bì 6g, sa nhân 6g, mạch nha 6g, sơn tra 6g, sơn dược, 6g, nhục đậu khấu 6g. Cách dùng: Chế thành viên nhỏ, mỗi lần uống lOg, mỗi ngày dùng ba lần; hoặc lấy 1/2 lượng các vị thuốc trên sắc làm hai lần, uống làm hai lần mỗi ngày dùng 2 thang. Công hiệu: Kiện tì, tiêu thực, đạo trệ, thanh nhiệt. Chủ trị: Ti vị hư nhược, thức ăn tích tụ trong dạ dày, Bệnh thường biểu hiện là khoang bụng trướng, có khối cứng, ăn ít, khó tiêu hóa, đi đại tiện phân lỏng, hoặc khó đi, rêu lưỡi nhờn vàng, mạch yếu. Chú ý: - Bệnh này lấy biểu hiện là khoang bụng trướng, có khối cứng, đại tiện phân lỏng, rêu lưỡi nhờn, mạch yếu làm trọng tâm để phân tích khảo chứng. - Phương thuốc này dùng để chữa trị viêm dạ dày mạn tính, viêm kết tràng mạn tính, loét bộ phận hình tròn cầu tá tràng, loét dạ dày, tiêu hóa không tốt. 9.8. Sâm linh bạch truật tán Thành phần: Nhân sâm 6g, phục linh 9g, cây cát cánh 6g, sơn dược 12g, cam thảo 5g, bạch biển đậu 12g, liên tử nhục 9g, sa nhân 6g, ý dĩ nhân 15g. 182

BỆNH DẠ DÀY ở NGƯỜI GIÀ, PHƯƠNG PHÁP...

Cách dùng: sắc thuốc uống, mỗi lần sắc làm hai, uống làm hai lần, mỗi ngày dùng một thang. Công hiệu: Bổ tì, kiện vị, cầm tả. Chú ý: Viêm kết tràng tính loét mạn tính (loại tì vị khí hư); bệnh thường biểu hiện là bụng sôi, đi tả,., phân kèm theo thực phẩm chưa được tiêu hóa và dịch trắng, trắng nhiềú, đỏ ít, sau khi ăn xong bụng trương, tinh thần mệt mỏi, sắc lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng, mạch hư. 10. P h ư ơ n g p h á p trị b ệ n h u n g th ư tá trà n g

10.1. Tiểu hoạt lạc đơn (viên, miếng) Thành phần: Chế xuyên ô 20g, chế thảo ô 20g, địa long 15g, nhũ hương chế lOg, mạc dược lOg, đảm nam tinh lOg. Cách dùng: Chế các thuốc trên thành viên mật, viên bột, uống, viên mật, mỗi lần một viên, mỗi ngày dùng 2 ba lần, viên bột mỗi lần dùng l,5g. Nếu là thuốc tễ thì mỗi ngày dùng hai lần phiến tễ, mỗi lần bốn miếng, mỗi ngày hai lần. Chia ra dùng với rượu vang hoặc nước ấm. Công hiệu: Trừ phong trừ thấp, hoạt lạc, thông tê, thông khí, giảm đau. Chủ tự.' Viêm kết tràng mạn tính, ung thư tá tràng. Bệnh thường thấy là khoang bụng trướng, khó chịu, có lúc thổ chua, sau khi ăn thì lại thổ ra, sau khi thổ được sẽ giảm đau; thích ấm áp nhưng' sợ xoa bóp, ợ khí, đi đại tiện phân lỏng có kèm 183

HÀ LINH

theo máu, thân thể gầy lưỡi nhạt có vết răng, đầu lưỡi đỏ thẫm, rêu lưỡi mỏng nhờn, mạch trầm nhỏ, hơi căng. 10.2. Bán hạ tả tâm thang Thành phần: Bán hạ lOg, đảng sâm lOg, chích cam thảo lOg, diên hổ tố lOg, hoàng cầm 5 - lOg, gừng khô 5 lOg, hoàng liên 5 - 10 g, sao mạch nha 30g. Cách dùng: sắc thuốc uống làm hai lần, mỗi ngày dùng một thang. Công hiệu: Tiêu khối cứng, phù chính, điều hòa nhiệt. Chủ trị: Tá tràng ung tích. 10.3. Thấp giáng thùa khí thang Thành phần: Thục phụ tử 9g, gừng bán hạ 9g, hoa hồng 9g, đại hoàng tươi 9g (cho vào sau), natrisunphat ngậm nước 9g (pha), bổ cốt chi 12g, hoàn phúc hoa 12g (sắc), trần bì 12g, thảo nhân 12g, chỉ thực 12g, hậu phác 12g, đại giả thạch 30g (sắc trừớc). Cách dùng: sắc làm hai lần, uống ấm, mỗi ngày một thang, dùng thuốc trong 2 tháng làm 1 quá trình chữa trị. Công hiệu: ô n tì, trợ dương, tản kết, giảm đau. Chủ trị: Tá tràng ung tích; bệnh này thường thấy là khoang dạ dày trướng đau, ợ khí, ăn ít, nôn oẹ, ứ dạ dày cảm thấy lạnh nếu ấm thì cảm thấy dễ chịu, bụng trương bí tiện sợ lạnh, chân tay lạnh, sắc lưỡi nhạt tối hoặc lưỡi béo mềm, bên cạnh lưỡi có vết răng, mạch trầm nhỏ. 184

BỆNH DẠ DÀY ở NGƯỜI GIÀ, PHƯƠNG PHÁP...

11.

Phươ ng p h á p trị b ệ n h u n g th ư k ế t trà n g và trự c

trà n g

11.1. Tán kết định thông thang Thành phần: Đương quy 30g, xuyên khung 12g, đơn bì, ích mẫu thảo 9g, hắc giới huệ 6g, nhũ hương 3g, sơn tra 9g, thảo nhân 6g. Cách dùng: sắc thuốc làm hai lần, uống làm hai lần mỗi ngày dùng 2 thang. Công hiệu: Hoạt huyết, tản kết định thống. Chủ trị: Phụ nữ sau khi sinh đẻ bị tích tụ máu bên trong. Bệnh thường biểu hiện là sau khi sinh đẻ bị đau bụng, máu đóng thành khối, sờ vào thấy đau. Chú ý: - Bệnh này lấy các biểu hiện là bụng đau, không được sờ vào chỗ đau, sắc lưỡi tối đỏ, mạch căng làm trọng tâm phân tích khảo chứng. - Phương thuốc này dùng để chữa trị đau bụng kinh, tắc kinh. - Phương thuốc này còn dùng để chữa trị viêm khoang chậu mạn tính, ung thư kết tràng, ũng thư trực tràng. 11.2. Gừng khô ôn trung thang Thành phẩn: Xích huyện xà phấn 30g, mạc thực tử 12g, vũ dư lương 30g, phụ tử 6g, gừng khô 6g, kha tử nhục lOg, nhục đậu khấu 6g, tử hà xa phấn 25g, chích ngũ bội tử 185

HÀ LINH

45g, chế nhũ hương 15g, mộc dương 15g. Cách dùng: Nghiền các vị thuốc trên thành bột, mỗi lần uống 3g, mỗi ngày dùng 2 - ba lần. Công hiệu: ô n trung giải hàn, hoạt huyết tiêu tích trừ ứ đọng. Chủ trị: Ung thư trực tràng. 11.3. Phương thuốc chữa trị ung thư ruột Thành phần: Bạch đầu ông 30g, mã xỉ hiện 15g, bụng hoa xà thiệt thảo 15g, sơn từ cô 15g, hoàng bách lOg, tượng bối mẫu lOg, đương quy lOg, xích thược lOg, quảng mộc hương lOg, sao chỉ xác lOg. Cách dùng: sắc thuốc uống, mỗi ngày dùng một thang, ba thang là 1 quá trình chữa trị. Dùng phối hợp với thuốc rửa ruột Đông y: Hoa hổng, mật quạ, mỗi loại 15g, bại tương thảo 30g, thổ phục linh 30g, bạch hoa xà thiệt thảo 30g, hoa nhuỵ thạch 6g, huyết kiệt lOg, tạo giác thích lOg; mỗi ngày dùng một lần. Gia giảm: Nếu đi đại tiện có kèm theo máu và mủ thì cho thêm quản chúng thán, tắc bách thán, địa du tươi... Nếu đau bụng đi táo bón thì cho thêm nguyên hồ, qua lâu nhân, hỏa ma nhân; nếu đi đại tiện phân lỏng thì cho thêm kha tử, xích thạch chi, thạch lưu bì... Nếu bụng sưng thành khối thì cho thêm biết giáp, quy bản, xuyên sơn giáp. Nếu chuyển dịch lympho thì cho thêm hạ khô thảo, hải tảo, côn bố... Nếu khí huyết yếu thì cho thêm đảng sâm, hoàng kỳ, 186

BỆNH DẠ DÀY ở NGƯỜI GIÀ, PHƯƠNG PHÁP...

hoàng tinh... Công hiệu: Thanh giải, thấp nhiệt, hóa đờm, tản kết. Chủ írị: Ung thư trực tràng giai đoạn cuối. Chú ý:- Nguyên nhân và nguy cơ bệnh này chủ yếu là do thấp nhiệt ôn kết hạ chủ đại tràng, tích tụ khối u. Phương pháp trị liệu là thanh giải thấp nhiệt, hóa đờm tản kết làm nguyên tắc. Phương thuốc Đông y chọn dùng bạch đầu ông, mã xỉ hiên, xà thiệt thảo, hoàng bách, sơn từ cô, tượng bối mẫu để thanh nhiệt hóa đcfm tản kết; đương quy, xích thược, quảng mạc hương, sao xác chỉ để thông khí hoạt huyết tiêu tích. Theo sách nghiên cứu dược lý thì bạch đầu ông, khổ sâm, hoàng bách, xà thiệt thảo, sơn từ cô, mật quạ... có tác dụng chống và khống chế bệnh ung thư ở mọi giai đoạn. Ngoài ra, nếu áp dụng phương pháp rửa ruột và uống thuốc, làm cho thuốc tiếp xúc trực tiếp đến 'chỗ bị ung thư, phát huy được tác dụng chống ung thư của thuốc, từ đó mà thu được kết quả tốt trong điều trị. 11.4. Thanh tràng tiêu thũng thang Thành phần: Bát nguyệt tất 15g, mộc hương 9g, hồng đằng 15g, bạch hoa xà thiệt thảo 30g, cây bạt kháp 30g, khổ sâm 15g, nho đằng rừng 30g,.ý dĩ nhân 30g, đơn sâm 15g, địa biết trùng 9g, ô mai nhục 9g, qua lâu nhân 30g, bạch mao đằng 30g, phương vĩ thảo 15g, quán trọng thán 30g, lau chi liên 30g, con thạch sùng 4,5g (nghiền thành bột uống làm ba lần). 187

HÀ LINH

Cách dùng: sắc thuốc uống, sắc làm hai lần uống làm hai lần, mỗi ngày dùng một thang, sắc còn khoảng 200ml nước thuốc, bảo quản để rửá ruột. Công hiệu: Thanh nhiệt, giải độc, lợi thấp, hóa tích tụ, chống ung thư. Chủ trị: ưng thư ruột già (ung thư kết tràng); bệnh thường biểu hiện là thể lực gầy yếu, bụng đau, đặc biệt là bụng dưới, đi đại tiện ra máu, sắc lưỡi đỏ tối, mạch căng. 11.5. Tiêu tích thông kinh viên Thành phần: Hương phụ lOOg, lá ngải 20g, đương quy 20g, địa hoàng tươi 20g, xuyên khung lOg, thảo nhân lOg, xích thược lOg, hoa hồng lOg, tam lăng lOg, nga truật lOg, cam tất 2g (pha uống). Cách dùng: Chế thành viên nhỏ, mỗi lần uống lOg, mỗi ngày dùng ba lần, trước khi đi ngủ thì uống (không cho muối); có thể lấy 1/6 lượng các vị thuốc trên sắc thuốc làm hai lần, uống làm hai lần mỗi ngày dùng một thang. Công hiệu: Giải trừ khối tích thông kinh, giảm đau. Chủ trị: Đau bụng kinh máu tụ trong bụng làm đau, đau dưới rốn, hoặc kinh nguyệt thất thường, sốt, mệt mỏi. Chú ỷ: + Bệnh này lấy chứng đau bụng kinh, máu tụ trong bụng làm đau, đau một chỗ cố định, thân thể mệt mỏi mạch nhỏ làm trọng tâm để phân tích khảo chứng. 188

BỆNH DA DÀY ở NGƯỜI GIÀ, PHƯƠNG PHÁP...

+ Phương thuốc này dùng để điều trị tắc kinh, đau kinh. + Phương thuốc này còn dùng đế’ chữa trị ung thư tử cung, ung thư kết tràng, ung thư trực tràng. 11.6. Huyết chứng viêm Thành phần: Ngũ linh chi 15g, dại hoàng 15g, cam thảo sáo 15g, thảo nhân 15g, địa hoàng tươi 21g, ngưu tất 12g, quan quế 6g, huyền hồ tố 16g, đương quy thân 18g, tam lăng 9g, nga truật 9g, xích thược 9g, xuyên khung 9g, hồ phách 3g, nhũ hương 3g, một dược 3g. Cách dùng: Đun với rượu, chế thành viên nhỏ, mỗi lần uống 5g, mỗi ngày dùng ba lần. Công hiệu: Hoạt huyết trừ tích. Chủ trị:/Can tì sưng viêm. Chú ý: - Bệnh này lấy các biểu hiện đau bụng, sườn đau, lâu ngày không khỏi, gầy, mạch căng làm trọng tâm để phân tích khảo chứng. - Phương thuốc này dùng để chữa trị can cứng hóa, tì sưng to, phụ nữ viêm khoang chậu mạn tính, có thai ngoài tử cung, khối u ở cơ tử cung, nang thư cổ tử cung, ung thư kết tràng, ung thư trực tràng, ung thư tế bào lympho. 11.7. Tiêu hạ phá huyết thang Thành phần: Đại hoàng, xích thược, đương quy, chi tử, địa hoàng tươi, mỗi vị 5g; sài hồ, xuyên khung, ngũ linh 189

HÀ LỈNH

chi, mộc thông, chỉ thực, hoa hổng, ngưu tất, trạch lan, tô mộc, hoàng cầm, thảo nhân, mỗi loại 3g. Cách dũng: sắc thuốc làm hai lần, cho thêm vào để uống cùng, mỗi ngày dùng 2 thang. Công hiệu: Hoạt huyết, trừ tích tụ, thông khí, giảm đau. Chủ trị': Hoành cách mô dưới bị thương, tích tụ máu bên trong, đau. Chú ý: - Bệnh này lấy các triệu chứng khoang bụng đau, mạch căng làm trọng tâm để phân tích khảo chứng. - Phương thuốc này dùng để trị liệu dính ruột sau khi phẫu thuật, ung thư cổ tử cung, ung thư kết tràng, ung thư trực tràng. 11.8. Hoa hồng tán Thành phần: Hoa hồng lOg, tắc bách diệp lOg, kinh giới huệ lOg, chỉ xác 5g. Cách dùng: Nghiền thành bột, mỗi lần uống 6g, một ngày dùng ba lần. sắc thành thuốc làm hai lần, uống làm hai lần, mỗi ngày uống hai thang. Công hiệu: Thanh tràng cầm huyết, sơ phong hành khí. Chủ trị: Ruột bẩn độc; bệnh thường biểu hiện là sắc máu tươi, hoặc trong phân có máu, bệnh lòi dom ra máu. Chú ý: + Bệnh này lấy các chứng đột nhiên chảy máu, sắc máu 190

BỆNH DẠ DÀY ở NGƯỜI GIÀ, PHƯƠNG PHÁP...

tươi làm trọng tâm để phân tích khảo chứng. - Phương thuốc này dùng để điều trị bệnh lòi dom ra máu, hậu môn rách chảy máu. - Phương thuốc này còn chữa trị bộ phận dưới ruột già bị tổn thương, ra máu, ung thư trực tràng và chảy máu. - Phương thuốc này là phương thuốc cơ bản để chữa trị ung thư trực tràng. 11.9. Hóa chứng hồi sinh đơn Thành phần: Nhân sâm 180g, an nam quế 60g, lưỡng dầu tiêm 60g, cầy hương 60g, phiến tử 60g, cây nghệ 60g, công đinh hương 90g, xuyên tiêu thán 60g, manh trùng (ruồi trâu) 60g, tam lãng 60g, bồ hoàng thán 30g, tàng hoa hồng 60g, tô mộc 90g, thảo nhân 90g, tô tử tương 90g, ngũ linh chi 60g, giáng chân hương 60g, đương quy vĩ 60g, một dược 60g, hương phụ 60g, ngô thù du 60g, điên hồ tố 60g, con đỉa 60g, a giao 60g, xuyên khung 60g, nhũ hương 60g, gừng lương 60g, ngải thán 60, thục địa 120g, bạch thược 120g, hạnh nhân 90g, tiểu hồi hương 90g, ích mẫu cao 240g, đại hoàng 240g, biết giáp giao 480g, mễ thổ (giấm gạo) 720ml. Cách dùng: Chế thành viên nhỏ, mỗi lần dùng 5g, mỗi ngày uống ba lần, uống với nước ấm. Công hiệu: Trừ tích tụ máu, tiêu khối. Chủ trị: Tích tụ máu, bệnh thường biểu hiện là tích tụ thành khối không đau; huyết tê; phụ nữ trước ngày có kinh 191

H À LIN H

nguyệt thường đau bụng, người ta còn gọi là đau kinh; phụ nữ hành kinh nhưng hàn nhiệt; phụ nữ có kinh, ăn đồ sống lạnh bụng rồi đau; phụ nữ tắc kinh; phụ nữ có kinh sắc máu đen, thậm chí vón thành cục; phụ nữ sốt rét, bên trái sườn đau nhưng hàn nhiệt; thắt lưng đau do ngã, máu chết; sau khi sinh đẻ ấn vào bụng dưới đau, tích tụ do vết thương đao kiếm. Chú ý: + Bệnh này lấy các triệu chứng ấn vào bụng thấy đau, sắc lưỡr đỏ, mạch căng làm trọng tâm phân tích khảo chứng. + Phương thuốc này dùng để chữa trị bệnh loét do vết thương, đau kinh, các loại tổn thương thân thể khác. + Phương thuốc này còn chữa trị ung thư dạ dày, ung thư gan, ung thư kết tràng, ung thư trực tràng, ung thư thịt lympho ung thư cơ tử cung, ung thư cổ tử cung. + Phương thuốc này còn chữa trị viêm khớp do phong thấp, viêm khoang chậu mạn tính, viêm phụ khoa mạn tính. 11.10. Nhị hoàng tán kết thang Thành phần: Hoàng kỳ 30g, hoàng tinh 15g, câu kỷ tử 15g, kê huyết đằng 15g, hoa hồng 15g, bại tương thảo 15g, mã xỉ hiện 15g, tiền hạc thảo 15g, bạch anh 15g. Cách dùng: Sau khi phẫu thuật hồi phục được một tháng, thì tiến hành chữa trị phối hợp với thuốc Đông y. Mỗi ngày dùng một thang, chia uống làm hai lần, năm tuần 192

BỆNH DẠ DÀY ở NGƯỜI CIÀ, PHƯƠNG PHÁP...

là một quá trình chữa trị. Mỗi quá trình chữa trị kết thúc phải chẩn đoán lại, thường là phải chữa trị trên ba năm. Gia giảm: Loại tì thận lưỡng hư thì cho thêm đảng sâm 15g, bạch truật, cây tơ hồng, nữ trinh tử mỗi loại lOg; loại tì vị bất hòa thì cho thêm đảng sâm 15g, bạch truật, trần bì, phục linh, bán hạ mỗi vị lOg; loại tâm tì lưỡng hư thì cho thêm đảng sâm, nhân táo, mỗi vị 15g, phục linh, đương quy mỗi vị lOg. Nếu táo bón thì cho thêm đông qua nhân, hỏa ma nhân, mỗi vị lOg, phạm tá diệp 6g; đi đại tiện phân lỏng thì cho thêm tiêu dĩ nhân 15g, kha tử nhục, nhi trà, mỗi vị lOg; đi đại tiện có dịch dính hoặc dịch dính có kèm theo máu thì cho thêm địa du, thạch lựu bì, mỗi loại lOg, hoa hồng, mã xỉ hiện, mỗi loại 15g; bụng đau và trướng thì cho thêm nguyên hồ, hương phụ, ô dược, xuyên luyện tử mỗi loại lOg. Trong thời gian chẩn đoán chữa trị thì cho thêm bạch hoa xà thiệt thảo, bán chi liên, mỗi loại 30g, đồng lê căn 15g. 12. Phương ph áp trị bệnh ứ đọng dịch th ể dạ dày

Đại trừ khí thang gia

vị

Thành phần: Đại hoàng lOg, sunphatnatri ngậm nước 12g, chỉ thực 12g, hậu phác 12g, hoàng liên 12g, cau 12g, khiêm ngưu tử 12g, nga truật 12g. Cách dùng: sắc thuốc uống, mỗi ngày dùng một thang, hai tuần làm 1 quá trình chữa trị. Công hiệu: Tiêu giải, ứ đọng. Tiêu khối cứng, trừ 193

HÀ LINH

trướng bụng, hết tiêu chảy. Chủ trị: Bệnh ứ đọng dịch thể dạ dày dẫn đến bệnh đái đường. 13. P h ư ơ ng p h á p trị b ệ n h đ a u d ạ d à y tổ n g hợp

13.1. Loại gan ức khí trệ Biểu hiện lâm sàng: Đi táo bón, muốn đi đại tiện mà không được, bụng trương, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch huyền. Nguyên tắc chủ trị: Sơ can lý khí. Thành phần. Trầm hương 9g (cho vào sau), mục hương 12g (cho vào sau), quả cau 12g, ô dược 12g, chỉ thực 20g, đại hoàng 6g, uất kim 12g, hậu phác 9g, phục linh 12g. Chủ trị: Phương thuốc này chọn trầm hương, cau để hạ khí; mộc hương, ô dược, uất kim để lý khí khai cầm đau; hậu phác để thông khí; dùng chỉ thực dị xác để tăng cường công dụng hạ khí: đại hoàng để thông tiện đạo trệ, phục linh kiện tì, phối hợp dược liệu điều lí tì vị, thuận khí đạo trệ chi hiệu. Gia giảm: Bụng đau thì cho thêm diên hồ tố 12g, thanh bì 9g, bạch thược 15g hành khí giảm đau, can ức hóa nhiệt; miệng đắng hông khô, có'thể thêm hoàng cầm 12g, hỏa cúc 15g thanh can nhiệt. Thuốc bào ch ế sẵn: Sài hồ sơ gan tán, mỗi lần một gói, uống với nước,ấm, mỗi ngày dùng ba lần; hoặc tứ nghịch tản, mỗi lần dùng một gói, uống với nước ấm, mỗi ngày 194

BỆNH DẠ DÀY ở NGƯỜI GIÀ, PHƯƠNG PHÁP...

dùng một lần; hoặc từ ma thang khẩu phục mỗi lần dùng một cành, mỗi ngàv dùng ba lần; hoặc hóa tích khấu phục dịch, mỗi ngày dùng ba lần, mỗi lần dùng một cây. + Các bài thuốc dân gian - Sài hồ Ig, bạch thược 15g, đơn sâm 20g, chỉ xác lOg, đảng sâm 20g, bạch truật lOg, phục linh lOg, tố linh hoa lOg, sa nhân lOg (cho vào sau). Trần bì 6g, cam thảo 6g. sắc thuốc làm hai lần dùng hai lần, mỗi ngày dùng một thang. - Sài hồ lOg, bạch thược 15g, chỉ xác 9g, bồ công anh 15g, đại hoàng lOg (cho vào sau), xuyên phác 9g (cho vào sau), ô dược lOg, trần bì 6g, thanh bì 6g, cam thảo 6g. sắc thuốc làm hai lần uống hai lần. Mỗi ngày dùng một thang. - Đại hoàng lOg (cho vào sau). Natriuníat ngậm nước lOg (pha vào), chỉ xác lOg, thanh bì 6g, uất kim lOg, chỉ thực lOg, đơn sâm 20g, thảo nhân lOg, cam thảo 6g. sắc làm hai lần dùng làm hai lần. Mỗi ngày dùng một thang. + Liệu pháp ăn uống trị bệnh - Cháo trần bì: Trần bì lOg, phật thủ 15g, canh mễ lOOg, cho thêm một ít muối. Nấu thành cháo, cho gia giảm vào, mỗi ngày dùng một thang. - Trà hoa hồng: Hoa hồng 9g. Cho trà vào ấm, đổ nước sôi vào, đậy nắp, có thể dùng dần. - Trà sài trần hoàng mễ: Sài hổ lOg, trần bì 6g, canh mễ 50g. Rang canh mễ đến khi có màu vàng, cho các vị thuốc trên vào nồi sắc cùng với nước, sắc còn nửa bát, 195

HÀ LINH

dùng dần. Mỗi ngày dùng một thang. 13.2. Loại gan úc ti hư Biểu hiện ỉâm sàng: Bụng đau, tiêu chảy, thường phát sinh vào lúc nóng giận, tinh thần căng thẳng đi tiêu chảy xong bụng sẽ giảm đau, ruột kêu, ợ khí, đánh trung tiện nhiều lần, dễ nổi cáu, tiêu hóa không tốt, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch huyền. Nguyên tắc chủ trị: ức gan, phù tì. Thành phần: Phương thuốc trị đau bụng, đi tả, gồm có các vị thuốc; Bạch truật 15g, phật thủ 12g, phòng phong 12g, trần bì 9g, uất kim lOg, cam thảo 6g, sài hồ 12g, ninh mộc hương 9g (cho vào sau), ninh cát căn 18g. Công hiệu: (phương giải) phương thuốc Đông y chọn bạch truật, đảng sâm để kiện tì táo thấp, phối hợp với bạch truật để dưỡng huyết mềm can. Dùng bạch thược cùng với cam thảo có khả năng hoãn cấp giảm đau, trị đau bụng; trần bì, phật thủ, mộc hương lí khí kiện tì, và trung hóa thấp; ninh cát căn, phòng phong, tinh thanh, cầm tả; sài hồ, uất kim để tăng cường sức sơ can giải úc. Gia giảm: Người dễ nóng giận buồn phiền thì cho thêm long đản thảo 12g, chi tử 12g, mẫu đơn bì 12g có tác dụng thanh tiết can hóa; người đêm ngủ bất an thì cho thêm sa táo nhân 15g, dạ giao đằng 15g, đá nam châm 20g (sắc trước) có tác dụng an thần định chí. Thuốc ■ ‘bào chê' sẵn: Tiêu dao tản, mỗi ngày một gói, 196

BỆNH DẠ DÀY ở NGƯỜI GIÀ, PHƯƠNG PHÁP...

Uống với nước ấm, mỗi ngày dùng ba lần; hoặc việt cúc viên, mỗi lần một viên, uống với nước ấm, mỗi ngày ba lần; hoặc tứ nghịch tản, mỗi lần một gói, uống với nước ấm, mỗi ngày dùng ba lần. + Các bài thuốc dân gian - Bạch truật 15g, phòng phong lOg, đảng sâm 20g, trần bì 6g, chỉ xác 9g, đại phúc bì lOg, uất kim lOg, thanh bì 6g, xuyên huyện tử lOg, cam thảo 6g. sắc làm hai lần, uống làm hai lần. Mỗi ngày dùng một thang. - Sài hồ lOg, bạch truật lOg, xuyên phác lOg (cho vào sau), chỉ xác 9g, trần bì 6g, pháp hạ lOg, phục linh 15g, ỏ dược lOg, thanh bì 6g, cam thảo 6g, sắc làm hai lần, uống iàm hai lần. Mỗi ngày dùng một thang. - Thương truật lOg, bạch truật lOg, phòng phong 9g, trần bì 6g, chỉ xác lOg, ô dược lOg, thanh bì lỌg, hạ khô thảo lOg, bồ công anh lOg, cam thảo 6g. sắc làm hai lần, uống làm hai lần. Mỗi ngày dùng một thang. + Liệu pháp ăn uống trị bệnh bạch sạch trên, lòng

Đảng sâm sa nhân nấu với lòrtg lợn; Đảng sâm 20g, truật lOg, sa nhân lOg, lòng lợn 800g. Trước tiên rửa lòng lợn, thái thành miếng, cho cùng với các vị thuốc cho thêm lượng nước sạch thích hợp, nấu đến khi lợn nhừ, cho muối và gia giảm vào. Mỗi ngày dùng

một thang. - Cửu lý hương đảng sâm nấu với thịt lợn nạc: Đảng 197

HÀ LINH

. sâm 30g, cữu lá hương 15g, trần bì' lOg, sa nhân lOg, thịt lợn nạc lOOg. Trước tiên rửa sạch thịt, thái thành miếng, cho vào nồi nấu cùng với các vị thuốc trên. Mỗi ngày dùng một thang. - Đảng sàm phật thủ trà: Đảng sâm 15g, phật thủ lOg, trần bì 9g, sa nhân 9g. Cho các vị thuốc trên vào nồi nấu thành trà uống. Mỗi ngày dùng một thang. 13.3. Loại tì vị hư nhược Biểu hiện lâm sàng: Thức ăn không đảm bảo (như ăn. đồ lạnh, thô cứng, mỡ ngấy...) rất dễ phát sinh đi đại tiện nhiều lần, chất phân lỏng hoặc chưa tiêu hóa, còn kèm theo cả dịch dính màu trắng. Người bệnh cảm thấy khoang bụng khó chịu bộ phận bụng ấn đau, sắc mặt khô vàng, thần sắc mệt mỏi, bợ lưỡi trắng nhạt, mạch tỉ nhược. Nguyên tắc chủ trị: Kiện tì dưỡng vi, hóa thấp. ThànHPhần: Sâm linh bạch truật tản gia giảm, gồm có các vị thuốc: Đảng sám 20g, hoàng kỳ 15g, bạch truật 15g, phục linh 15g, sa nhân 6g, (cho vào sau), trần bì 6g, cát cánh 9g, biển đậu 2g, liên tử nhục 15g, ý dĩ nhân 30g, hoắc hương 12g, cam thảo 6g. Công hiệu: Thuốc Đông y chọn đảng sâm, bạch truật, phục linh, cam thảo, hoàng kỳ, có tác dụng kiện tì ích khí làm chủ; phối hợp với biển đậu, ý dĩ nhân chứa cam đạm, liên tử nhục chứa cam xát trợ giúp bạch truật (cam đạm của ý dĩ nhân, cam xát của liên tử nhục trợ giúp bạch truật) 198

BỆNH DẠ DÀY ở NGƯỜI GIÀ, PHƯƠNG PHÁP...

có tác dụng kiện tì, lại còn có khả năng trìt thấp, cầm tả; cát cánh khai tuyên phổi khí, dưỡng toàn thân. Gia giảm: Người đau bụng, thì cho thêm ô dược 12g, bạch thược 30g, diên hồ tố 12g, có tác đụng lí khí cầm đau; người lạnh bụng và đi tả, thì cho thêm giá pháo khương (gừng gia pháo) 9g, hầm mộc hương 9g, (cho vào sau), thục phụ khối 9g, có tác dụng ôn bổ tì dương. Thuốc bào ch ế sẵn: Sâm linh bạch truật tản, mỗi lần dùng một gói uống với nước ấm, mỗi ngày dùng ba lần; hoặc kiện tì viên mỗi lần dùng 9g, uống với nước ấm, mỗi ngày dùng ba lần; hoặc trần hạ lục quân tử viên, mỗi lần dùng một viên, uống với nước ấm, mỗi ngày dùng ba lần. + Các bài thuốc dân gian - Đảng sâm 20g, bạch truật lOg, biển đậu lOg, phục linh 15g, hoài sơn 15g, chỉ xác lOg, hoàng kỳ 30g, mạch nha 15g, thần khúc lOg, cam thảo 6g. sắc thuốc làm hai lần uống hai lần, mỗi ngày dùng một thang. - Đảng sâm 20g, thương truật lOg, hoài sơn 15g, phục linh 15g, dĩ nhân 20g, hoàng kỳ 20g, biển đậu 15g, trần bì 6g, cam thảo 6g. sắc làm hai lần, mỗi thang uống hai lần, mỗi ngày dùng một thang. - Hoàng kỳ 20g, bạch truật 15g, phục linh 15g, râu ngô 15g, xa tiền tử 15g, hoài sơn 15g, bổ cốt chi lOg, bạch dậu khấu lOg, cam thảo 6g. sắc làm hai lẩn, uống làm hai lần, mỗi ngày dùng một thang. 19 9 .

HÀ LINH

+ Liệu pháp ăn uống trị bệnh - Cháo gạo nếp, gừng khô: Gừng khô lOg, gừng cao lương lOg, gạo nếp lOOg, đường đỏ, lượng thích hợp. Trước tiên đem gừng khô, gừng cao lương nghiền thành bột. Cho nước sôi vào nồi cùng với gạo nếp đã vo sạch và các vị thuốc trên nấu thành cháo, mỗi ngày dùng một thang. - Cháo sâm kỳ hồng táo nấu với gạo nếp: Đảng sâm 30g, hoàng kỳ 30g, táo đỏ 10 trượng, lượng gạo nếp thích hợp, cho thêm một ít muối. Cho tất cả vào nồi cùng với lượng nước thích hợp để nấu cháo. Mỗi ngày dùng một thang. - Bạch hồ tiêu nấu với lòng lợn: Bạch hồ tiêu 15g, lòng lợn 1 bộ, trần bì 9g, gừng tươi 3 miếng. Trước tiên rửa sạch lòng lợn, lấy hồ tiêu giã vụn, cho vào lòng lợn, và cho thêm một lượng nước thích hợp, sau đó buộc chặt 2 đầu lòng lợn, đun nhỏ lửa đến khi chín nhừ, cho thêm gia giảm vào, ăn làm hai lần, mỗi ngày dùng một thang. 13.4. Loại đại tràng tảo nhiệt Biểu hiện lảm sàng: Bụng trướng và đau, đi táo bón, cứng, ngày đi nhiều lần nhưng phân khó ra, sờ vào bụng thấy cứng. Mặt đỏ ra nhiêu mồ hôi, trong lòng phiền muộn miệng khô muốn uống nước lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch hoạt sổ. Nguyên tắc chủ trị: Tiết nhiệt thanh tràng, hành khí thông tiện. Thành phần: Ma tử nhân viên gia giảm, gồm có: Đại 200

BỆNH DẠ DÀY ở NGƯỜI GIÀ, PHƯƠNG PHÁP...

hoàng 6 - 9g, hổ tượng 20g, hỏa ma nhân 30g, hạnh nhân 15g, bạch thượng, chỉ thực các 20g, hậu phác 9g, bạch truật 30g. Công hiệu: Phương thuốc Đông y chọn hỏa nhân là vị thuốc chủ yếu có tác dụng nhuận tràng thông tiện; thêm đại hoàng, hổ trượng có tác dụng thông tiện tả nhiệt, hạnh nhân có tác dụng tuyên phổi khí mà thuận tràng giảm khí; bạch thược dưỡng âm hòa lí; chỉ thực, hậu phác có tác dụng hạ khí, tan kết, tăng cường sắc, giảm tiết thông tiện; dùng bạch truậl làm thành viên, nhuận táo hoạt tràng. Phối hợp toàn phương thuốc có tác dụng thông tiện tiết nhiệt để an khí. Gia giảm: Như táo nhiệt nội kết lâu ngày, làm hao thương âm dịch, biểu hiện là miệng khò, môi khô, lưỡi đỏ ít bựa, có thể dùng thêm dịch thang (huyền sâm 15g, mạch môn đông 15g, sinh địa hoàng 30g), có tác dụng dưỡng âm tăng dịch. Người vừa bị táo bón lại vừa bị tiêu chảy, thì dùng thêm đảng sâm 20g, bạch truật 30g, liên tử nhục 20g, uất kim 12g, phật thủ 12g, có lác dụng kiện tì ích khí, sơ gan lí khí. Thuốc hào chế sẵn: Ma tử nhân giao nang, mỗi lần dùng ba viên, dùng với nước ấm, mỗi ngày dùng ba lần; hoặc thông u nhuận tảo viên, mỗi lần dùng một viên, uống với nước ấm, mỗi ngày dùng ba lần. + Các bái thuốc dân gian Bạch tử nhân 15g, hỏa ma nhân 15g, úc tử nhân lOg, 201

HÀ LINH

đại hoàng lOg, (cho vào sau), hậu phác lOg, (cho vào sau), chỉ xác lOg, thái phục tử lOg, cam thảo 6g. sắc thuốc làm hai lần, uống làm hai lần. Mỗi ngày dùng một thang. + Liệu pháp ăn uống trị bệnh: - Mã đề hả triết thang: Mã đề lOOg, hải triết 60g, củ cải đỏ lOOg, trần bì 6g. Rửa sạch các vị thuốc trên cho vào nồi sắc, mỗi ngày dùng một thang. - Nước sa cát: Sa cát căn 500g, lượng mật ong thích hợp. Trước tiên bóc vỏ sa cát, giã lấy nước, cho vào mật ong. Dùng với nước lạnh, mỗi ngày dùng một thang. - Phiên tả diệp thuỷ: Phiên tả diệp 3g, phiên tả diệp cho vào cốc ngâm 15 phút. Mỗi ngày dùng hai lần. - Đại hoàng ngâm nước: Đại hoàng 9g, lượng mật ong thích hợp. Đại hoàng cho vào cốc ngâm 15 phút rồi cho mật ong vào dùng, mỗi ngày dùng từ 1 - hai lần. 13.5. Loại hán nhiệt th ố tạp Biểu hiện lâm sàng: Bụng đau, tiêu chảy, hoặc vừa tiêu chảy vừa táo bón; đại tiện có kèm theo dịch dính, trong lòng buồn phiền, miệng khô, lưỡi đỏ rêu lưỡi nhờn, mạch huyền hoạt. Nguyên tấc chủ trị: Cân bằng hàn. nhiệt, ích khí ôn trung. Thành phần: Ô mai viên gia giảm, gồm các vị thuốc: Ô mai 9g, hoàng liên 9g, hoàng bách 9g, hoa tiêu 4g, phụ tử 6g, pháo khương (gừng pháo) 6g, đảng sâm 15g, bạch truật 202

BỆNH DẠ DÀY ở NGƯỜI GIÀ, PHƯƠNG PHÁP...

15g, phục linh 12g, đương quy 6g, bạch truật 15g, cam thảo 6g. Công hiệu: Phương thuốc chọn ô mai sát tràng cầm tả; hoàng liên, hoàng bách có tác dụng vừa thanh nhiệt táo thấp vừa làm dày ruột, dạ dày; hoa tiêu (ớt), phụ tử có tác dụng ôn thận; pháo khương (gừng pháo) ôn trung dương; đảng sâm, bạch truật, phục linh, cam thảo có tác dụng kiện tì lợi khí sâm thấp; đương quy, bạch thược có tác dụng dụng làm mềm can và dưỡng can; bạch thược với cam thảo có tác dụng giảm đau. Gia giảm: Bụng dưới lạnh đau, bào chế sẵn hoàng liên cùng với tiểu hồi hương 9g, có tác dụng giải hàn giảm đau, lí khí hòa trung; đi đại tiện dính nhờn mỡ, khó chịu, thì cho thêm quả cau 9g, hậu phác 9g, có tác dụng hóa thấp đạo trệ. Thuốc bào chế sẵn: Ô mai viên, mỗi lần dùng 9g, dùng với nước ấm, mỗi ngày dùng ba lần; hoặc giao thái viên, mỗi lần dùng 9g dùng với nước sôi ấm, mỗi ngày dùng ba lần; thấp nhiệt viên, mỗi lần 4 - 6 viên, dùng với nước ấm, mỗi ngày dùng ba lần. + Các bài thuốc dân gian - Ô mai lOg, hoàng liên lOg, hoàng bách lOg, cát căn lOg, đảng sâm 20g, bạch truật lOg, phục linh 15g, biển đậu 12g, đại phúc bì lOg, chỉ .Kấc lOg, cam thảo 6g. sắc làm hai lần, dùng làm hai lần, mỗi ngày dùng một thang. - Đảng sâm 20g, bạch truật lOg, phục linh 12g, dĩ nhân 203

HÀ LINH

15g, hoàng liên lOg, hoàng cầm lOg, hỏa thán mẫu 20g, cứu tất ứng 15g, hương phụ lOg, đại hoàng lOg, (cho vào sau), cam thảo 6g. sắc làm hai lần, uống làm hai lần, mỗi ngày dùng một thang. - Ô mai lOg, hoàng liên lOg, thương truật lOg, ngân hoa 30g, nhục đậu khấu lOg, phụ tử 6g, pháo khương 6g, bạch thược 20g, huyền hồ tố lOg, bổ cốt chi lOg, thạch lựu bì lOg, cam thảo 6g. sắc làm hai lần, uống hai lần, mỗi ngày dùng một thang. + Liệu pháp ăn uống trị bệnh - Hồ tiêu ô mai trà: Hồ tiêu lOg, ô mai 5g, lá trà lOg. Tất cả cho vào nghiền thành bột, hòa vào nước sôi uống. Mỗi ngày dùng 1 - hai lần. - Nước thạch lựu chua với mật ong: Thạch lựu chua 2 quả, mật ong 20g. Trước tiên giã nát thạch lựu lấy nước, trộn đều với mật ong, hòa với nước sôi ấm uống, mỗi ngày dùng một lần, liên tục dùng 1 - 5 thang. 14. P hư ơ ng p h á p trị b ệ n h đi n g o à i m ạ n tín h

14.1. Bất gan thành đờm Biểu hiện lâm sànẹ: Đau bụng bên trái, một số bệnh nhân có thể đau ở bụng dưới bên trái; nếu nghiêm trọng thì bụng dưới bên phải cũng thấy đau, khi đại tiện phân nát, kèm theo một lượng chất dính, mỗi lần sau khi đau bụng dưới trái thì đi đại tiện, mỗi ngày số lần không nhất định, 204

BỆNH DẠ DÀY ở NGƯỜI GIÀ, PHƯƠNG PHÁP,,.

lưỡi hơi hồng nhợt... Nguyên tắc chủ trị: Sơ qua lí khí, khiến đờm tan biến. Thành phần: Tứ nghịch tán kết hợp với nhị trần thang, gồm có: Sài hồ 12g, bạch thược 12g, chỉ xác 12g, trần bì 12g, phục linh 15g, pháp bán hạ 12g, bạch truật 15g, thần khúc 12g, cam thảo 8g. Công hiệu: Sài hồ, thược dược trắng chỉ xác, cam thảo là tứ nghịch tán có tác dụng sơ can lí khí; trần bì, phục linh, pháp bản hạ, cam thảo là nhị trần thang, tác dụng khử đờm, trung hòa khí huyết; nếu thêm bạch truật, thần khúc vào kích thích tỳ để trợ giúp cho việc vận chuyển. Phần nói về đi ngoài trong sách "Tổng hợp trung y" đã chỉ ra rằng: "Người có đàm, dòm bị giữ lại trong phổi, ruột già không cố định; khiến dẫn đến loại đi ngoài này. Gia giảm: Nếu đi ngoài nhiều, người bị âm hư thêm lOg ô mai để bổ dương mát ruột, người bị nặng thêm lOg hậu phác, lOg tấn lang hóa đờm vận hành khí; người không hấp thụ được ngũ cốc (tinh bột) thêm sào cốt nha, mạch nha mỗi loại 30g để bổ tỳ kích thích tiêu hóa, người đi đại tiện ra máu thêm 20g tiên hạc thảo để cầm máu. Thuốc bào chê' sẵn: Tứ nghịch tán, mỗi lần một gói, uống khi nước ấm, mỗi ngày ba lần; hoặc sài hồ sơ can tán, mỗi lần một gói, uống khi nước ấm, mỗi ngày ba lần; hoặc tiêu dao hoàn, mỗi lần 9g, uống khi nước ấm, mỗi ngày ba lần. 205

HÀ LINH

+ Các bài thuốc dân gian - Sài hồ lOg, bạch truật 15g,.chỉ xác lOg, cam thảo 6g, hương phụ lOg, bạch truật lOg, phục linh 15g, ô dược lOg, bồ công anh 20g, khổ sâm lOg. sắc thuốc hai lần, chia làm hai lần uống. Mỗi ngày một thang. - Sài hồ lOg, bạch thược 15g, chỉ xác lOg, xuyên huyện tử lOg, đơn sâm 15g, tố hĩnh hoa lOg, phật thủ lOg, uất kim lOg, hỏa than mẫu lOg, cam thảo 6g. sắc thuốc hai lần chia hat lần uống. Mỗi ngày một thang. - Sài hồ 20, kích thược 15g, chỉ xác lOg, pháp hạ lOg, trần bì 6g, bạch truật 5g, phục linh 12g, hoàng linh lOg, mộc niên hoa 15g, cam thảo 6g sắc thuốc hai lần chia hai lần uống. Mỗi ngày một thang. + Liệu pháp ăn uống trị bệnh - Trần bì hấp trứng gà: Trần bì 6g, trứng gà 2 quả, gừng, hành, muối mỗi loại 1 ít. Đầu tiên rửa sạch trần bì cho vào nồi, sau khi mềm sẽ tán nghiền ra, đập trứng gà vào bát, cho vào bột trần bì, gừng, nửa thìa muối ăn, hấp chín cho thêm hành. Mỗi ngày một thang có thể liên tục dùng từ 3 - 5 thang. - Trần bì, mộc hương nấu thịt: Trần bì 3g, mộc hương 3g, thịt lợn nạc 250g. Đầu tiên nghiền nhỏ mộc hương và trần bì. Cho dầu vào chảo xào chín thịt, chín tái thì cho nước lạnh vào nấu canh, khi sắp chín cho trần bì và mộc hương vào, điều chỉnh lượng muối cho vừa là được. Ăn thịt, uống canh, mỗi ngày một lần. 206

BỆNH DẠ DÀY ở NGƯỜI GIÀ, PHƯƠNG PHÁP...

14.2. Loại cán trở gan úc thấp Biểu hiện lâm sàng: Mỗi lần thần kinh căng thẳng hoặc bị kích thích đều dẫn đến tình trạng trên, khi đi đại tiện phân nát, ít có chất dính, thường thì bụng hơi đau, mỗi ngày có thể đi đại tiện trên 10 lần. Sau mỗi lần ăn, đặc biệt là sau khi ăn sáng thì bụng đau và đi ngoài, sau khi đi ngoài thì bớt đau hơn, đi ngoài thường tuỳ theo sự biến đổi của tinh thần và phát tác theo chu kỳ, còn kèm theo các triệu chứng như đầy bụng, dạ dày sôi, chóng mặt, thức ăn ăn vào ứ đọng một chỗ, tứ chi mệt mỏi, phân nát, rêu lưỡi nhầy, nhu động mạch nhanh hoặc chậm. Nguyên tắc chủ trị: Bổ tỳ, tảo thâp hóa học (lẩu). Thành*phần: Phương thuốc cần để chữa đau bụng đi ngoài cùng với sự tăng hay giảm của thang hiếu phác hạ linh, gồm có các vị thuốc: Bạch truật 15g, bạch thược 12g, trần bì 9g, phòng phong 12g, hoắc hương lOg bản hạ lOg, xích linh 15g, hạnh nhân lOg, ý dĩ nhân 30g, bạch khấu nhân 5g, trư linh 15g, trạch tả 15g, hậu phúc 12g. Công hiệu: Bạch truật bổ tỳ, thược dược trắng... trần bì bổ khí, phòng phong tán can thư tỳ, tất cả tạo thành phương thuốc uống chữa trị đi ngoài và lợi can lợi tỳ, điều hòa khí cơ, cho nên có tên là "thuốc cần để chữa đau bụng đi ọgoài"; thêm hạnh nhân cho lên đun, bản hạ khổ tạo nhiệt trừ thấp, hoắc hương, nhị linh, trạch đỏ tăng thêm khả năng thông thấp của thuốc. 207

HÀ LINH

Gia giảm: Người mà trong dạ dày có lẫn các loại acid thì thêm hoàng liên lOg, ngô thù du 5g, để tiết can và vị. Nếu hư tỳ, mệt mỏi toàn thân, ăn uống kém, khó chịu trong , dạ dày thêm đảng sâm 15g, phục linh 15g, sơn dược 18g để bổ tỳ ngăn chặn đi ngoài; người bị căng ngực thêm sài hồ 12g, xa tiền tử 12g, sâm thấp lợi thuỷ; không muốn ăn thêm cốc nha và mạch nha mỗi loại 15g, để kích thích tiêu hóa dạ dày, đi ngoài lâu ngày, bụng trướng đau. Nếu người bệnh bị đi ngoài khó, miệng khô, khó chịu trong người, mệt mỏi toàn thân, ít sức lực, dễ bị cảm, lưỡi sưng, bị trắng hoặc vàng là bị nóng lạnh lẫn lộn, có thể thay đổi dùng ô mai hoàn để vừa bổ vừa chữa, điều hòa gan tỳ. Thuốc bào chế sẵn: Thuốc bột cần để chữa bệnh đi ngoài, mỗi lần một gói, uống bằng nước ấm, mỗi ngày ba lần; mỗi lần một gói, uống nước ấm mỗi ngày ba lần; hoặc bình vị tán, mỗi lần một gói, uống nước ấm, mỗi ngày ba lần; hoặc sài hồ sơ gan hoàn, mỗi lần một viên, uống bằng nước ấm mỗi ngày ba lần. + Các bài thuốc dãn gian - Sài hồ lOg, bạch thược 15g, chỉ xác lOg, bạch truật lOg, phục linh 12g trư linh lOg, xuyên phác lOg (cho sau), hoắc hương lOg, phòng phong lOg, mạch nha lOg cam thảo 6g. Đun làm hai lần chia hai lần uống, mỗi ngày một thang. - Sài hồ lOg, sích thược 15g, chỉ xác lOg, bạch truật 12g, phục linh 15g, hoắc hương lOg, pháp hạ lOg, ý dĩ 208

BỆNH DẠ DÀY ở NGƯỜI GIÀ, PHƯƠNG PHÁP.,.

lOg, trư linh 12g, trạch tả lOg, hoài sơn 12g, sa nhân lOg, (cho sau) cam thảo 6g. sắc làm hai lần, chia hai lần uống, mỗi ngày một thang. - Bạch truật lOg, phục linh 15g, trư linh 12g, pháp hạ lOg, trạch lả lOg, đông qua nhân 20g, ý dĩ nhân lOg, xuyên phác 20g (cho sau), hoắc hương 20g, cam thảo 6g, sắc hai lần, chia hai lần uống, ngày uống một thang. + Liệu pháp án Hống trị bệnh - Cháo phật thủ nấu với xuyên khung, bạch thược: xuyên khung 9g, bạch thược 15g, phật thủ 9g, hoài sơn 30g, phục linh, trần bì 9g, gạo tẻ lOOg. Đầu tiên cho tất cả các vị thuốc trên vào nồi nấu canh, đến khi còn khoảng khoảng SOOml nước thì cho gạo tẻ vào nấu cháo, mỗi ngày ăn một thang. - Canh trứng gà, phật thủ và rau cần: Rau cần 250g, phật thủ 30g, trần bì 9g, ý dĩ 50g, hoài sơn 50g, trứng gà 1 quả, điều hòa lượng nguyên liệu cho vừa ăn, cho các nguyên liệu trên vào nồi, thêm nước vừa đủ để nấu canh, điều chỉnh cho hợp với khẩu vị là dược, mỗi ngày uống một thang. 14.3. Nước bị ứ đọng trong ruột Biểu hiện lâm sàng: Gầy, trong bụng có tiếng ục ục, đi ngoài lỏng, hoặc giống trạng thái của bọt biển, nôn ra nước, trướng bụng đi giải ít, lưỡi nhạt, bợ lưỡi trắng, trơn, nhu động mạch nhanh. Chủ trị: Bổ tỳ lợi thấp. Thành phần: Thang linh quế truật cam cùng với viên 209

HÀ LINH

kỷ tiêu lịch hoàng, quế lOg, bạch truật 15g, phục linh 30g, cam thảo 8g, phòng kỷ 15g, tiêu mục lOg, đinh lịch tử 12g, đại hoàng lOg. Công hiệu: Phục linh bổ tỳ lợi thuỷ, quế nóng dương hóa khí, bạch truật vận tỳ, cam thảo điểu hòa tỳ vị cùng với phòng kỷ, lợi tiểu, thông phổi lợi thuỷ, đại hoàng thông suốt tiêu hóa. Gia giảm: Khoang bụng trướng đau, người nóng trong có thể ăn cam thảo, thêm ô dược lOg, mộc hương 8g (cho sau) để bổ khí, ngừa đau bụng; người bị bợ lưỡi vàng thêm liên sí 12g, hậu phác 12g, mã xỉ hiện 20g để thông các chất ứ đọng; người tứ chi lạnh, mạch đập chậm, bụng lạnh, đau thì thêm lOg gừng, 6g thảo đậu quan để làm nóng tan lạnh. Thuốc bào chế sẵn: Ngũ linh tán, mỗi ngày một gói, uống nước ấm, mỗi ngày ba lần; hoặc linh quế truật cam hoàn, mỗi lần 9g, uống nước ấm, mỗi ngày ba lần; hoặc kê minh tán, mỗi lần một gói, uống nước ấm, mỗi ngày ba lần. + Các bài thuốc dân gian - Quế lOg, phục linh 12g, bạch truật 12g, trạch tả lOg, phòng kỷ lOg, đinh lịch tử lOg, lai phục tử 12g, cam thảo 6g, đại hoàng 9g, sắc hai lần chia hai lần uống, mỗi ngày một thang. - Bạch truật 15g, phục linh 15g, trạch tả lOg, trư linh 15g, xa tiền thảo 15g, phòng kỷ lOg, đại hoàng lOg, pháp hạ lOg, trần bì 6g. Ngày sắc hai lần, chia 2 đợt uống. Mỗi 210

BỆNH DẠ DÀY ở NGƯỜI GIÀ, PHƯƠNG PHÁP...

ngày một thang. + Liệu pháp ăn uống trị bệnh - Cháo sơn dược với thịt dê: Sơn dược tươi 500g. thịt dê 500g, trần bì 6g, gạo nếp 500g. Đầu tiên nấu nát sơn dược tươi và thịt dê, cho gạo nếp vào, thêm nước vừa đủ để nấu cháo, mỗi ngày ăn buổi sáng và tối. - Nước đường, bạch truật, phục linh: Bạch truật 20g, phục linh 30g, trần bì 9g, trạch tả 12g, đường trắng lượng vừa phải. Trước tiên nấu những loại thuốc trên ra và lấy nước, cho thêm đường trắng, uống hai lần sáng và tối, mỗi ngày một thang. - Nước đông qua: Đông qua 500g, trần bì 6g, vỏ gừng sống lOg, đường trắng lượng vừa phải. Cho các loại thuốc trên vào nấu lấy nước, thêm đường vào uống hai lần sáng và tối, mỗi ngày 1 đến 2 thang. 14.4. Loại khối tích tụ làm tắc tràng lạc Biểu hiện lâm sàng: Đi ngoài lâu ngày, đi đại tiện có chứa lẫn chất dính trắng, đỏ, đi xong vẫn còn cảm giác muốn đi nữa, bụng đau, thường là đau 2 bên, sắc mặt xấu, sắc lưỡi hồng tối, hoặc bên cạnh có các nốt ban, mạch yếu chậm. Tức dụng chủ trị: Thông mạch, kết hợp với dinh dưỡng để giảm đau. Thành phần: Thiếu phục trục tích cùng với túi xa viên. Gia giảm: Bồ hoàng 9g, linh chi 12g, đương quy 12g, 211

HÀ LINH

xuyên khung 12g, diên hồ tố 12g, mặc dược 3g, thịt quế 15g, hồi hương nhỏ 15g, gừng khô 12g, a giao 12g, hoàng liên lOg. Công hiệu: Linh chi, đương quy, xuyên khung thông máu, diên hổ tố, mặc dược thông máu hóa giải vết ban, thịt quế, hồi hương nhỏ, gừng khô làm tan vết ban do sức nóng, hoàng liên, a giao xóa hết vết ban nhờ khả năng tính chất thanh nhiệt và có chất dinh dưỡng. Gia giảm: Người bị bệnh nặng thêm mộc hương 3g, tân lang 6g, để vận hành khí. Người mà đi ngoài trong phân có máu hoặc các vết vẩn màu đỏ có thể thêm, địa du lOg, nha đảm tử (mỗi lần uống 15 hạt, bỏ vỏ nuốt uống, ngày hai lần) để thanh nhiệt cầm máu. Thuốc bào ch ế sẵn: Huyết phủ trục hoàn, mỗi lần 9g, uống nước ấm, mỗi ngày ba lần; hoặc liều phụ như miếng nhân sâm đỏ, mỗi lần 4 miếng, uống nước ấm, mỗi ngày ba lần; hoặc liều phụ viên nhân sâm đỏ, mỗi lần 10 hạt, uống nước ấm, mỗi ngày uống ba lần. + Các bài thuốc dân gian - Đương quy lOg, xích thược lOg, xuyên khung lOg, chỉ xác lOg, ngũ linh chi lOg, bồ hoàng 9g, ô dược lOg, huyền hồ đỏ lOg, đơn sâm 15g, cưu tất ứng 12g, cam thảo 6g, sắc làm hai lần, chia hai lần uống, mỗi ngày một thang. - Đương quy lOg, xuyên khung lOg, bạch thược 20g, tam lăng lOg, nga truật lOg, điền thất lOg, huyền hồ tố lOg, 212

BỆNH DẠ DÀY ở NGƯỜI GIÀ, PHƯƠNG PHÁP...

ô dược lOg, lộ lộ thông lOg, đơn bì lOg, cam thảo 6g. sắc thuốc hai lần, chia thành hai lần uống, mỗi ngày một thang. - Thục địa 20g, đương quy lOg, xuyên khung lOg, xích thược lOg, trạch lan lOg, vương bất lưu hành 15g, đơn bì lOg, huyền hổ tố lOg, điền thất lOg, rễ cỏ xuyến lOg, cam thảo 6g. Sắc thuốc hai lần, chia hai lần uống, mỗi ngày một thang. + Liệu pháp ăn uống trị hênh - Canh hắc mộc nhĩ và táo đỏ: hắc mộc nhĩ 20g, điền thiết lOg, táo đỏ 20 quả. Cho tất cả vào nồi, cho vừa lượng nước lạnh để nấu canh ăn. Mỗi ngày một thang. - Canh nhân đào nấu cá mực: Đào nhân lOg, điền thất lOg, đơn sâm 30g, ích mẫu thảo 50g, cá mực 1 con (khoảng 500g). Tất cả cho vào nồi nấu canh, uống canh và ăn cá mực, mỗi ngày một thang. - Điền thất hầm trứng gà: Bột điền thất 20g, trứng gà 2 quả, đường trắng. Đập trứng vào trong bát, cho nửa thìa bột điền thất vào, hấp cách thuỷ cho đến chín, mỗi ngày một thang. 14.5. Loại hàn nhiệt tích tụ Biểu hiện lâm sàng: Bị đi ngoài kéo dài lâu ngày, trong phân có chứa chất dính hoặc các chất dính hỗn tạp hoặc mủ máu, đau bụng, lưỡi hơi hồng, rêu lưỡi vàng dày, mạch sổ. Tác dụng chã trị: Phục chính trừ tà, hàn nhiệt cùng dùng. Thành phần: Ô mai hoàn gia giảm có các vị thuốc: Phụ 213

HÀ LINH

tử 12g, quế lOg, đảng sâm 15g, thương truật 12g, gừng khô 12g, trí cam thảo lOg, hoàng bách 15g, hoàng liên 12g, đương quy 12g, ô mai lOg. Công hiệu: Bệnh này là loại bệnh lâu ngày mà khí huyết, tỳ khí hư, thấp nhiệt vẫn còn, 6 vị thuốc đầu là phụ quế lí trung hoàng, lấy thương truật để trừ thấp; bạch truật khi nóng bổ tỳ, hoàng bách, hoàng liên, đương quy bổ máu, ô mai chua để trừ tắc ruột ngăn chặn đi ngoài. Gia giảm: Người bị đau bụng nặng, thêm bạch thược 15 - 30g, phổi cam thảo 9 - 15g ngừng đau, người mà khi đại tiện trong phân có mủ máu, thêm bạch cẩm hoa 9g, tân lang lOg, tiên hạc thảo 20g có tác dụng thanh nhiệt cầm máu; đi ngoài lâu ngày, thể trạng hư khí yếu, mà bụng lại không rõ ràng bị trướng, thêm chỉ thăng ma 45g, đảng sâm 12g, hoàng kỳ 15g bổ trung ích khí. Thuốc bào chế sẵn: ồ mai hoàn, mỗi lần một viên, uống nước ấm, mỗi ngày ba lần; hoặc mộc hương tân lang hoàn, mỗi lần một viên, uống nước ấm, mỗi ngày ba lần. + Các bài thuốc dán gian - Ô mai lOg, phụ tỉr lOg, thương truật lOg, xuyên phác 9g (cho sau), bạch truật lOg, gừng khô 9g, đảng sâm 20g, phục linh 15g, hoàng bách lOg, hoàng liên lOg, cam thảo 6g. Sắc hai lần, uống thành hai lần, mỗi ngày một thang. - Ô mai lOg, quế chi 12g, bạch truật lOg, xích thạch chỉ lOg, sa nhân lOg (cho sau), chỉ xác lOg, phòng phong lOg, xa 214

BỆNH DẠ DÀY ở NGƯỜI GIÀ, PHƯƠNG PHÁP...

tiền tử lOg, hoàng liên lOg, bồ cống anh 12g, cam thảo 6g. Sắc hai lần, uống thành hai lần, mỗi ngày một thang. + Liệu pháp ăn uống trị bệnh - Canh ô mai nấu thịt lợn nạc: ô mai lOg, gừng khô 9g, đảng sâm 20g, thịt lợn nạc lOOg. Đầu tiên rửa sạch thịt nạc, cắt miếng mỏng, cho cùng các vị thuốc trên vào nấu canh, uống canh và ăn thịt nạc. Mỗi ngày một thang. - Canh ô mai nấu cá mực: Ô mai lOg, phụ tử 20g, quế lOg, đảng sâm 20g, cá mực lOOg. Đầu tiên rửa sạch thịt, cắt miếng mỏng, cho tất cả các vị thuốc trên vào nồi nấu canh, khi ăn uống canh và ăn cá mực. Mỗi ngày một thang. - Canh ô mai, phụ tử nấu thịt thỏ: Ô mai 10g, phụ tử lOg, gừng khô lOg, đảng sâm 20g, thịt thỏ lOOg. Đầu tiên rửa sạch thịt thỏ, cắt miếng, cho tất cả vào nồi nấu canh, khi ăn uống canh và ăn thịt, mỗi ngày một thang. 14.6. Đi ngoài do tỳ hư Biểu hiện lâm sàng: Phân lỏng, loãng, lạnh ngắt, nặng thì toàn bộ ngũ cốc không tiêu hóa được, ăn xong bụng trướng, mặt vàng khô quắt, không thèm ăn, gân cơ không có sức lực, lưỡi nhạt, bợ lưỡi trắng, mạch yếu. Tác dụng chủ trị: Bổ tỳ ích khí. Thành phần: Tăng giảm lượng sâm linh bạch truật tán, gồm có: Nhân sâm 12g, bạch truật 15g, phục linh 15g, chỉ cam thảo 10g,‘ sa nhân 6g, (cho sau), trần bì 9g, cát cánh 12g, biển đậu l5g, hoài sơn 15g, liên tử (hạt sen) 15g, ý dĩ 15g. 215

HÀ LINH

Công hiệu: Sâm, truật, linh, thảo bổ tỳ bổ khí, sa nhân, trần bì, ý dĩ bổ tỳ, hóa thấp thêm hoàng kì tăng khả năng bổ tỳ, ích khí. Gia giảm: Nếu khí lực yếu, đi ngoài không ngớt, thậm chí có người bị sa hậu môn thêm thang ma 15g, khương hoạt 12g, thạch lựu bì 18g ích khí tắc ruột ngăn đi ngoài; khoang dạ dày đầy hơi, rêu lưỡi trắng, nhầy thêm ý dĩ 15g, bạch quán lOg thông khí khoang ngực hóa thấp. Thuốc bào ch ế sẵn: Sâm linh bạch Iruật tán, mỗi lần một gói, uống nước ấm, mỗi ngày ba lần; hoặc trần hạ lục quân tử hoàn, mỗi lần một viên, uống nước ấm, mỗi ngày ba lần; hoặc tử quân từ hoàn, mỗi lần một viên, uống nước ấm, mỗi ngày ba lần. + Các bài thuốc dân gian - Đảng sâm 20g, bạch truật 15g, phục linh 15g, biển đậu 13g, mạch nha 20g, thần khúc lOg, hoàng kì 15g, hoài sơn lOg, trần bì 6g, chỉ xác lOg, cam thảo 6g, chia sắc hai lần, uống hai lần, mỗi ngày một thang. - Đảng sâm 20g, bạch truật 12g, phục linh 12g. trần bì 6g, ý dĩ lOg, mạch nha 20g, thần khúc lOg, bổ cốt chỉ lOg, nhục đậu gán lOg, gừng khô lOg, cam thảo 6g, hoài sơn 15g. Sắc hai lần, uống hai lần, mỗi ngày một thang. - Trần bì 6g, pháp hạ lOg, đảng sâm 30g, bạch truật lOg, phục linh 12g, mạch nha 20g, thần khúc lOg, gừng khó lOg, biển đậu lOg, nhục đậu quán lOg, hoàng kì 20g 216

BỆNH DẠ DÀY ở NGƯỜI GIÀ, PHƯƠNG PHÁP..,

chỉ xác lOg, cam thảo 6g. sắc hai lần, uống thành hai lần. Mỗi ngày một thang. + Liệu pháp ăn uống trị bệnh - Cháo phục linh, đại táo, sơn dược: phục linh 30g, đại táo lOg, hoài sơn 30g, gạo tẻ lOOg. Đầu tiên gọt vỏ táo, cho tất cả vị thuốc trên vào nồi nấu cháo. Nấu xong cho lượng đường vừa phải, mỗi ngày một thang. - Bánh liên linh: Hạt sen 200g, gạo tẻ 200g, phục linh lOOg. Đầu tiên xào gạo nếp và hạt sen cho thơm; phục linh bỏ vỏ, nghiền nhỏ, đường trắng lượng vừa phải, mỗi loại nửa thìa, thêm nước để chúng thành bột nhão, hấp chín, đợi nguội ép bằng cắt miếng. Ăn giống như điểm tâm không phải ăn nóng. - Canh chim cút đậu đỏ: Chim cút 1 con, đậu đỏ 30g, gừng tươi 3g, muối tinh lượng vừa phải. Tất cả cho vào nồi nấu canh, uống canh và ăn thịt, mỗi ngày một thang. - Bột hoài sơn, hạt sen: Hoài sơn lOg, hạt sen 6g, hạt sung 60g, đường trắng lượng vừa phải. Sao khô 3 loại thuốc đầu trên, nghiền thành bột, khi ăn cho thêm đường, dùng nước hòa thành bột nhão, nấu hoặc hấp. Mỗi ngày 20 - 30g. 14.7. Đi ngoài do hư thận Biểu hiện lâm sàng: Mỗi lần sáng sófm hay đau bụng, sau khi đau bụng thì đi ngoài, đi xong thì khỏi, lưng đau nhức mỏi, lanh, tứ chi lạnh, lưỡi nhạt, bợ lưỡi trắng, mạch trầm. Tác dụng chủ trị: Dùng nhiệt bổ tỳ thận, chất chát cầm tả. 217

HÀ LINH

Thành phần: Sự tăng giảm lượng thuốc của tứ thần hoàn hợp với phụ quế lá trung hoàn, gồm có các vị thuốc: Bổ ất chỉ 15g, ngô thù du 5g, nhục đậu quán 6g, ngũ vị tử 8g, phụ tử lOg, quế 3g, đảng sâm 18g, bạch truật 15g, gừng khô 12g, cam thảo lOg, xích thạch chỉ 12g, thạch lựu bì 30g. Công hiệu: Bổ cốt chỉ, nhục đậu quán, ngô thù dư lấy nóng giải lạnh, ngũ vị tử cầm tả, thêm phụ quế lí trung hoàn dùng nóng bổ tỳ, xích thạch chỉ, thạch lựu bì chất chát cầm tả. Gia giảm: Đi ngoài lâu không khỏi, thêm vũ du đường lOg, kha tử 15g để cầm tả; nếu trong người khó chịu, miệng khô bỏ các vị nóng như phụ tử, gừng, ngô thù du, thêm hoàng liên lOg, hoàng bách 12g, điều hòa hàn nhiệt; nếu thận không tốt thêm tiên mao 12g để đùng nóng bổ thận. Thuốc bào chế sẵn: Tứ thần hoàn, mỗi lần 1 đến 2 viên, không phúc đạn diên thang hoặc dùng nước trắng để uống, mỗi ngày ba lần, hoặc úng bản ích tràng phiến mỗi lần 8 viên, uống nước ấm, mỗi ngày ba lần. + Các bài thuốc dân gian - Bổ cốt chỉ lOg, nhục đậu quán lOg, quế 6g, đảng sám 30g, bạch truật lOg, gừng khô lOg.phụ tử lOg, xích thạch chỉ lOg, thạch lựu bì lOg, cam thảo 6g, chia uống hai lần, mỗi ngày một thang. - Đảng sâm 15g, gừng khô lOg, bạch truật 15g, phụ tử lOg, cao lương gừng lOg, xích thạch chỉ 12g, ngũ vị tử lOg, ngô thù du lOg, nhục đậu quán lOg, cam thảo 6g, chia 218

BỆNH DẠ DÀY ở NGƯỜI GIÀ, PHƯƠNG PHÁP...

Uống hai lần, mỗi ngày một thang. - Đảng sâm 20g, bạch truật 20g, phụ tử lOg, quế 6g, bổ cốt chỉ lOg, hạt sen lOg, vũ dũ lương lOg, thạch lựu bì lOg, cam thảo 6g, uống hai lần/ngày, ngày một thang. + Liệu pháp ăn uống trị bệnh - Cháo gạo nếp có lợi cho ruột: gạo nếp 30g, sơn dược 30g, bột hồ tiêu lượng vừa đủ. Nấu gạo nếp và sơn dược thành cháo, nấu chín cho một chút hồ tiêu hay đường đỏ. Mỗi ngày một thang. - Cháo phụ tử: Phụ tử đã chế biến lOg, gừng khô lOg, hành trắng 3 nhánh, gạo tẻ 200g, một chút đường đỏ. Nấu phụ tử chừng nửa tiếng đến khi hết vị cay là được, thêm gừng khô, gạo tẻ để nấu thành cháo. Sau khi thành cháo, cho thêm hành trắng nấu thêm khoảng 15 phút nữa, thêm đường đỏ vừa khẩu vị, hoặc phụ tử gừng khô nấu thành nước, dùng nước đó nấu với gạo tẻ Ịhành cháo. Mỗi ngày một thang. - Ngũ vị tử tán: Ngũ vị tử 20g, ngô thù du lOg. Đầu tiên sao 2 thứ lên cho thêm cùng nghiền thành bột. Mỗi ngày ăn hai lần, mỗi lần 9g, uống canh gạo. III.

PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH BẰNG

c h ế đ ộ s in h

HOẠT HÀNG NGÀY CHO NGƯỜI GIÀ 1. Đ iể u h ò a m ó n ăn d in h d ư õ n g

Bệnh viêm đường tiêu hóa (dưới) và viêm dạ dày xuất hiện, phát triển và mức độ chuyển biến có liên quan đến rất 219

HÀ LINH

nhiều nhân tố, một trong những nhân tố quan trọng là việc điều dưỡng chất dinh dưỡng. l . l . Yêu cầu về đồ uống - Canxi và những thức ăn có chứa canxi: Bệnh nhân mắc bệnh viêm loét có một điểm chung, đó là chất acid trong dạ dày quá nhiều, đặc biệt là viêm loét ở hành tá tràng, mà canxi có tác dụng làm tiết ra chất acid dạ dày. Do đó những người bệnh này không được ăn quá nhiều chất có chứa canxi hoặc thực phẩm có chứa canxi. Nhưng trong sữa bò ngoài canxi còn có chứa chất dinh dưỡng làm cho vết loét mau liền, rất tốt đối với bệnh viêm loét. Vì thế có thể uống một lượng sữa bò vừa phải. - Hút thuốc. Như mọi người đều biết, trong cày thuốc lá có chứa lượng lớn chất hóa học có hại cho sức khỏe con người, những chất này không những có hại cho tim, phổi mà còn ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày. Chúng tôi quan sát niêm mạc dạ dày khi làm nội soi, thì thấy rằng niêm mạc dạ dày của người bình thường có màu hồng nhạt, nhưng niêm mạc dạ dày của người hút thuốc lại có màu đỏ, hơn nữa dịch thể mật lại có màu vàng xanh. Đối với người bệnh bị viêm đường tiêu hóa, đương nhiên hút thuốc không ảnh hưởng đến việc lành chỗ viêm loét. Cũng có nghĩa là dù có hút thuốc hay không, khi dùng thuốc chữa bệnh thì thời gian để liền chỗ viêm loét là như nhau, nhưng hút thuốc lại có ảnh hưởng rất lớn đến việc tái phát bệnh. Người hút thuốc thì khả năng tái phát bệnh rất lớn, thời 220

BỆNH DẠ DÀY ở NGƯỜI GIÀ, PHƯƠNG PHÁP..,

gian tái phát bệnh cũng rất ngắn. Ví dụ như, người không hút thuốc thì khả năng tái phát bệnh là 20%, nhưng đối với người hút thuốc thì khả năng tái phát bệnh là từ 70% đến 80%. Người không hút thuốc thì nửa năm hoặc một năm bệnh sẽ tái phát một lần, người hút thuốc thì chỉ vài tuần hoặc vài tháng là bệnh lại tái phát. Cuối năm 2002, ở Mỹ có nghiên cứu phát hiện ra rằng tỷ lệ người hút thuốc chết do bị ung thư phổi tăng. Hiện nay, người hút thuốc lá và người hút xì gà có nguy cơ chết vì ung thư phổi tăng gấp hai lần so với người không hút thuốc. - Uống rượu: Nếu như nồng dộ thấp như bia, rượu vang, rượu nho... thì đều có thể dùng một lượng nhỏ, nhưng đối với rượu có nồng độ cao thì tốt 'nhất là không nên uống. Bởi vì rượu cồn có thể phá hỏng tấm màng bảo vệ niêm mạc dạ dày, làm phát sinh ra bệnh viêm loét dạ dày. - Chè và cà phê: Người mắc bệnh viêm loét dạ dày không nên uống hoặc uống ít chè và cà phê. Những đồ uống này có thể làm tăng sự bài tiết chất acid dạ dày và làm yếu dần khả năng bảo vệ niêm mạc dạ dày. - Đồ uống: Yêu cầu đối với đồ uống của người bệnh viêm loét dạ dày và viêm loét đường tiêu hóa (dưới) là phải có chất dinh dưỡng hợp lý, dùng những đồ uống có nhiều protein trong khi bị bệnh viêm loét là rất có lợi cho việc mau lành chỗ viêm loét. - Không dùng đồ ăn, đồ uống lạnh: Đồ ăn uống lạnh 221

HÀ LINH

hoặc quá nhiệt không chỉ khó tiêu hóa và hấp thụ, mà còn làm dịch vị bài tiết quá mức cần thiết, làm tổn thương trực tiếp tới vùng bị bệnh. Ngoài ra, đổ ăn quá nhiệt còn làm cho huyết quản căng ra dễ làm xuất huyết dạ dày. Chướng bụng: Trong số bệnh nhân viêm phổi không ít người có cảm giác trướng bụng, có người còn bị ảnh hưởng đến cả công việc, học tập và nghỉ ngơi. Những người bệnh này ngoài việc dùng thuốc ra, cũng phải cẩn thận đối với những đồ ăn dễ làm trướng bụng, những thức ăn giàu tinh bột như khoai lang, đậu nên ăn với một lượng rất ít. Cảc loại thuốc như Diazepam còn có thể ngăn chặn được những vận động rối loạn của dạ dày, gây nên trướng bụng. Do đó đối với người mất ngủ do trướng bụng, có thể dùng thuốc an thần. + Nóng ruột: Một số bệnh nhân thường xuất hiện cảm giác nóng ruột. Hút thuốc, trở ngại tâm lý thường làm cho tăng lượng dịch vị lên, gây nên nóng ruột. Cai thuốc, điều trị tâm lý... có thể chữa khỏi tình trạng này. 1.2. Hoạt động và mức độ hoạt động - Hoạt động: Hoạt động có thể bao gồm nhiều loại hình ví dụ như bơi, thể dục, hát, m úa... Hoạt động thân thể có tác dụng trực tiếp với việc mau lành chỗ loét đường tiêu hóa (dưới) và loét dạ dày mạn tính. Trong các nhân tố gây ra bệnh viêm đường tiêu hóa và viêm phổi mạn tính, nhân tố tâm lý xã hội cũng rất quan trọng. Thông qua hoạt động 222

BỆNH DẠ DÀY ở NGƯỜI GIÀ, PHƯƠNG PHÁP...

CÓ thể làm cho con người được thoải mái, áp lực tinh thần được giải tỏa. Do đó hoạt động có lợi cho việc chữa trị viêm loét dạ đày. - Mức độ hoạt động: Hoạt động có tác dụng trong việc trị liệu viêm loét dạ dày, không cần biết là hoạt động ít hay nhiều, mà thông qua hoạt động làm cho con người được thoải mái. Bất kể là tiến hành hoạt động gì, nhưng lượng hoạt động phải phù hợp với phạm vi cho phép của cơ thể. Ví dụ như khi hoạt động, nhịp tim không được đập nhanh quá 120 lần/1 phút. 2. B ổ s u n g d in h dư ỡng c h o người g ià

- Bổ sung sinh dưỡng hợp lý như thế nào? Chất dinh dưỡng phải tiêu hao mỗi ngày cung cấp năng lượng cho hoạt động của cơ thể, duy trì sự tồn tại và phát triển. Do vậy phải bổ sung dinh dưỡng ba bữa ăn trong ngày. Dinh dưỡng bổ sung chủ yếu từ thực phẩm. - Ngũ cốc: Gạo, bột mỳ, ngô, chủ yếu cung cấp nhiệt lượng, ngoài ra cũng có một số vitamin, khoáng chất. - Rau xanh quả tươi, chủ yếu cung cấp vitamin c chất khoáng, vi sinh. - Đậu các loại: Đậu tương, đậu ván cung cấp giá trị dinh dưỡng cao, ít mỡ. Thịt gia súc, cá, trứng, sữa chủ yếu cung cấp protêin. 223

HÀ LINH

mỡ, một số loại còn chứa vitamin A, B|, B2 và khoáng chất. - Các loại dầu: Dầu lạc, vừng, ô lưu cung cấp nhiệt năng, mỡ acid. - Không dùng đồ mỡ béo: Đồ ăn nhiều mỡ hoặc xào, rán bằng mỡ thường khó tiêu hóa, thời gian lưu động trong dạ dày bị kéo dài, tăng thêm "gánh nặng" cho dạ dày. Vì thế nên ăn những thức ăn thanh đạm, ít bã, dễ nhai và tiêu hoa. Do các loại thực phẩm hàm lượng dinh dưỡng bất đồng, mỗi thực phẩm bao gồm một số dinh dưỡng và hàm lượng mỗi chất cũng khác nhau nên cần chú ý lựa chọn thích hợp phối hợp hợp lý cho bữa ăn. - Chế độ bổ sung đinh dưỡng hợp lý cho người già. Một người mỗi ngày cần bao nhiêu dinh dưỡng ? Trong cuộc đời mỗi con người các giai đoạn phát triển khác nhau thì nhu cầu dinh dưỡng cũng khác nhau, có khi sự khác biệt là rất rõ. Nhu cầu dinh dưỡng phụ thuộc vào tuổi tác, tính cách, thể trạng, khí hậu bề ngoài, cường độ lao động, có liên quan đến các tình huống sinh lý đặc thù. Trên thực tế mỗi ngày chúng ta tiếp nhận các chất dinh dưỡng, có khi đạt tiêu chuẩn cao nhưng cũng có khi lại thấp. Cho nên trong thực tiễn phải biết cách điều chỉnh thích hợp theo nhu cầu của mình. 224

BỆNH DẠ DÀY ở NGƯỜI GIÀ, PHƯƠNG PHÁP...

Dưới đây là bảng dinh dưỡng cho người già. Khác biệt

Thể trọng (kg)

Năng lượng (kcal)

45 tuổi trở Nam đi

Nữ

Nam

Lao động nhẹ

53

2400

Lao động bình thường Lao động nặng

Protein

Mỡ

Sát

Nữ

Nam

2100

70

65

2025

12

2700

2400

80

75

2025

12

300

2400

90

75

2025

12

Lao động nhẹ

2000

1700

70

60

2025

12

Lao động bình thường

2500

2100

80

70

2025

12

63

Trên 60 tuổi

225

HÀ LINH

Vitamin D

Vitamin E

Vitamin

Vitami

Vitamin

B,

n B2

c

mg

mg

mg

mg

mg

5

12

1,2

1,2

60

Lao động bình thường

5

12

1,3

1,3

60

Lao động nặng

5

12

1,5

1,5

60

60 tuổi trở đi

10

12

1,2

1,2

60

Lao động nhẹ

10

12

1,3

1,3

60

32 Tuổi

45 tuổi trở đi Lao động nhẹ

__________ 3. Sắp xếp bữa ăn hỢp lý cho người già

3.1. Ky ăn uống không điều độ Cần phải ăn uống đúng giờ giấc, tránh ăn quá no hoặc quá ít, tránh hiện tượng "no dồn đói góp". Làm như vậy, một là làm cho dạ dày không bao giờ quá tải, hai là làm cho lượng dịch vị luôn trung hòa, làm giảm sự kích thích 226

BỆNH DẠ DÀY ở NGƯỜI GIÀ, PHƯƠNG PHÁP...

của dịch vị với chỗ bị bệnh. Một số đặc điểm cần lưu ý trong việc sắp xếp bữa ăn cho người già. + Con người từ độ tuổi trung niên trở đi, hệ thống tiêu hóa về mặt tổ chức và chức năng đều có sự biến đổi, cho nên cần chú ý về năng lực tiêu hóa. + Các khí quan ở người trung và cao tuổi đã phát triển thành thục nên nhu cầu về dinh dưỡng cũng không quá lớn như ở thanh thiếu niên. + Từ sau độ tuổi trung niên, sức lao động giảm xuống, thể lực hoạt động đã không còn tốt như thanh thiếu niên, cho nên sự tiêu hao dinh dưỡng tương đối giảm. + Người trung và cao tuổi, khả năng miễn dịch của cơ thể so với thanh thiếu niên giảm xuống. Các cơ quan trở nên thoái hóa. Bệnh mạn tính tương đối nhiều. Cho nên việc sắp đặt bữa ăn hợp lý cho người cao tuổi là rất quan trọng. Nó có tác dụng tăng cường miễn dịch, phòng trị bệnh tật. Khi sắp đặt bữa ăn cho người trung và cao tuổi cũng có đôi chút khác biệt nhưng về cơ bản thì không lớn. Việc sắp xếp bữa ăn cho người già phải chú ý thành phần thực phẩm, phân lượng và kết cấu dinh dưỡng. Khống chế tổng nhiệt lượng, tránh béo phì Người trung niên mỡ gia tăng, cấu trúc hoạt động của 227

HÀ LINH

cơ bắp tương đối giảm cho nên phải khống chế nhiệt lượng trong khoảng 7500 - 8370 Kj. Đây là phạm vi tiêu chuẩn có thể khống chế thể trọng của cơ thể đã được lâm sàng quan sát chứng thực. Người trung niên thể trọng quá lớn, khả năng tử vong càng cao. Theo thống kê, người từ 40 - 49 tuổi, thể trọng vượt quá 30% trở lên thì tỷ lệ nam giới bị dạ dày là 42%, nữ giới là 36%, dẫn đến dễ bị mắc các bệnh tiết niệu, thống phong, cao huyết áp, bệnh tim và một số bệnh về ung thư. Cho nên sắp đặt bữa ăn cần chú ý phòng béo phì để bảo vệ sức khỏe. + Duy trì lượng protêin thích hợp Protêin là chất cơ bản đối với hoạt động thân thể con người, là thành phần chủ yếu của tổ chức cơ thể, là kháng thể đề kháng bệnh tật, thúc đẩy hoạt động sinh lý v.v... Người trung tuổi mỗi ngày 70 - lOOg protêin, trong đó chất protêin không thể dưới 1/3. Sữa bò, cá, gia cầm, trứng gia cầm, thịt, các loại đậu và chế phẩm đều bao hàm lượng protêin phong phú. Các loại chế phẩm từ đậu có hàm lượng protêin phong phú ngày càng được người ở độ tuổi trung niên hoan nghênh. Do chất protêin của cơ thể con người mỗi ngày đều tiêu tốn cho nên phải duy trì một lượng thích hợp cho cơ thể. + Hạn ch ế tinh bột Có một số người do thích ăn tinh bột hoặc do thói quen ăn nhiều, đến độ tuổi trung niên trở đi phải hạn chế. Lý do là 228

BỆNH DẠ DÀY ở NGƯỜI GIÀ, PHƯƠNG PHÁP...

nếu ăn quá nhiều tinh bột không những dễ bị béo phì mà đến tuổi trung niên lúc này hoạt động của cơ quan tiêu hóa giảm xuống, nếu ăn quá nhiều sẽ dẫn đến gia tăng gánh nặng cơ quan tiêu hóa dễ dẫn đến bệnh dạ dày, và các bệnh khác. Khi hạn chế quá nhiều tinh bột chúng ta phải gia tăng ăn các loại hoa quả, rau xanh là những thực phẩm có chứa các chất có khả năng thúc đẩy nhu động đường ruột, thúc đẩy dịch vị ở dạ dày bài tiết phòng chống các bệnh về ruột, dạ dày. + Ăn nhiều thực vật có hàm lượng chất phong phú Như sữa bò, đậu và chế phẩm từ đậu, rau xanh hoa quả tươi, dự phòng sơ hóa xương, thiếu màu v.v... + Ăn ít muối Mỗi ngày chỉ ăn không quá 8g, dự phòng các bệnh về dạ dày và cao huyết áp. + Điều ch ế thức ăn Phải chú ý định kỳ, định lượng tránh làm rối loạn chức năng tiêu hóa, trong đó phải chú ý tránh các thức ăn tổn hại đối với cơ quan tiêu hóa. Sắp xếp hợp lý bữa ăn cho người trung và cao tuổi đối với việc bảo vệ cơ quan tiêu hóa nói chung, dạ dày nói riêng có ý nghĩa rất lớn. Nó không những giảm thiểu sự tử vong sớm mà còn giảm thiểu các chứng bệnh nghiêm trọng phát sinh ở độ tuổi này. Trên phương diện này có ý nghĩa nhất định trong việc kéo dài tuổi thọ cho con người. 229

HÀ LINH

3.2. Những vấn dề cần chú ý cho bữa ăn của người già Người cao tuổi là giai đoạn tiếp sau giai đoạn trung niên cho nên việc sắp xếp bữa ăn hợp lý càng cần phải cơ bản hơn. Đương nhiên cơ quan tiêu hóa ở người già so với người trung tuổi có sự giảm sút công năng rõ rệt. Hoạt động ở người già so với người trung niên cũng càng giảm, bệnh tật nhiều hơn. Nó cho thấy ý nghĩa của việc sắp xếp bữa ăn cho người già một cách hợp lý. Nhiệt lượng trong mỗi bữa ăn phải giảm hơn so với bữa ăn của người trung tuổi. Như vậy là để phòng các bệnh về dạ dày, đường ruột hay béo phì. Mỡ đường trong mỗi bữa ăn phải giảm thiểu. Đường và các loại nhiệt lượng chiếm không quá 20% tổng nhiệt lượng là đủ. Đối với mỡ không phải càng giảm nhiều càng tốt. Vì các loại mỡ ngoài việc cung cấp nhiều nhiệt lượng còn là thành phần chủ yếu của tế bào và tế bào mô. Nó cũng có tác dụng đối với việc hấp thụ một số vitamin. Cho nên mỗi ngày phải ăn một lượng mỡ nhất định nếu mỡ động vật thì càng tốt. Đối với mỡ chúng ta không nên dùng quá nhiều, nhưng tốt nhất không ăn mỡ lợn, dê. Thay vào đó chúng ta có thể thay các loại dầu: Dầu, dầu mè, dầu ô lưu... có tác dụng rất tốt. Người già mỗi ngày nên duy trì lượng protêin thích hợp. Tốt nhất là protêin thực vật làm chủ. Ngoài ra cần chú ý đến các vitamin vì chúng có vai trò không thể thiếu trong phòng bệnh. Trong đó vitamin A, Bị, B2 B3 Bo, c . E là 230

BỆNH DẠ DÀY ở NGƯỜI GIÀ, PHƯƠNG PHÁP...

không thể thiếu. Cùng với đó là các nguyên tố vi lượng. Sắp xếp hợp lý khoa học ba bữa ăn trong một ngày cho người già là một vấn đề quan trọng. Theo thực tiễn và nhu cầu, mọi người đều tổng kết được kinh nghiệm là buổi sáng nên ăn ngon, buổi trưa nên no và buổi tối nên ít. Hiện nay ở nước ta nhân dân có thói quen coi trọng bữa ăn trưa mà coi nhẹ bữa sáng. Nhưng trên phương diện khoa học mà nói, mỗi ngày phải ăn đủ ba bữa. Bữa sáng: Một ngày bắt đầu từ buổi sáng. Bữa sáng là sự cung cấp dinh dưỡng cho hoạt động của cơ thể trong cả một ngày, cung cấp đến 35% nhiệt lượng. Đa số người thường ăn bữa sáng qua loa, ăn nhẹ cho nên thường chọn món thanh đạm hợp khẩu vị nhưng phải giàu nhiệt lượng. Do nhu cầu của cơ thể, bữa sáng nên dùng một cốc nước như sữa, chè xanh, đậu tương, cung cấp đủ nước có lợi cho sức khỏe người già. Bữa trưa : Nhiệt lượng phải đạt 40% tổng nhiệt lượng trong ngày. Bữa trưa vì đã qua một nửa ngày làm việc nên dạ dày có thể yên ổn với protêin và mỡ trong thức ăn nhưng rau xanh phải đủ lượng, không thể thiếu. Buổi tối: Bữa tối có liên quan nhiều tới sức khỏe. Không nên ăn no vào bữa tối nếu không dễ dẫn tới các bệnh về dạ dày, tiêu hóa. Vì lúc này nhu cầu về nhiệt lượng cung cấp cho hoạt động của cơ thể rất ít, ăn nhiều cũng dễ dẫn đến tích mỡ, gây béo phì. Bữa tối nên ăn trước 7 giờ, để thức ăn có thể tiêu hóa được. 231

HÀ LINH

4.

C ác loại thự c phẩm tố t cho người g ià m ắc bệnh

dạ d ày

Người già viêm dạ dày thì nên ăn loại đồ ăn dễ tiêu hóa và giàu vitamin B. Có thể đem gạo, bột mì, bột ngô nấu đặc gần như cháo để ăn. Người bị thiếu dịch vị cần ăn nhiều đồ ăn là chế phẩm của đậu và rau. Cần tránh ãn các loại đồ ãncó tính kích thích và đồ ăn cứng, sống. 4.1. Các loại rau củ quả + Rau hẹ Là một loại rau rất tốt cho người trung và cao tuổi bị bệnh dạ dày. Rau hẹ cũng có thể được dùng như một vị thuốc. Rau hẹ luộc, nấu thành canh dùng thường xuyên có thể trị tiêu chảy, trị mồ hôi ra quá nhiều, bổ khí, điều hòa ngũ tạng, giúp cơ thể người già được khỏe mạnh. Trong rau hẹ có hàm lượng phong phú các vitamin A, 62- Người trung, cao tuổi ăn rau hẹ xanh tốt hơn hẹ vàng. Hẹ xanh thường thông qua sự quang hợp của ánh sáng mặt trời và hàm lượng khoáng chất và vitamin cao hơn hẹ vàng. + Củ cải Củ cải có tác dụng tiêu thực hành khí, an phủ tạng. Đối với người dạ dày yếu nó có tác dụng rất tốt. Trong củ cải có hàm lượng vitamin A, B| B2 c v.v... còn có protêin, đường, các khoáng chất sắt, canxi, đều là những chất dinh dưỡng thiết yếu đối với cơ thể. Ngoài ra nó có tác dụng hạ mỡ trong máu, trị liệu cao huyết áp, xơ cứng động mạch. 232

BỆNH DẠ DÀY ở NGƯỜI GIÀ, PHƯƠNG PHÁP...

+ Rau cải trắng Rau cải trắng có chứa hàm lượng vitamin c và canxi phong phú. Nó còn có cả protêin và mỡ, có tác dụng thông lợi dạ dày, ruột. Rau cải bắp ngoài giá trị dinh dưỡng như rau cải trắng còn có một số nguyên tố vi lượng có tác dụng dự phòng ung thư dạ dày, tăng sức cho tế bào dạ dày. + Chế phẩm từ đậu Chế phẩm từ đậu có nhiều loại : Sữa đậu, tương đậu, đậu phụ, giá đỗ v.v... Đậu tương có hàm lượng protêin khá cao 40,4 %. Các chế phẩm từ đậu tương có tác dụng tốt cho tiêu hóa. + Bí đao Bí có tác dụng bảo vệ. Dinh dưỡng của bí đao được giới y học rất coi trọng. Nó bao gồm các chất protêin, đường, canxi, sắt, vitamin B|, B2, c... Bí đao gần như giải độc. Nó có tác dụng tiêu mỡ, giảm thể trọng người trung và cao tuổi. 4.2. Các loại động vật + Rùa Là loại động vật có giá trị dinh dưỡng cao, hiện nay đang ngày càng được mọi người chú ý. Người trung, cao tuổi ăn rùa chủ yếu là nấu canh, bỏ ruột, giữ lại gan, trứng. Canh nên ăn nóng là tốt nhất. Cũng có thể thêm sơn dược, sâm nấu cùng : Rùa không những có các loại chất dinh 233

HÀ LINH

dưỡng giúp cho hàm lượng mỡ thấp. Nó còn có tác dụng bổ gan, lưu thông khí quyết. + Thỏ Thỏ là loại động vật có hàm lượng protêin cao gấp 5 lần thịt gia súc nhưng lượng mỡ lại thấp. Hàm lượng protêin ở thịt thỏ là 21,5%, thịt lợn là 9,5%, thịt bò 20,1%, thịt dê 11,1%. Hàm lượng mỡ ở thịt thỏ là 3,8% trong khi thịt lợn là 59,8%, thịt bò là 10,2%, thịt dê là 28,8%. Trong thịt thỏ còn có lượng lớn canxi, sắt, khoáng chất và các vitamin. Thịt thỏ có tác dụng lưu khí huyết rất tốt cho người già. + Ốc sên Ốc sên có nhiều loài trong đó đa số đều có thể ăn được, bởi hầu hết chúng đều có giá trị dinh dưỡng cao. Mỗi lOOg ốc có 18g protêin nhưng thịt gà chỉ có 12,5g. Hàm lượng mỡ ở ốc lại rất thấp, chỉ 6,3g trong lOOg. 4.3. Một sô' món cháo lên dùng cho người già mắc bệnh dạ dày + Cháo long nhãn Nguyên ỉiệu: Long nhãn 50g, gạo tẻ lOOg. Cách làm: Long nhãn, dừng nước sôi sát trùng qua, nấu cùng gạo nhừ thành cháo, ăn nóng. Công dụng: ích tâm bổ huyết an thần. + Cháo gan, củ cải 234

BỆNH DẠ DÀY ở NGƯỜI GIÀ, PHƯƠNG PHÁP...

Nguyên liệu: Củ cải 200g, gan lợn (hoặc bò) lOOg, mỳ chính, muối. Cáclì lảm: Rửa sạch củ cải thái miếng, nấu cháo nhừ, cùng củ cải khi chín cho gan vào, thêm muối, mì chính. + Cháo tỏi Nguyên liệu: Tỏi 30g, gạo 60g Cách làm: Tỏi bỏ vỏ luộc trong nước sôi một phút. Cho gạo vào nấu cùng tỏi cho nhừ. Công dụng: Tiêu đờm, phòng chống ung thư dạ dày. + Cháo thịt bò sơn dược Nguyền liệu: Thịt bò lOOg, sơn dược 20g, gạo 60g, gia vị Cách làm ' Thịt bò thái miếng cùng sơn dược, gạo nấu nhuyễn thành cháo sau đó thêm gia vị muối, mì chính, ăn nóng. Công dụng: Tốt cho dạ dày, thích hợp cho tì vị hư nhược, người thể lực yếu. + Cháo thịt rùa, cá, dê Nguyên liệu: Thịt dê 50g - lOOg, thịt rùa lOOg, gạo lOOg, gừng tươi 3g, mì chính muối, hành hoa. Cách làm: Thịt dê rửa sạch, thái miếng to dùng sống dao đập mềm, gừng giã nát. Gạo cho đun sôi rồi cho thịt dê vào đun, đến nhuyễn cho thịt rùa đun tiếp, rồi chế thêm gia vị. Công dụng: Tốt cho dạ dày, ích khí bổ âm, tốt cho cơ thể suy nhược, thích hợp dùng trong mùa đông. 235

HÀ LINH

Một SỐ bài thuốc hay dân gian thường dùng đê phòng và trị bệnh dạ dày. - Chọn một ít cà, rửa sạch, một đầu để nguyên một đầu dùng dao rạch bốn khía theo chiều dọc, đem hấp hay chưng chín, để nguội hắn, xẻ thành miếng, hòa đều với một lượng vừa đủ tỏi giã nát, bột gừng, xì dầu, dầu thơm và dấm. Ăn loại này có thể phòng được bệnh dạ dày. Cà có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi khí; tỏi có tác dụng diệt khuẩn mạnh; gừng là vị thuốc bổ cho dạ dày; dấm tăng cường sự thèm ăn. - Vào mùa hè, khí hậu nóng nực người bệnh dạ dày cũng có thể dùng: + lOg chè khô, 6g tỏi củ, 3g muối ăn. Trước tiên, đem tỏi củ rửa sạch, giã nát, cho chè và muối ăn vào, giã nhẹ và đảo đều, đổ cả vào một cái muôi gang, dùng lửa nhỏ sao khoảng 5 - 7 phút. Sau lấy ra dùng khoảng 200g nước sôi ; ngâm pha, đậy nắp lại. Đợi nhiệt độ còn 40”c thì rót ra uống. + Hoặc cũng có thể dùng: 4g chè xanh, 3g gừng khô thái thành sợi nhỏ, thả vào cốc sành, lấy nước mới đun sôi; pha, đậy nắp, để trong 10 phút. Dùng thay trà, uống thường xuyên. Bài này có công hiệu trị bệnh viêm dạ dày cấp tính, thổ tả , nóng ruột. 5. Nhân tô tâm lý ảnh hưỏng đến sức khỏe người bệnh

Sức khỏe của người bị bệnh viêm đường tiêu hóa có liên quan đến nhân tố tâm lý của họ: mừng vui, đau buồn, 236

BỆNH DẠ DÀY ở NGƯỜI GIÀ, PHƯƠNG PHÁP...

tức giận, sợ h ãi..., đều là những trạng thái không ổn định. Những hiện tượng này thông qua hệ thống thần kinh ảnh hưởng đến những bộ phận bên trong cơ thể có nhiệm vụ tiết ra những chất miễn dịch ảnh hưởng đến chức năng phòng ngừa bệnh, dẫn đến phát sinh bệnh viêm đường tiêu hóa hoặc tái phát bệnh. Do đó, việc tìm hiểu và giải tỏa áp lực tâm lý đối với chữa trị và phòng chống bệnh viêm loét sẽ có hiệu quả rất lớn. Nhưng có những người bệnh sợ đi đến phòng chẩn đoán bệnh tâm lý, sợ bị người khác coi mình bị mắc bệnh thần kinh, thực ra cách nghĩ này là rất sai lầm. Trong thời đại ngày nay, mọi sự cạnh tranh ngày càng gia tăng, áp lực về công việc và áp lực về tinh thần cũng theo đó mà tăng lên. Thông qua việc tìm hiểu tâm lý nhằm giải tỏa áp lực tâm lý, điều này bất kể là đối với bệnh thần kinh hay là đối với các bệnh khác đều có những thuận lợi lớn. Tổ chức Y tế thế giới cho rằng, thế kỷ XXI do vấn đề tâm lý dẫn đến việc mắc các loại bệnh khác nhau, vì thế đòi hỏi mọi người phải có những nhận thức đúng đắn đối với bệnh tâm lý. Đến chỗ bác sĩ tâm lý để chẩn đoán bệnh thì cũng phổ biến, giống như việc ngày nay mọi người đến bệnh viện để khám bệnh cảm cúm. 6.

G iả i tỏ a n h ữ n g ả n h hư ởng tâ m lý k h ô n g tố t đối

với d ạ d à y

Đầu tiên phải tu dưỡng bảo vệ tâm lý cho tốt. Mỗi ngày đều phải bảo vệ sức khỏe thì cũng vậy tâm lý phải được giữ gìn bảo vệ. Đối với người cao tuổi việc vệ sinh tâm lý, giải 237

HÀ LINH

trừ những nhân tố gây bất lợi cho tâm lý xây dựng một tâm lý thoải mái là rất cần thiết. Việc bảo vệ sức khỏe với dự phòng bệnh tật nhất là với các bệnh về dạ dày có thể nói là rất quan trọng vì có câu "bệnh nhập vào từ miệng và bệnh từ tâm mà sinh". Bệnh tòng tâm sinh là chỉ những nhân tố phát sinh các bệnh dạ dày, ruột. Người trung, cao tuổi giải tỏa tâm lý không tốt đối với dạ dày phải chú trọng những gì? Đầu tiên trên phương diện tâm lý phải nhận thức chính xác sự suy yếu sinh hoá của người. Tuy nhiên ngàn vạn năm con lỊgười đều đi tìm sự trường thọ nhưng đều không thể phá bỏ quy luật khách quan "sinh tử là quy luật". Sinh trưởng, phát dục, thành thục, già, chết là những giai đoạn không thể bỏ qua. Cho nên người từ trung niên về sau, tự mình chuẩn bị đầy đủ trên phương diện tâm lý cho vấn đề suy yếu là không thể phủ nhận được. Đối với trung niên mà nói, tuy rằng tinh lực sung mãn nhưng thể lực thì suy yếu, các cơ quan nội tạng đang trên quá trình về già. Đó là sự thật không thể phủ nhận. Việc giải tỏa những ảnh hưởng không tốt đối với dạ dày càng cần chú ý đến phương diện khác nữa. Đó là phải xử lý chính xác các mối quan hệ xã hội, phòng ""thất tình quá mạnh". Có thể nói cuộc đời một con người, mỗi ngày đều phải đối mặt với những vấn đề rắc rối trong quan hệ xã hội. Người thất tình có quan hệ với các tố chất, tính cách của con người. Nhưng biểu đạt của người thất tình, từ phương diện sinh lý học mà nói chỉ cần có tâm thái bình 238

BỆNH DẠ DÀY ở NGƯỜI GIÀ, PHƯƠNG PHÁP...

thường là có thể khống chê' được nó. Người bị thất tình biểu đạt bình thường có thể tùy mỗi người đối với cách quan niệm về sự vật. Có người có thể chuyển từ "giận, thành vui". Lấy quan niệm "dĩ hòa vi quý" trong xã giao có thể phòng trị các bệnh thất tình. Phương diện thứ ba là tiến hành những họat động có ích cho sức khỏe. Đối với tuổi trung hòa và già, giữ được "thập lạc" (10 niềm vui) là rất quan trọng. Ví dụ như đủ là vui, vui cùng người khác, tự vui, giúp người biết... Khác vui, niềm vui đi xa (du lịch), lấy yên tĩnh tìm vui, lấy động tìm vui, lấy sự rộng lượng làm vui, lấy sự học làm vui, lấy vì dân làm vui. Tất cả những yếu tố tâm lý đều ảnh hưởng đến sức khỏe của con người đặc biệt là khi con người bước sang thời kỳ trung và cao tuổi, bởi vậy ngày nay tâm lý là vấn đề được chú trọng trong phương diện phòng và trị bệnh.

239

M Ụ C LỤ C Lời nói đầu Chương một KHÁI QUÁT CHUNG 1..

K h ái n iệm và cấu tạo củ a dạ d ày

1.

Khái niệm

7

2.

Cấu tạo chuiig của dạ dày

8

II.

C á c b ện h dạ d ày thường g ặp

1.

Viêm dạ dày cấp tính

10

2.

Viêm dạ dày mạn tính

14

3.

Bệnh đau dạ dày tổng hợp

20

4.

Bệnh viêm loét đường tiêu hóa

24

5.

Bệnh đi ngoài mạn tính

36

6.

Bệnh táo bón mạn tính

49



gười già

Chương hai CHẨ n

đ o á n m ộ t số b ệ n h d ạ d ày

THUỜNG GẶP 1.

T riệu chứng

1.

Triệu chứng của bệnh viêm dạ dày cấp tính

52

2. 3. 4. 5. 6.

Triệu Triệu Triệu Triệu Triệu

chứng của bệnh viêm dạ dày mạn tính chứng của bệnh đau dạ dày tổng hợp chứng của bệnh viêm loét đường tiêuhóa chứng của bệnh đi ngoài mạn tính chứng của bệnh táo bón mạn tính

53 56 57 63 68

II.

Phương pháp chẩn đoán

1.

Chẩn đoán bệnh theo phương pháp Tây y

68

2.

Chẩn đoán phân biệt với các bệnh khác

78

3.

Chẩn đoán bệnh theo phương pháp Đông y - 80 phương pháp kiểm tra vọng thiệt Chươììg ba PHÒNG VÀ TRỊ CÁC BỆNH DẠ DÀY THƯỜNG GẶP

I.

C h ữ a trị th e o phư ơ ng p h á p T â y y

1. 2. 3. 4.

Thuốc tiêu hóa 83 Kiểm tra sản sinh dị hình và cách chữa trị 85 Thời gian kiểm tra định kỳ của bệnh loét đường 86 tiêu hóa và viêm dạ dày mạn tính Điều trị loét đường tiêu hóa có nhiễm HP 88

II.

P h ò n g và trị bện h th e o phương pháp Đ ô n g y

1. 2. 3.

Phương pháp trị bệnh viêm dạ dày cấp tính Phương pháp trị bệnh viêm dạ dày mạn tính Phương pháp trị bệnh viêm loét đường tiêu hóa

92 105 121

4.

Phương pháp trị bệnh sa dạ dày

138

5.

Phương pháp trị hệnh sa màng dạ dày

147

6.

Phương pháp trị bệnh trị bệnh ung thư dạ dày

151

7.

Phương pháp trị bệnh đường tiêu hóa trên ramáu

158

8.

Phương pháp trị bệnh thần kinh vị tràng

168

9.

Phương pháp trị bệnh viêm kết tràng mạn tính

176

10. Phương pháp trị bệnh ung thư tá tràng

183

11. Phương pháp trị bệnh ung thư kết ti'àng và trực ữàng

185

12. Phương pháp trị bệnh ứ đọng dịch thể dạ dày

193

13. Phương pháp trị bệnh đau dạ dày tổng hợp

194

14. Phương pháp trị bệnh đi ngoài mạn tính

204

III.

Phòng và trị bệnh bằn g chê độ sinh hoạt hàng n gày ch o người già

1.

Điều hòa món ăn dinh dưỡng

219

2.

Bổ sung dinh dưỡng cho người già

223

3.

Sắp xếp bữa ăn hợp lý cho người già

226

4.

Các loại thực phẩm tốt cho người già mắc bệnh dạ dày

232

5.

Nhân tố tâm lý ảnh huởng đến sức khỏe ngưòi bệnh

236

6.

Giải tỏa những ảnh hưởng tâm lý không tốt đối 237 với dạ dày

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Những bệnh thường gặp ở người có tuổi: Chẩn đoán, điều trị, dự phòng, Nguyễn Thiện Thành, Nxb Y học, 2002 .

2. Cẩm nang bảo vệ sức khỏe gia đình, Lục Tuyết Như, Nxb Văn Hóa Thông tin, 2003. 3. Bệnh viêm loét dạ dày, Phan Hà Sơn, Nxb Hà Nội, 2002 .

4. Bệnh tiêu hóa - gan, mật, Hoàng Trọng l hảng, Nxb Y học, 2002. 5. Bách khoa dinh dưỡng, Nguyễn Trung thuần, Nxb Phụ nữ, 2003. 6. Phòng và trị loét đường tiêu hóa, Triệu Hồng Thanh, Nxb Y học, 2002.

NHÀ XUẪT BẢN HÀ NỘI Số 4 - Tống Duy Tân, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Điện thoại; (04) 8257063; 8252916. Fax: (04)8257063 Email: [email protected]

BỆNH DẠ DÀY ở NGƯỜI GIÀ, PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐO ÁN VÀ CHỮA TRỊ HÀ LINH Chịu trách nhiệm xuất bản: NGUYỄN KHẤC OÁNH

Biên tập: Vẽ bia:

Trình bày: Kỹ thuật vi tính: Sửa bân in:

NGUYÊN THẮNG NGÔ TRỌNG HIỂN BÍCH NGỌC VI XUÂN ANH LÊ

In 1000 cuô"n; khổ 14,5x20,5cm In tại: Xưởng in Công ty cổ phần Văn Hoá H à Nội Sốđăng ký KHXB: 575-2006/CXB/l 1 KH/108/HN In xong và nộp lưu chiểu Quý I nám 2007

p h A t h a n h t a i n h a SACH m in h LAM 92E LÝ THƯỞNG KIỆT. ĐT: 9 427 393. FAX: 9 4 27 407

IU GIÁ: 27.000Đ

Get in touch

Social

© Copyright 2013 - 2024 MYDOKUMENT.COM - All rights reserved.